K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2018

Câu 1:

a, Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Bài làm :

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

b, Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.

Bài làm :

- Nhân hóa :
+ sột soạt gió trêu tà áo biếc
+ trên giàn thiên lí bóng xuân sang
- Đảo trật tự cú pháp :
+ đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Câu 2 :

Bài làm :

Quê hương! ôi tiếng gọi nghe sao mà tha thiết, quê hương ! nơi chôn nhau căt rốn của ta. Quê hương ! nỗi niềm day dứt nhớ thương của anh lính ra trận, quê hương ! tiếng gọi thôi thúc của những người con xa sứ lâu ngày. Quê hương ! nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Dòng sông, bến nước, con đò giường như đã gắn liền với nhịp thở sáng tác của những nhà thơ. Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương " của nhà thơ Tế Hanh ta bắt gặp hình ảnh ;
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa bóng mát xuống dòng sông xanh thẳm.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 7 2018

Bạn có thể tham khảo thêm cách làm khác của câu 2 nữa nhé :

Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

16 tháng 9 2023

a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.

- Tác dụng:

+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc về vẻ nhếch nhác, không gọn gàng, không đúng tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.

+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi không đúng chuẩn mực: nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.

+ Tạo nên tiếng cười trào phúng cho độc giả đồng thời phê phán sự thối nát của xã hội xưa

14 tháng 9 2023

- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.

+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo. Cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ, không mang tính chất của cuộc thi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi là:

- Hình ảnh so sánh “Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”

→ Tác dụng: tái hiện vẻ đẹp của con thuyền lúc ra khơi như một sinh thể sống động, đẹp đẽ, tràn đầy sức mạnh, lướt băng băng vượt qua dòng sông hướng về biển lớn; đồng thời gợi lên vẻ đẹp của con người lao động - hiên ngang, hào hùng như những kĩ sĩ, tráng sĩ

- Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” 

→ Tác dụng:

+ Giúp hình dung rõ hơn một điều tưởng vô hình là cái hồn, cái chất riêng của làng chài và những con người nơi đây.

+ Gợi được vẻ đẹp của người dân làng chài với tình yêu lao động, tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương

Tác giả đã sử dụng những từ ngữ đơn giản hình ảnh thân quen như chợ, áo sâu, chài cá, vườn, gà, rau, cà mới nụ

Biện pháp tu từ trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về gia đình của mình chô bạn biết khi bạn đến chơi nhà là: liệt kê, điệp ngữ và đối.

22 tháng 12 2016

biện pháp điệp từ

22 tháng 12 2016

 

a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:


Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

b) tìm biện pháp tu từ đc sử dụng trong 9 dòng thơ tiếp theo vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.

 

21 tháng 3 2020

- Nghệ thuật: Tẩu lộ (đi đường)

- Tác dụng: Để nhấn mạnh nỗi khó khăn,cực khổ của người đi đường,đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới đích.

=>Câu thơ vừa như một nhận xét vừa như một sự nghiền ngẫm,nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt,chính cuộc sống thực tế của mình.

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.