K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.

Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được

Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):

"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"

Hoặc:

“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…

Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.

Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
30 tháng 4 2016

Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.

Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được

Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):

"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"

Hoặc:

“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…

Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.

Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.

30 tháng 4 2016

Trong số bốn vở chèo quen thuộc với nhân dân ta: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Kim Nham, Chu Mãi Thần, thì vở chèo Quan Âm Thị Kính được xem là vở chèo hay nhất. Nhân vật nữ chính tcong vở chèo này là Thị Kính. Nàng con nhà nghèo, có nhan sắc nên lấy được chồng là Thiện Sĩ con nhà hào phú. Do bị vu là hại chồng, nàng bị hành hạ vùi dập, bị đuổi đi. Không còn con đường nào khác nàng đã chọn quãng đời còn lại cho mình là tu hành.

Thị Kính được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mến mộ nhan sắc của nàng Thiện Sĩ cưới nàng làm vợ. Cuộc sống vợ chồng đang bình thường yên ấm, bỗng chốc nàng bị mang tội tày trời: giết chồng.

Một hôm, vợ ngồi khâu vá, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Vốn yêu chồng nàng lân la ngắm nghía khuôn mặt chồng yêu, bất chợt:

Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc

Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta

Râu làm sao một chiếc chồi ra ...

Dạ thương chồng lòng thiếp sao an

Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.

Nàng vì muốn đẹp cho chồng, thương chồng. Rõ ràng việc nàng lấy dao cắt bỏ cái râu mọc ngược trên mặt chồng là thế hiện tình cảm đó. Nhưng trớ trêu thay chính hành động đó đã khiến cả cuộc đời nàng mang nỗi oan khiên. Và thế là như một quả bom nổ tung trong gia đình Sùng bà, chưa rõ mọi chuyện nhưng qua lời kể của Thiện Sĩ thì đích thị là nàng.

 

Thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya

Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ

Con nói đây có quỷ thần hai vai chứng tỏ

Dẫu thực hư đôi lẽ con chưa tường.

Thật nực cười thay cho Thiện Sĩ, lấy vợ mà chẳng hiểu vợ mình thế nào, và chàng chẳng cần xem xét sự việc thực hư đã khẳng định là vợ muốn giết mình. Đây có lẽ cũng là một trong những điều khiến ta suy nghĩ nhiều. Vợ chàng chàng đâu tìm hiểu, cha mẹ lấy cho là chàng có vợ. Sự việc sẽ bình thường nếu như vị nho sinh kia hiểu vợ, hiểu hành động của vợ. Lẽ dĩ nhiên, câu chuyện rẽ sang ngả khác và bi kịch với Thị Kính diễn ra.

Sùng bà mạt sát Thị Kính thậm tệ, bà quả quyết rằng Thị Kính muốn giết con bà, bằng chứng là con dao kề cổ.

Cái con mặt sứa gan lim này! mày định giết con bà à?

Mụ vừa chửi vừa rủa vừa dúi đầu Thị Kính ngã xuống. Mụ gào lên như chính mình bị ăn hiếp. Mụ chửi Thị Kính là tuồng lẳng lơ, mèo mả gà đồng. Mụ gạt phắt đi những lời kêu oan khẩn cầu của Thị Kính. Nàng muốn giãi bày đầu đuôi sự việc nhưng nào có được. Mụ xỉa xói cho rằng nàng “cả gan” là kẻ hư hỏng say hoa đắm nguyệt, trên dâu dưới Bộc... và “gái say trai lập chí giết chồng và đòi chém bổ băm vằm Thị Kính. Mụ khinh bỉ Thị Kính vì không biết đạo lý vơ chồng, tam tòng tứ đức rồi cầu mong cho Thị Kính bị báo ứng.

