Mn soạn giúp mình đề 6 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2 trang 141,142 với ạ
Cảm ơn ^^
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Đề 1:
Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.
– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :
+ Lợi: tác dụng giải trí.
+ Hại:
– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.
– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.
– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …
– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:
+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..
+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.
+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.
– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.
Đề 2:– Giải thích các từ Hán Việt :
+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
+ Canh: làm canh tác.
+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).
+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.
Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần.
Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, còn chúng ta là những khách đi đò. Nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông. Họ đã cống hiến và hy sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.
Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hy vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.
Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.
Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình.
1. Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:
a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
a)
* Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác.
- Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.
- Nhưng từ ngữ, hình ảnh:
+ như một bức tượng đồng đúc;
+ các bắp thịt cuồn cuộn;
+ hai hàm răng cắn chật, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.
* Đoạn 2: Tả cai Tứ
- Đặc điểm nổi bật: xấu xí, gian tham.
- Những từ ngữ và hình ảnh:
+ Thấp gầy, tuổi độ 45, 50;
+ Mặt vuông nhưng hai má hóp lại;
+ Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng;
+ Mũi gồ sống mương;
+ Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om;
+ Răng vàng hợm của.
* Đoạn 3: Tả hai đố vật tài mạnh: Quắm Đen và Ông Cản Ngũ.
- Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.
- Những từ ngữ và hình ảnh:
+ Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường.
+ Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê ghớm ...
b)
Đoạn 2: tập trung khác hoạ chân dung nhân vật.
Đoạn 1 và 3 miêu tả người gắn với công việc.
* Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ
c)
Đoạn 3: Bố cục ba phần:
- Phần mở bài: Từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
- Phần thân bài: Tiếp đến “ sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.
- Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
* Có thể đặt tên cho bài văn là:
- Keo vật thách đố
- Quắm - Cản so tài.
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:
- Một em bé chừng 4-5 tuổi
- Một cụ già cao tuổi.
- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
Trả lời:
Có thể tham khảo định hướng sau:
* Một em bé:
- Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.
- Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.
- Nước da trắng hồng mịn màng ...
- Bàn chân bàn tay mũm mĩm, bước đi lũn chũn rất đáng yêu.
* Một cụ già:
- Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng.
- Mắt vẫn tinh tường lay láy.
- Dáng đi lom khom, luôn có cây gậy làm bạn.
- Tóc bạc trắng như cước ...
* Cô giáo:
- Mái tóc dài mượt mà.
- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa giảng bài.
- Bàn tay đưa những nét chữ mềm mại trên bảng ...
2. Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.
Trả lời:
Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:
- Mờ bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.
- Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự - có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.
- Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.
Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi
Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)
+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
+ Chiều cao, thân hình
- Tả chi tiết:
+ Miêu tả gương mặt
+ Đầu tròn, mái tóc thưa
+ Đôi mắt tròn, sáng
+ Miệng hay cười
- Tả hoạt động của em bé
+ Em bé thường hay hát, múa
+ Em bé thích được khen
+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
+ Hay nhõng nhẹo
Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.
3. Đọc đoạn văn đã bị xoá đi hai chỗ trong ngặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đó như(...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.
Trả lời:
Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là
- đỏ như con tôm luộc (như mặt trời, như người say rượu...)
- không khác gì thần hộ vệ trong đền (thiên tướng, thần sấm...)
Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2
Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay
b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc
+ Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ
c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:
+ Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật
+ Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ
+ Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật
Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:
+ Gương mặt bầu bĩnh
+ Mắt tròn đen ngây thơ
+ Miệng chúm chím cười
+ Làn da trắng, mềm mại
+ Chân tay bé xíu,
- Tả một cụ già cao tuổi:
+ Tóc, râu trắng bạc phơ
+ Da nhăn nheo, gương mặt
+ Giọng nói trầm ấm
+ Dáng vẻ lom khom
- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:
+ Gương mặt tươi sáng, thanh thoát
+ Dáng đi uyển chuyển
+ Giọng nói truyền cảm
Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi
Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)
+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
+ Chiều cao, thân hình
- Tả chi tiết:
+ Miêu tả gương mặt
+ Đầu tròn, mái tóc thưa
+ Đôi mắt tròn, sáng
+ Miệng hay cười
- Tả hoạt động của em bé
+ Em bé thường hay hát, múa
+ Em bé thích được khen
+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
+ Hay nhõng nhẹo
Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.
Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:
- Tôm luộc, than nóng
- Ông tượng, ông tướng
→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật
1.
Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường.
ĐỀ 6:
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Bài làm
a)
- Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."
- Câu kết đoạn: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước."
b)
- Nêu các tầng lớp nhân dân để làm rõ “dân ta”
- Nêu quan hệ "Từ... đến " để nói rõ khái niệm “truyền thống”
c)
Đây là lối liệt kê cặp. Việc liên kết này đã tạo nên ý nghĩa cho hai tiếng “kết thành” và tạo nên những đợt sóng càng lúc càng mạnh để lướt qua mọi sự nguy hiểm, nhấn chìm tất cả lũ bán nước lũ cướp nước.
d)
Sách là sản phẩm kì diệu của trí tuệ, tinh thần, tâm hồn con người. Sách tích lũy kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của thế giới trong ngàn đời nay. Sách mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Từ việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ tốt đến việc tăng khả năng sáng tạo. Từ việc làm giảm căng thẳng đến việc giúp cải thiện trí nhớ tốt. Từ việc tăng khả năng phân tích đến việc cải thiện sự tập trung. Bác Hồ sinh thời cũng đã nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội". Cùng quan điểm ấy, đại thi hào Nga M. Gorki cũng nói: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới" , "Hãy yêu sách, mến sách vì sách là nguồn tri thức, chỉ có tri thức mới là cứu cánh, chỉ có sách mới có thể làm các bạn thành những người có tinh thần mạnh mẽ, chính trực, khôn ngoan, biết yêu tha thiết con người, tôn trọng lao động của con người, chân thành chiêm nghiệm những thành quả tuyệt vời của sức lao động vĩ đại và không mệt mỏi của con người". Hay Cicérm nói: "Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Vì vậy, hãy giành thời gian cho sách nhiều hơn, bởi sách mãi là người thầy, người bạn quan trọng.