Viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố MT và BC với 2 đề tài sau:
1/ Kể chuyện một em bé đang hờn dỗi mẹ.
2/ Kể chuyện lớp em có bạn mới nhập học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng tôi đang ngồi học, bỗng nổi lên tiếng xì xào râm ran khắp phòng làm tôi phải ngẩng lên để xem có chuyện gì . Thầy giáo khẽ gõ thước lên bàn :
- Các em yên lặng nào !
Nhưng bỗng một bạn đứng lên và nói :
- Thưa thầy, có một bạn nào ngoài kia đấy ạ
Lúc này tôi mới để ý một cái đầu nho nhỏ lấp ló bên khung cửa gỗ, nó có vẻ hốt hoảng và khép nép thêm . Thầy tôi cũng vội nói :
- Em nào đấy, vào đi
Cái hình dáng ấy nhẹ nhàng bước vào , cả lớp càng ồn ào , cả tôi nữa, khi đó là một cô bé gầy gò, đen nhẻm với cặp mắt to , trong cặp mắt sâu thẳm đến lạ lùng. Thầy chợt giới thiệu :
- Đây là bạn mới của chúng ta, bạn chuyển sang trường ta học - Rồi thầy quay sang chỗ cô bé đang ngập ngừng với nét mặt trìu mến :
- Em hãy tự giới thiệu về mình đi chứ
Khỏi phải nói lúc ấy lớp tôi chăm chú đến mức nào . Cô bạn mới của chúng tôi rụt rè trong chiếc áo trắng sờn vai, cái cặp làn bên người :
- MÌnh ở Nghệ An ra, mình tên là Thu, mình rất vui được làm quen với các bạn, mong các bạn giúp đỡ mình .
Đâu đó lại nổ lên những tràng vỗ tay không ngớt, thầy giáo khẽ nâng chiếc gọng kính, đó là dấu hiệu thầy hài lòng. Đến lượt phân chỗ, Thu được ngồi cạnh tôi, vì chỗ tôi có một chỗ trống khá rộng. Rồi bắt đầu từ ấy, lớp tôi thêm hòa đồng với cô bé vì tính dễ chịu, hơi ít nói của bạn . Còn tôi, tôi quá vui mừng , Thu học rất giỏi và thường xuyên giúp đỡ tôi rất nhiều. Hy vọng chúng tôi sẽ gắn bó với nhau hơn.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Chúng tôi đang ngồi học, bỗng nổi lên tiếng xì xào râm ran khắp phòng làm tôi phải ngẩng lên để xem có chuyện gì . Thầy giáo khẽ gõ thước lên bàn :
- Các em yên lặng nào !
Nhưng bỗng một bạn đứng lên và nói :
- Thưa thầy, có một bạn nào ngoài kia đấy ạ
Lúc này tôi mới để ý một cái đầu nho nhỏ lấp ló bên khung cửa gỗ, nó có vẻ hốt hoảng và khép nép thêm . Thầy tôi cũng vội nói :
- Em nào đấy, vào đi
Cái hình dáng ấy nhẹ nhàng bước vào , cả lớp càng ồn ào , cả tôi nữa, khi đó là một cô bé gầy gò, đen nhẻm với cặp mắt to , trong cặp mắt sâu thẳm đến lạ lùng. Thầy chợt giới thiệu :
- Đây là bạn mới của chúng ta, bạn chuyển sang trường ta học - Rồi thầy quay sang chỗ cô bé đang ngập ngừng với nét mặt trìu mến :
- Em hãy tự giới thiệu về mình đi chứ
Khỏi phải nói lúc ấy lớp tôi chăm chú đến mức nào . Cô bạn mới của chúng tôi rụt rè trong chiếc áo trắng sờn vai, cái cặp làn bên người :
- MÌnh ở Nghệ An ra, mình tên là Thu, mình rất vui được làm quen với các bạn, mong các bạn giúp đỡ mình .
Đâu đó lại nổ lên những tràng vỗ tay không ngớt, thầy giáo khẽ nâng chiếc gọng kính, đó là dấu hiệu thầy hài lòng. Đến lượt phân chỗ, Thu được ngồi cạnh tôi, vì chỗ tôi có một chỗ trống khá rộng. Rồi bắt đầu từ ấy, lớp tôi thêm hòa đồng với cô bé vì tính dễ chịu, hơi ít nói của bạn . Còn tôi, tôi quá vui mừng , Thu học rất giỏi và thường xuyên giúp đỡ tôi rất nhiều. Hy vọng chúng tôi sẽ gắn bó với nhau hơn.