Mụ cho rằng Thị Kính không xứng với Thiện Sĩ, quyết đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Mụ vênh váo tự cao cho rằng gia đình mụ là cao môn lệnh tộc, là rồng phượng không thể sống cùng hạng cua ốc, liu điu. Ta thấy rằng trong đoạn trích này hầu như không có một phản ứng nào của chồng mụ và con mụ. Trước sự việc lớn như vậy mà Sùng ông - trụ cột gia đình không dám đứng ra phân giải xem xét dự việc. Sùng ông chỉ là kẻ nát rượu, lèm bèm. Còn Thiện Sĩ thì răm rắp nghe lời mẹ, mặc dù vợ mình đang một mực kêu oan. Dường như mọi quyền hành trong gia đình thuộc về một tay mụ ác (Sùng bà). Như vậy cả chồng của mụ, con trai mụ cũng không dám nói câu nào huống hồ con dâu. Thị Kính chỉ biết khóc và cũng chỉ khóc mà thôi.

Trong sáu lần nàng khóc van xin có đến bốn lần nàng van lạy Sùng bà, nàng càng khóc thì mụ càng chửi mắng thậm tệ hơn. Với nàng nỗi oan chỉ có kêu trời mà thôi.

Bị vu oan là giết chồng, tội ác không thể tha thứ, mẹ chồng nàng không cần biết nàng nói gì, mặc nàng cứ khóc, cứ van xin. Mụ nhất định đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Đó là sự tủi nhục cực khổ vô cùng của Thị Kính, của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Sinh ra phải kiếp nhà nghèo tưởng rằng được nương tựa nhà giàu là bớt khổ, tưởng rằng lấy được chồng có học thì cuộc sống gia đình sẽ ấm êm, ai ngờ nhà giàu họ khinh bỉ phận nghèo, coi nàng như cỏ rác, còn chồng thì đần độn... Nàng còn biết nhờ cậy vào ai?

Ngay cả cha đẻ của nàng cũng bị Sùng ông khinh miệt coi thường, mặc dù giữa họ là chỗ thông gia. Cha con ôm nhau cùng khóc, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này.

Nếu như sự bế tắc của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là bị chồng nghi oan là thất tiết, thanh minh không được nàng đành trầm mình xuống bến Hoàng Giang thì ở đây Thị Kính lại khác. Nàng tuy bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, nàng đau khổ về miệng đời cũng không sao tránh khỏi tiếng mỉa mai. Nàng xót xa cho số phận hẩm hiu, trách cuộc đời oan trái, nàng trách gia đình nhà Thiện Sĩ đang tay nỡ bẻ phận hồng làm đôi. Nàng cũng chẳng cầu mong nhật nguyệt rạng soi. Điều này, cho ta thấy chính trong lúc bề tắc tột nàng đã vượt lên chính mình làm chủ được mình.

Không, không phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính

Và nàng xuống tóc đi tu.

Những kẻ nghèo hèn trong xã hội luôn bị vùi dập, Thị Kính là một ví dụ. Nàng đức hạnh thuỷ chung nhưng không được sống cuộc đời hạnh phúc. Chính gia đình nàng đã đẩy nàng vào chân tường, nàng đã không chọn cái chết, nàng không chịu ngậm oan nơi chín suối. Nàng đã nhận thức rằng phải sống, sống để minh oan cho mình. Không phải riêng nàng mà dường như trong nhận thức của nhân dân ta khi quá khổ cực, quá cay đắng họ thường tìm đến thế giới siêu nhiên để tự an ủi mình, đế tìm lối thoát. Họ quan niệm chỉ có đến cửa phật mới mong rũ bỏ bụi trần, khiến cho con người ta thiện hơn, nhân ái với nhau hơn. Và cũng chỉ có đức phật mới chứng giám cho lòng nhân lòng thiện của con người. Với Thị Kính có lẽ chỉ có con đường tu hành là duy nhất, nhưng thực tế oan khiên với nàng còn đeo đẳng nàng ngay lúc nàng đã đi tu. Nỗi oan chồng chất đeo đẳng theo nàng mãi.

