K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyễn Trường Tộ (1828- 1871) sinh tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, theo đạo Thiên Chúa. Ông sinh ra và lớn lên khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đã hình thành và đang vươn lên khắp mọi nơi để xâm chiếm thuộc địa. Giữa thế kỷ XIX, những cuộc xâm lăng của thực dân phương Tây vào các nước phương Đông ngày càng được đẩy mạnh. Sự xâm lăng này đã đánh mạnh vào thành trì phong kiến của các nước phong kiến phương Đông, phá vỡ cấu trúc cũng như nền quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm.

Nguyễn Trường Tộ ngay từ nhỏ đã rất thông minh, khi còn đi học đã nổi tiếng về tài uyên bác (được mọi người gọi là “Trạng Tộ”). Ông có một kiến thức Hán học rất phong phú. Trong thời gian đi học, ở đâu ông cũng được thầy khen giỏi. Ông là người rất chú trọng lối học thực dụng tìm hiểu những điều thực tế xung quanh. Trong học tập ông còn đóng thêm một cuốn sổ nhỏ để ghi chép những điều mới lạ khi tai nghe mắt thấy và những điều xung quanh, suy nghĩ của riêng mình. Nguyễn Trường Tộ không thích lối học văn chương khoa cử đương thời, đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến ông không dự một kỳ thi nào (mặt khác do ông là người công giáo nên không được dự thi) nhưng ông cũng học thuộc các kinh chuyện và viết văn rất hay.

Năm Ất Mão 1855, Giám mục người Pháp tên là Go- Chi- Ê (tên Việt Nam là Ngô Gia Hậu) mời ông dạy tiếng Hán cho chủng viện xã Đoài. Thấy Nguyễn Trường Tộ thông minh, giám mục người Pháp liền dạy cho ông chữ Pháp và một vài môn phổ thông. Có thể nói đây là lần đầu tiên Nguyễn Trường Tộ được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, cũng là cái mốc đánh dấu sự phát triển nhận thức của Nguyễn Trường Tộ đã vượt lên trên tư tưởng của các nhà nho đương thời. Đối với những môn học mới này, ông học rất tiến bộ, được giám mục người Pháp hết sức khen ngợi, cho ông đi thăm Hương Cảng, Singapo, Roma... Năm Mậu Tuất 1858, khi triều đình Huế ban lệnh “cấm đạo” gay gắt, giám mục người Pháp liền đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp và gửi ông lưu học ở Paris hơn 2 năm. Đây là thời gian Nguyễn Trường Tộ tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Thời gian hơn 2 năm ở Pháp đã giúp ông hiểu biết khá nhiều điều mới lạ, những cái hay cái đẹp của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Đấy là xu hướng tất yếu lúc bấy giờ.

Với hoàn cảnh của bản thân như vậy, đồng thời dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố thời đại và dân tộc, Nguyễn Trường Tộ đã sớm hình thành trong mình tư tưởng cải cách duy tân đất nước. Với tấm lòng yêu nước thiết tha vủa mình, ông chỉ mong làm sao cho dân giàu nước mạnh, làm sao giữ được chủ quyền của dân tộc, tránh nguy cơ mất nước. Trước tình hình xã hội lúc bấy giờ càng làm cho ông nung nấu thêm tư tưởng duy tân đất nước.

Sau hơn 2 năm du học ở Pháp. Năm Tân Dậu 1861, Nguyễn Trường Tộ về đến Sài Gòn. Lúc này thực dân Pháp đã đánh chiếm Gia Định, ông bị bắt đưa vào làm phiên dịch cho chúng. Lúc đó, ông nhận thấy rằng, chúng ta chưa có đủ điều kiện, khả năng để chống Pháp, cho nên ông chủ trương muốn hòa với địch. Chính vì vậy mà ông mới làm việc cho Pháp. Ông muốn giúp triều đình, góp một phần trong việc giảng hòa. Việc làm trên đây của ông đã gây cho sự nghiệp chính trị những hậu quả tai hại. Triều đình nhà Nguyễn vốn đã nghi ngờ ông là người công giáo theo giặc, giờ đây nhà Nguyễn lại có cớ để nghi ngờ ông, tất nhiên khó mà tiếp thu ý kiến của ông sau này.

