K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2018

Câu 1:
- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

Câu 2:

a) Về tự nhiên:

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+ Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+ Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

- Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Câu 3:

a) Giai đoạn Tiền Cambri
Giai đoạn này có các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý… phân bố tại các nén cổ, đã bị biến chất mạnh như khu nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum…
b) Giai đoạn Cổ kiến tạo
Giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta. Các khoáng sản chính là apatit, than, sát, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý…
c)Giai đoạn Tân kiến tạo
Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ờ các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

Câu 4:

* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

* Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau:

a) Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta

Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

b) Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu

Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.

Vận động vào núi Anpơ-Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây khoảng 23 triệu năm, cho đến ngày nay.

Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trung lục địa.

Cùng với giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngân nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ.

d) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay

Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho một số vùng núi(điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn)được nâng lên, địa hình trẻ lại, các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tù được đẩy mạnh; hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành nhưu dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit….

Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thế hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt đới ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.

18 tháng 3 2022

A

18 tháng 3 2022

Why C :))?

25 tháng 12 2021

1.Vị trí địa lí của Đông Nam Á: • Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc. • Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. • Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng

25 tháng 12 2021

2.

Trả lời: Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.

+ Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự đa dạng tôn giáo gây nên những bất ổn trong xã hội, xung đột tôn giáo xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

- Nền văn hóa đặc thù tạo nên nét riêng biệt, đặc sắc trong văn hóa là điều kiện để phát triển du lịch.

19 tháng 2 2021

1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

- Ý nghĩa tự nhiên:

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật+ Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.+ Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...- Về kinh tế:+ Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).Về xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.

19 tháng 2 2021

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ,...).

6 tháng 5 2018

Câu 1:
- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

6 tháng 5 2018

Câu 2:

a) Về tự nhiên:

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+ Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+ Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

- Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

26 tháng 3 2022

B

27 tháng 3 2022

B

31 tháng 1 2018

Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtrâylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. Vị trí này tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài;,mặt khác nước ta cũng nằm trong vùng có nền kinh tế năng động trên thế giới.

=> Đây được xem là bàn đạp để nước ta tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: B

5 tháng 1 2019

Chọn: B.

Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Oxtraylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.