Sự bế tắc không chỉ của Thị Kính mà là của cả một lớp người, giai tầng xã hội. Cả cuộc đời họ chuỗi ngày oan trái không lối thoát. Tiếng nói của họ là sự lên án mạnh mẽ xã hội thối nát đồng thời mơ ước một xã hội tốt đẹp hơn như cõi tu chẳng hạn. Đây chính là sự bế tắc, có thể nói rằng là sự buông xuôi phó mặc cho số phận của cả một xã hội chưa có cách mạng dẫn đường.

Nỗi oan hại chồng là tiếng kêu thương, đau khổ của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Bị vu oan, bị vùi dập, bị xua đuổi, sống trong bế tắc. Song dù trong hoàn cảnh như vậy thì Thị Kính nói riêng và dân ta nói chung có chăng lối thoát duy nhất:

Tu là cõi phúc, tình là dây oan

8 tháng 8 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.

8 tháng 8 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.

8 tháng 4 2022

Thị Kính là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Tình ngay lý gian, không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục, quay về nhà cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Đang đêm, nàng cắt tóc, cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng oan, bởi thiên hạ đồn là bỏ nhà theo trai...Thật sự thì nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Sư cụ, không hề biết nàng là gái, bèn nhận nàng cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Trong làng có Thị Màu, con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này. Sư cụ thấy “chú tiểu” bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Dù thương xót Kính Tâm, nhưng vì sợ ô danh chốn thiền môn nên sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở ngoài mái tam quan. Thị Màu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa. Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.Ngày ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời. Cần phải nhận thấy rằng, việc Kính Tâm nhận cái thai của Thị Màu cũng có nhiều nguyên nhân ẩn sâu bên trong. Là một người phụ nữ, Kính Tâm nhận thấy được cuộc sống và tình cảm của Thị Màu có những uẩn khúc riêng. Việc “không chồng mà chửa” của Thị Mầu (người phụ nữ) đối với đạo đức nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ là một tội trạng quá cỡ. Hình phạt có thể là gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông. Vì vậy chúng ta có thể hiểu thêm, việc Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm không đơn thuần chỉ là hành động vu oan giá họa cho kẻ tu hành mà đó thực sự là kêu cứu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của phật. Và đây là điều cao cả chỉ có ở Kính Tâm – một người xuất gia, lại là nữ giới, sự kết tinh của từ bi, trí tuệ và tư chất hai ấy chính là lí do để Kính Tâm chịu oan để Thị Mầu bớt khổ. Như thể “nhẫn vô sanh nhẫn” ở đây hoàn toàn đâu phải là thái độ phản kháng tiêu cực và thụ động. Nhẫn ở đây là nhẫn nhục hiền hòa, là nhẫn điều khó nhẫn, là hy sinh chính mình, chịu oan chịu khổ thay người khi cuộc đời đang còn tràn đầy bất công nghiệt ngã. Từ lôgic này mà việc Thị Mầu đem con bỏ trước cổng chùa là sự gửi gắm đúng địa chỉ. Tính hợp lí ở đây không đơn giản chỉ vị Thị Mầu thấy Kính Tâm mặc nhiên chịu oan nhận tội mà quan trọng hơn, Thị đã nhận ra được đức từ bi quảng đại của bậc chân tu này. Âu, đây cũng là bước để người ta xét lại con người Thị, những hành động mà Thị đã làm. Đối lập hoàn toàn với Thị Kính là Thị Màu, Thị Màu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo. Thị Màu đáng giận, đáng trách. Vì Thị Màu mà THị Kính bị oan, phải nuôi con trong chốn thiền môn. Từ chuyện tích này, dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được. Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Màu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan! Thực ra, Thị Màu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lạ không thể kàm mẹ. THị Màu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, nàng vốn có tính lẵng lơ nên đã tư thông với tên người hầu để phải chửa. Nàng chửa, rồi đổ vạ cho Kính Tâm khiến cho Kính Tâm phải chịu oan. Nhưng rồi tới khi sinh con cũng không được cha cho nuôi, bắt đem đứa con ấy đến chùa. Xót xa thay! Tình máu mủ đâu có thể nói bỏ là bỏ được. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau rồi phải mang đứa con mình ra trước cổng chùa, để phó mặc nó sống sao thì sống, ai mà không xót xa, thương cảm cho được. Như vậy, chẳng phải Thị Màu đã trở thành một kẻ đáng thương rồi sao?
Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Màu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Màu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!
Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Màu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ "Thị Mầu" của nhà thơ Anh Ngọc: "...Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu, Những cánh màn đã khép lại đàng sau Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt, Bao Thị Mầu trở về với đời thực Vị táo còn chua mãi ở đầu môi." Đáng phải nghĩ, đáng để chúng ta được suy xét lại khi phán xét một con người đáng thương trong xã