b) Tôi và Lan học chung với nhau hồi năm ngoái. 2 chúng tôi được giáo viên chủ nhiệm xếp cho ngồi cạnh bên nhau. Cả 2 chúng tôi chơi với nhau cũng khá hợp nhau về tính tình. Một ngày nọ, tôi phát hiện số tiền mà mẹ cho để đóng tiền cho cô chủ nhiệm đã không cánh mà bay. Tôi lo sợ,tôi không biết mình đã làm mất khi nào nữa. Và rồi tôi nghi ngờ Lan cũng chỉ bởi vì Lan ngồi cạnh bên tôi. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt, tôi không nói chuyện với nhau trong suốt buổi học hôm đó. Tôi biết rằng Lan cũng biết được điều mà tôi đang suy nghĩ trong đầu, Lan định nói với tôi điều gì đó, thế nhưng tôi không cho Lan cơ hội để giải thích. Sau buổi học, tôi về nhà và nhận ra rằng mình đã để số tiền đó trong hộc tủ bàn học mà quên đem theo. Lúc đó tôi giận bản thân mình lắm! Tôi tự hỏi : "Tại sao mình lại có thể nghi ngờ Lan chứ? Mình có làm cho Lan bị tổn thương hay không? Liệu Lan có giận mình không?" Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, tôi không dám đi đến trường. Tôi không biết là mình làm sao để đối mặt với Lan nữa. Và rồi tôi quyết định sẽ xin lỗi Lan. Mẹ chở tôi đến trường, tôi và Lan gặp nhau ở cổng trường. Tôi xấu hổ bước đến bên Lan và nói: "Lan, cho mình xin lỗi chuyện ngày hôm qua nhé!". Lan mỉm cười nhìn tôi rồi nói: "Không sao đâu. Chuyện hôm qua mình quên rồi". Trái với những suy nghĩ trong đầu của tôi: "Chắc Lan sẽ giận mình lắm!" Thế nhưng không. Lan tỏ ra vui vẻ và đã tha thứ cho tôi. Vậy mà tôi thấy giận bản thân mình lắm. Kể từ đó, tôi luôn dặn mình phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm 1 việc gì đó để không vướng phải sai lầm như lần đó nữa.
tham khảo:
Em hơ đôi tay trên que diên sáng rực như than hồng (yếu tố tả) Chà! Áng sáng kì dị làm sao ! (yếu tố biểu cảm). Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng (yếu tố kể và tả). Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.
TK:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Tham khảo!
Trời đã về khuya. Gió rít từng cơn lạnh lẽo. Không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Cô bé vẫn thấy lạnh “đôi bàn tay cứng đờ ra”, em quyết định quẹt diêm.Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì ấm áp bao! (yếu tố kể và biểu cảm).
Câu hỏi của Đỗ Manh Tiến - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
câu 2 mình làm rồi , nên mình chỉ làm câu 1 thôi nhé :
Vào một buổi chiều, tôi thả bộ rong trên con phố nhỏ, hoàng hôn xuống thật mau, dòng người xe cộ lại bắt đầu ồn ào tấp nập. Tôi dừng lại một quán nhỏ đơn sơ cạnh lan can đường , chị chủ quán người nhỏ nhắn, dáng mảnh dẻ hỏi tôi :
- bác dùng gì ạ ?
- Cho tôi một cốc chè
Chị tươi cười nói " dạ " rồi đi vào gian sau lấy chiếc ấm tích pha nước. Tôi nhìn xung quanh, một cậu bé trạc tuổi chín hay tám gì đó đang lên dây cót chiếc ô tô nhỏ, cậu thích thú khi nó chạy vèo đi và nhoẻn cười về phía tôi . Tôi cũng gật đầu lại , lát sau chị chủ quán đã chạy lên với cốc nước chè vàng sóng sánh. Tôi thong thả đỡ lấy và ngồi nhâm nhi cái vị đạm đà của món quà rất dân dã ấy. Bỗng cậu bé kêu lên :
- Mẹ ơi ! ô tô của con hỏng rồi
Chị tất tả đến bên cạnh cậu bé và khẽ dỗ giành
- Yên nào, rồi mẹ sẽ mua cho con cái mới
Cậu bé dường như không để ý tới mẹ nói gì, càng khóc to hơn :
- Ứ ừ, con muốn ô tô bây giờ cơ
- Khi nào bố về rồi bố sẽ mua cho con cái mới ngay mà
Cậu bé vùng vằng, rồi giãy nảy lên và càng hét ầm ĩ hơn , chị chủ quán thẹn thùng xin lỗi tôi rồi quay lại :
- Con phải ngoan, không mẹ đánh đòn !
Cậu bé vẫn khóc lóc, tôi đành đem chiếc ô tô mua cho đứa cháu con anh rể và nói :
- Đây, bác cho cháu cái này, cháu thấy đẹp chưa ?
Cậu nhìn thấy chiếc ô tô màu đỏ, có bộ phận pin nên chẳng mấy chốc hết khóc mà còn khoanh tay ạ tôi rõ to. Tôi hài lòng, còn chị chủ quán thì hốt hoảng :
- Bác đừng làm thế, con nhà em nó hờn mỗi tí mà, bác cho nó cái đắt tiền thế rồi nó phá ra đấy !
Tôi vội xua tay và trả tiền rồi đứng lên, cậu bé có vẻ khoái chí lắm, và nó nói với tôi khi nào sang chơi với nó, chị chủ quán thì rối rít cảm ơn. Tôi nhẹ nhàng bước ra khỏi quán đi về phía những ánh đèn lập lòe, rồi hình ảnh đứa cháu rể mà tôi hứa sẽ mua cho nó ô tô lại hiện ra , tôi bật cười " khéo có khi về rồi nó cũng như thằng bé kia cho xem " .