K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

Bảo vệ và duy trì bản sắc dân tộc, cố gắngbhọc thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước và góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, ...

21 tháng 4 2018

cảm ơn bạn nhé

29 tháng 4 2016

-  Những việc làm của họ Khúc :

+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại số hộ khẩu.

mấy câu kia không biết làm :3 :3

Tham khảo:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. - Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

 Bởi  đây  lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

2 tháng 5 2022

í1:cuối năm 938 Lưu Hoàng Thảo chỉ huy quân kéo vào cửa biển Bạch Đằng Ngô Quyền cho quân ra khiêu chiến như Giặc vào cửa biển Bạch Đằng khi thủy triều lên và tấn công hoặc quyết liệt khi thủy triều xuống kết quả quân Nam Hán thua ta trận Bạch Đằng Thắng Lợi Vẻ Vang.TK-í2: Bởi  đây  lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

26 tháng 4 2019

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thể hiện quyết tâm giành đọc lập của nd ta

Câu tloi là B

....(t)

26 tháng 4 2019

dap an B

tk cho minh di

17 tháng 10 2021

tham khảo

- Ông xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

- Ông bỏ chức tiết độ sứ (bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc), lập triều đình theo chế độ quân chủ

- Tự quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao.

17 tháng 10 2021

thank

20 tháng 4 2018

câu 1

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

câu 2

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.[2]

Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.[2]

Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.[3]

Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.[3]

Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Kế hoạch của quân Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Nam Hán cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:

Vua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Kế hoạch của Ngô Quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Thủy chiến trên sông Bạch Đằng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.

Trận Bạch Đằng- 938 Trận Bạch Đằng- 938

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

– Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

– Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

– Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

– Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,…

– Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…

ngô quyền có công

– Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

– Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

– Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.

3 tháng 8 2021

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

6 tháng 5 2022

Tham khảo:

Bởi vì đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thười kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

6 tháng 5 2022

hỏi 1 lần thôi bạn

30 tháng 5 2021

Tham khảo

* Diễn biến:

-     Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

-     Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

-     Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

-     Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

-     Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

* Kết quả: Quân ta dành thắng lợi hoàn toàn

-     Chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì :

        +      Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

         +      Mở ra thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

31 tháng 5 2021

Tham khảo :

* Diễn biến
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
* Kết quả: Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

nói chiến thắng bạch đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta là vì đây là trận chiến chấm dứt hoàn toàn áp thống trị của phong kiến phương Bắc kéo dài hơn 1000 năm đối với nước ta. Đè bẹp ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán. Mở ra một thời kỳ mới: thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc

 

Câu 69. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của quân dân ta, đã mở ra thời đại mới đó là

A. thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta

B. thời đại bắt đầu sự phát triển của nông nghiệp

C. thời đại bắt đầu của nền kinh tế thủ công nghiệp

D. thời đại của giáo dục thi cử nho học ở nước ta

Câu 70. “ Tam giáo đồng nguyên” là cụm từ chỉ những tư tưởng, tôn giáo nào được du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

B. Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo

C. Phật giáo, Hồi giáo, Cao Đài

D. Hồi giáo, Cao Đài, Ấn Độ giáo

Câu 69 là ý A ,câu 70 là ý A