8 tháng 4 2022

bn ơi , ý mik là tại sao lúc mà Thị Kính bị đánh í, nàng ko nhận mik là phận nữ nhi

Ngoại hình nữ cung Thiên BìnhPhần lớn phụ nữ sinh ra dưới chòm sao Thiên Bình sở hữu khuôn mặt trái xoan, làn da mịn màng và vóc dáng đẹp. Thêm nữa, nàng cũng dành nhiều thời gian để giữ da và dáng, vì thế trông thường trẻ hơn tuổi thật. Bẩm sinh phụ nữ Thiên Bình có khiếu thẩm mỹ về ăn mặc, luôn biết kết hợp các phong cách thời trang khác nhau. Tuy nhiên, dù có thanh mảnh tựa lông...
Đọc tiếp

Ngoại hình nữ cung Thiên Bình

Phần lớn phụ nữ sinh ra dưới chòm sao Thiên Bình sở hữu khuôn mặt trái xoan, làn da mịn màng và vóc dáng đẹp. Thêm nữa, nàng cũng dành nhiều thời gian để giữ da và dáng, vì thế trông thường trẻ hơn tuổi thật. Bẩm sinh phụ nữ Thiên Bình có khiếu thẩm mỹ về ăn mặc, luôn biết kết hợp các phong cách thời trang khác nhau. Tuy nhiên, dù có thanh mảnh tựa lông hồng, hoặc duyên dáng trong áo lụa, thanh lịch tuyệt vời thì phụ nữ cung Thiên Bình vẫn mang một thoáng nét hơi nam tính, mạnh mẽ.​

Những phụ nữ nổi tiếng cung Thiên Bình

Những người nổi tiếng thuộc cung Thiên Bình có thể kể đến như nữ thủ tướng Anh Margaret Hilda Thatcher, nữ người mẫu Kim Kardashian, Avril Lavigne, nữ diễn viên Ấn Độ Freita Rinto…​

Nữ cung Thiên Bình rất biết quan tâm đến ngừoi khác

Phụ nữ Thiên Bình luôn quan tâm đến cảm giác của người khác. Vì vậy, họ có thể thích ứng với môi trường xung quanh rất nhanh, thường thành công trong công việc. Họ thích làm việc theo nhóm hơn là làm độc lập. Một ưu điểm nữa của phụ nữ Thiên Bình là họ không bao giờ xen vào việc riêng của người khác. Họ cũng sẽ không bao giờ làm bạn bị mất mặt trước đám đông.​

Phụ nữ cung Thiên Bình thích tranh luận

Phụ nữ Thiên Bình đầy hứng thú khi tham gia các cuộc thảo luận. Nàng có thể tranh luận hàng giờ và lúc nào cũng muốn làm người chiến thắng. Khả năng tư duy logic của nàng có thể hạ được bất kỳ đấng mày râu nào. Tuy nhiên đàn bà Thiên Bình đủ thông minh và thận trọng để không thể hiện sự vượt trội của mình với bạn trai.​

