1.Hãy tìm trên bản đồ thế giới biển Ban-tich (châu Âu), biển Hồng Hải hay biển Đỏ ( giữa Châu Á và Châu Phi)
2.Quan sát các hình 62 và 63 SGK, nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ.
3.Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
4.Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất.
5.Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
1.Biển Ban Tích có vị trí từ khoảng 54°B đến 65°B và từ 10°Đ đến 30°Đ. Biển Đỏ có vị trí từ khoảng 26°Đ đến 41°Đ và từ 12°B đến 24°B.
2.Ngấn nước biển ở hình 62 SGK ở ngoài xa bờ, phía ngoài mô đất. Ở hình 63 SGK, ngấn nước biển đã vào sâu trong bờ, làm ngập cả mô đất. Sự thay đổi mức ngấn nước biển này chứng tỏ mức thuỷ triều thay đổi lên xuống.
3.Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
4.Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Chính sức hút này đã làm cho nước ở các biển và đại dương vận động lên xuống sinh ra thuỷ triều trong ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng.
5.Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua, bởi vì dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn; ngược lại các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.