Trong cuộc nói chuyện với Thiên Bình, bạn có thể hầu như không cần và không thể tham gia, cùng lắm chỉ hỏi “Tại sao?”, hoặc phân trần rằng bạn không nghĩ thế. Nhưng kể cả nếu bạn không nghĩ thế, thì sau nửa giờ trò chuyện, kèm theo nụ cười thật dễ thương, cô ấy sẽ chỉ ra một cách đầy thuyết phục cho bạn thấy rằng bạn hoàn toàn sai – điều mà bạn buộc phải thừa nhận.​

Tính cách nữ cung Thiên Bình khi làm vợ

Đừng tranh cãi với người vợ Thiên Bình, vì bao giờ nàng cũng là người nói câu cuối cùng. Cần lưu ý rằng quan điểm mà nàng bảo vệ không phải là ý kiến của cá nhân, mà là kết quả của một quá trình suy xét kỹ lưỡng, cân nhắc mọi phía, dẫn đến giải pháp duy nhất đúng cho vấn đề. Cách tiếp cận khoa học như vậy mới là điều quan trọng và thú vị đối với nàng.​

Tính cách nữ cung Thiên Bình khi yêu

Những người phụ nữ sinh cung Thiên Bình được cai trị bởi thần ái tình Venus. Biểu tượng của họ là cái cân. Do đó họ luôn thích trò chơi tay đôi. Họ sẽ không cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn nếu không có mối quan hệ theo kiểu thoả hiệp. Thuỷ chung có nghĩa rằng người họ yêu cũng cần phải có cùng quan điểm như vậy. Theo baitarot.com biết được thì họ là người có thủ thuật quyến rũ rất giỏi và có thể lôi cuốn bất kì người đàn ông nào họ muốn. Thiên Bình tuy nhiên lại không phải là người luôn luôn cẢnh đẹp cung Thiên Bình, hình ảnh đẹp về cung Thiên Bìnhhung thuỷ.​

Thiên Bình không đặt câu hỏi vì sao họ yêu mà họ chỉ biết rằng họ đang yêu. Trong tình yêu, mặt mạnh của họ là dễ hấp dẫn người khác bằng tình cảm lãng mạn, đa dạng và phong phú về cảm xúc. Còn mặt trái là họ sẽ sớm nhận ra thật không dễ dàng để kiếm được một người yêu có thể chịu đựng nổi tính thổi phồng và đỏng đảnh của họ.​

Trong tình yêu, người đàn bà Thiên Bình không có ham muốn chinh phục. Song, nàng sẽ đạt được mục tiêu đó bằng sự nhã nhặn, cách suy nghĩ chín chắn trước khi thể hiện và đặc tính nhân hậu của mình. Nếu hoàn cảnh không có gì bất lợi thì người nữ Thiên Bình thường yêu rất sớm và mong muốn đi ngay vào hôn nhân.​

Có hai lý do chính, ấy là một mặt, bẩm sinh nàng đã bị hấp dẫn bởi những kinh nghiệm tình trường và luôn luôn sẵn sàng cho chúng. Nàng không thể từ chối những cám dỗ của sự trải nghiệm này. Điều này có nghĩa rằng nàng sinh ra để yêu và được yêu. Mặt khác, sự quyến rũ về hình thể của nàng sẽ khiến người khác giới khao khát được độc chiếm.​

Tình yêu là điều thiết yếu trong đời sống của người nữ Thiên Bình, nhưng những câu chuyện tình của họ thường trắc trở vì họ cũng khao khát cả tự do nữa, cho dù họ không thể chịu nổi sự cô đơn. Nếu phải lựa chọn giữa một cuộc hôn nhân không tình yêu và cuộc sống độc thân, nàng sẽ không lưỡng lự mà chọn phương án đầu tiên để rồi cuối cùng sẽ đi đến một kết cục thê thảm. Bên cạnh đó, tình dục cũng đóng vai trò quan trọng trong tình yêu của Thiên Bình, dẫu nàng cũng thích chơi trò đuổi bắt, tán tỉnh hơn cả điều đó.​

Nữ cung Thiên Bình với đời sống hôn nhân

Hôn nhân đối với đàn bà Thiên Bình là sự hợp tác sáng tạo giữa hai con người. Nàng không phải mẫu phụ nữ làm gánh nặng đeo lên cổ chồng. Nàng sẽ tham gia vào mọi công việc của chàng, giúp chàng những lời khuyên, đóng góp công sức, và nếu cần thì cả tiền bạc nữa. Tuy nhiên Thiên Bình lại quá quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của tình yêu nên họ thường không hiểu được tình yêu một cách đầy đủ và đúng nghĩa.​

Người vợ cung Thiên Bình có đầu óc phân tích sắc bén, nên có thể giúp chồng trong việc quyết định nhiều vấn đề hệ trọng. Đứng ngoài nhìn vào, một Thiên Bình khi đã hợp duyên có cuộc sống chẳng khác gì ở vườn thiên đàng của Adam và Eva. Đàn bà Thiên Bình lãng mạn và dịu dàng, vì vậy nàng sẽ rắc lên người bạn vô vàn nụ hôn, vuốt ve quấn quýt bạn, có thể là thường xuyên hơn cả mức bạn mong muốn.​

Sau khi kết hôn, người nữ Thiên Bình thường là đối tác tuyệt vời nhất trên thế giới, nàng sẽ chung thủy và tuyệt đối tôn trọng “hợp đồng” mà mình đã ký kết. Tuy nhiên, trên thực tế, nàng không dễ thực hiện được điều đó. Bởi vì nếu nàng yêu say đắm và lãng mạn, nàng cũng yêu cầu được đáp trả đúng như vậy, do đó sẽ khó có thể chịu đựng được một mối quan hệ mà thiếu sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.​

Trong nhà Thiên Bình, cảnh tượng chẳng khác gì hình mẫu từ các trang tạp chí. Đồ đạc được chọn lựa với một gu thẩm mỹ tinh tế, màu sắc trang nhã, tranh treo tường đồng điệu với không gian, hoa được bày cắm khắp nơi. Trong bữa ăn, nàng thích có ngọn nến lung linh, có đồ sứ chất lượng, thực đơn được tính toán kỹ lưỡng, thêm vào đó là tiếng nhạc êm dịu và nhỏ nhẹ.​

Nữ cung Thiên Bình với con cái của mình

Con cái sẽ được người mẹ Thiên Bình quan tâm chăm sóc và yêu thương. Nhưng phải là hàng thứ hai sau bạn. Chúng tất nhiên là thành viên của “hãng”, nhưng bạn là “chủ tịch”, cho nên sự trọng thị sẽ được phân bổ một cách tương xứng. Con cái không bao giờ giành được trong trái tim nàng vị trí như của bạn. Người mẹ Thiên Bình dịu dàng nhưng vô cùng nghiêm khắc. Điều đầu tiên phụ nữ Thiên Bình dạy bảo con cái là hãy trân trọng và yêu thương cha bằng cả trái tim và lòng kính trọng của mình. ​

Nữ cung Thiên Bình hợp với nam Bảo Bình

Con gái Thiên Bình thông minh duyên dáng, sẵn sàng tin tưởng và trao đi yêu thương không ngần ngại. Con trai Bảo Bình quyết đoán, đa mưu túc trí, kiến thức biển trời nhưng vẫn tin tưởng vào một tình yêu định mệnh. Đây là một cặp đôi hoàn hảo trai tài gái sắc mà hiếm ai sánh được, hai bạn bổ sung cho nhau những điểm trừ và hỗ trợ nhau trên mọi phương diện của cuộc sống. Không quá khác nhau cũng không quá giống nhau, hai bạn dễ dàng tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận và nhiệt tình cho mối quan hệ của mình. Sự dí dỏm của Bảo Bình khiến nàng cảm thấy vô cùng thoải mái, hơn nữa, cùng là những cơn gió yêu tự do, mối quan hệ của hai bạn sẽ như “lạt mềm buộc chặt”, bên nhau nhẹ nhàng và yên ắng.

9
16 tháng 10 2016

ui! bạn sưu tầm về cung à^^

16 tháng 10 2016

bn ơi còn cung ma kết thì sao z ?

 

Lời chúc tặng mẹ ngày 20/10- Mẹ yêu! Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 con kính chúc mẹ vạn sự như ý, sống lâu trăm tuổi và cùng hạnh phúc với chúng con mãi nhé. Con luôn tự hào vì được sinh ra là con của mẹ.- Mẹ! Cám ơn mẹ rất nhiều vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn. Con luôn cầu mong mẹ mạnh khỏe và hạnh phúc không chỉ riêng “Ngày 20/10”. Lúc nào mẹ cũng ở trong trái tim con....
Đọc tiếp

Lời chúc tặng mẹ ngày 20/10

- Mẹ yêu! Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 con kính chúc mẹ vạn sự như ý, sống lâu trăm tuổi và cùng hạnh phúc với chúng con mãi nhé. Con luôn tự hào vì được sinh ra là con của mẹ.

- Mẹ! Cám ơn mẹ rất nhiều vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn. Con luôn cầu mong mẹ mạnh khỏe và hạnh phúc không chỉ riêng “Ngày 20/10”. Lúc nào mẹ cũng ở trong trái tim con. Con yêu mẹ nhiều, mẹ kính yêu của con.

- Hôm nay 20/10, con chúc mẹ luôn luôn mạnh khỏe, ngày càng trẻ đẹp, vui vẻ và bình an. Điều hạnh phúc nhất của con là bên mẹ mỗi ngày vì vậy con sẽ cố gắng làm mẹ hạnh phúc nhất.

- Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, con chúc mừng mẹ! Chúc mừng người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang và vô cùng tuyệt vời... Con yêu mẹ nhiều lắm. Con hạnh phúc vì con là con của mẹ.

 Cảm ơn vì mẹ đã sinh ra con !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Love mom

0

câu kính tâm chịu oan

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?Bài làmHạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô...
Đọc tiếp

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?

Bài làm

Hạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?

Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô Tấm. Phần đại đa số người cho rằng: Tấm được làm Hoàng Hậu, làm vợ vua là hạnh phúc. Để có được điều đó, Tấm phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng ý chí kiên cường, phẩm chất tốt đẹp Tấm xứng đáng có được hạnh phúc ấy.

Người ta định nghĩa hạnh phúc là một đích đến mà người ta đặt ra rồi cố gắng để đạt được, dẫu có nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà mờ đi ý chí.

Như cô Tấm, hành trình đi đến hạnh phúc gian nan vô cùng, mặc cho bị mẹ con Cám hại rất nhiều lần, nhưng Tấm vẫn giành được tình cảm của nhà vua bằng những lần hiện thân của mình. Mặc cho: Tiếng hót chim Vàng Anh chẳng có ý nghĩa gì với trái tim những con người dã thú đầy máu độc; bóng xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét đầy đố kỵ; tiếng khung cửi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn. Nhưng cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì lại càng đấu tranh, vùng dậy đòi lại công bằng cho mình. Vì đấu tranh không biết mệt mỏi, nên cuối cùng Tấm đã đạt đến hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc không nhất định cứ phải là một đích đến. Có người từng nói: " Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi."

Không nhất định Tấm là vợ vua mới là hạnh phúc, mỗi bước đi trên con đường đời của Tấm, cũng đã là hạnh phúc. Tấm được sinh ra đó đã là một hạnh phúc, mặc dù cha mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ cay nghiệt, nhưng vì thế, Tấm mới trở thành một cô gái đảm đang, kiên cường, biết nhẫn nhịn… Cám suốt ngày được nuông chiều nên đâu thể có được những đức tính tốt đẹp như vậy! Khi được giao đi bắt tép, mặc dù Tấm bị Cám lừa đi giỏ tép mà mình đã bỏ công sức ra bắt được. Nhưng bù lại, Tấm lại được Bụt tặng cho con Bống. Tấm hạnh phúc vì từ nay đã có Bống làm bạn, chia sẻ buồn vui…

Nếu như Tấm cứ nghĩ đến nỗi buồn, không biết nắm bắt những niềm vui, thì liệu rằng Tấm có thể lấy được những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy không?

Nếu bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui thì chúng ta mãi mãi chẳng thể nào thấy được cái gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải điều xa lạ, Đội khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười.

Tấm bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác, nhưng Tấm không vì thế mà chịu thua. Tấm vẫn dựa vào những hiện thân về bên cạnh nhà vua, hết lần này đến lần khác giành được tình yêu thương của nhà vua. Và hạnh phúc hơn nữa, khi Tấm sống ở nhà bà lão bán nước, được bà yêu thương như con gái ruột, sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, không phải chịu sự đọa đày của mẹ con mụ dì ghẻ. Cái kết là Tấm được trở về làm vợ vua là niềm hạnh phúc to lớn, viên mãn nhất!

Cám cũng được làm vợ vua, đấy cũng là hạnh phúc của Cám. Nhưng hạnh phúc ấy có được là do mưu mô, toan tính, không từ thủ đoạn mà thực hiện được. Hạnh phúc như thế liệu có thể thật sự lâu dài? Cám là vợ vua nhưng không có được tình cảm của vua, như thế còn gọi là hạnh phúc nữa không? Hạnh phúc của Cám, mãi mãi chỉ là thế thân, là dự bị thôi!

Hạnh phúc thật sự, là khi nỗ lực hết mình vào những điều mình đang làm, không phải dựa vào thủ đoạn mà thực hiện được. Khi hoàn thành được mục tiêu của mình và đó cũng là lúc cuộc sống trở nên có ý nghĩa và mục đích.

Hạnh phúc không phải là một đích đến, ta nỗ lực để đạt được nó. Nhưng, hạnh phúc đơn giản hơn thế, trên con đường đạt tới hạnh phúc lớn, có những hạnh phúc bé nhỏ bình dị mà ít người quan tâm đến.

Ta đặt ra một mục tiêu rồi nỗ lực để đạt đến mục tiêu đó. Ta hạnh phúc khi nỗ lực của mình được đền đáp. Nhưng mấy ai để ý đến những niềm vui bé nhỏ luôn đi song hành trên con đường hạnh phúc ấy? Trong quá trình ta nỗ lực, ta có được những lời động viên của bạn bè, có người thân luôn ở bên tiếp sức khi chúng ta mệt mỏi, nản chí, hay thất bại…để ta có được sự tự tin, ý chí, để có thể gặt hái được " quả ngọt "

Nhưng luôn có những người, luôn chìm đắm trong buồn bã ủ dột, than vãn khi sinh ra trong ra đình nghèo khó. Người ta chỉ biết than thân trách phận, mà không biết rằng, cuộc sống có biết bao người sinh ra cơ thể không được nguyên vẹn như người khác, họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng sống, họ vẫn có được niềm hạnh phúc của riêng mình. Người ta buồn vì số phận cơ cực, nhưng mà sinh ra nghèo khó không phải lỗi của họ, sống và chết đi trong nghèo khó, mới là lỗi của họ..

Trên con đường đời chúng ta đi có rất nhiều cái đích hạnh phúc mà ta muốn hướng đến. Nó không phải là điểm đến cuối cùng, cũng chẳng phải nơi cuộc đời mình dừng lại.

Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được cái đích mà ta đã đặt ra. Cuộc sống luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và yêu cầu. Tốt nhất ta nên nhận thấy rằng, hiện tại là thời gian hạnh phúc của mình mặc dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và muộn phiền.

Nguồn: vietvanhoctro

0