Trong thời gian ở Sài Gòn, ông nhận lời của hội truyền giáo đứng đốc công xây dựng nhà thờ và nhà tu kín ở Sài Gòn, sau đó ông trở về quê hương Nghệ An. Năm Giáp Tý 1864, Nguyễn Trường Tộ được một cơ quan nghiên cứu của Anh mời sang, nhưng do triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận nên ông không được đi.

Tháng 9 năm Bính Dần 1866, triều đình Huế sai Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục Gô- Chi- Ê và đạo trưởng Nguyễn Điền sang Pháp để mược giáo sư, kỹ thuật gia và mua máy móc, sách vở... về lập một trường kỹ thuật theo lối phương Tây.

Trong thời gian ở Pháp, ông đã gửi cho triều đình một bản điều trần rất quan trọng và đầy đủ nhất của ông. Đó là bản “Tế cấp bát điều”, nội dung của bản điều trần này vô cùng phong phú. Nhưng lúc bấy giờ tình hình chiến sự của ta rất căng thẳng, quân Pháp đã mở rộng chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Trước tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn vô cùng hoang mang lo sợ và nghi ngờ lung tung, bèn ra lệnh triệu tập luôn cả phái đoàn của Nguyễn Trường Tộ đang ở Pháp về trước thời hạn, chính vì vậy mà việc mở trường kỹ nghi bị bỏ dở.

Tháng 4 năm Mậu Thìn 1868, Nguyễn Trường Tộ mạnh dạn dâng sớ xin triều đình đừng gửi sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại Nam Kỳ lục tỉnh nữa vì ông biết rằng làm như vậy sẽ tốn công vô ích. Ông cho rằng, thời cơ lấy lại Nam Kỳ lúc đó chưa có, ông đề nghị triều đình hãy chuẩn bị thời cơ để lấy lại nước và gấp rút duy tân thì hơn.

Cuối năm Canh Ngọ 1870, ông xin triều đình cho vào Nam để chuẩn bị một cuộc đột kích vào Gia Định, vì ông dự đoán nền đế chế thứ hai sẽ sụp đổ. Đây là lần đầu tiên, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ tách khỏi tư tưởng chủ hòa của mình. Ông cho rằng cách mạng Pháp sẽ bùng nổ và đề nghị triều đình phải nắm lấy thời cơ này để đoạt lại Nam Kỳ. Nhưng triều đình Huế, đứng đầu là vua Tự Đức, đã không biết nắm lấy thời cơ để chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp, thu hồi lại Nam Kỳ, mà ngược lại còn viết thư chia buồn với soái phủ Pháp ở Nam Kỳ. Còn vấn đề cải cách của Nguyễn Trường Tộ thì chỉ được thự hiện một vài chi tiết nhỏ, lặt vặt, không đủ để cứu vãn tình thế, nguy cơ mất nước. Trong năm 1871, Nguyễn Trường Tộ vẫn kiên trì gửi thêm các điều trần đề nghị cải cách duy tân đất nước, đề nghị mở cửa thông thương với nước ngoài. Cho đến ngày 10- 10- 1871, sau thời gian dài bị bệnh nặng (ung thư ruột), Nguyễn Trường Tộ đã qua đời ở tuổi 43, ông đã để lại những bản điều trần, những đề nghị cải cách dở dang chưa thực hiện được.

Mặc dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, nhưng với những vấn đề cải cách duy tân đất nước to lớn của mình, Nguyễn Trường Tộ đã có một vai trò rất quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam. Ông là một trong những người mở đầu cho xu hướng duy tân đất nước ở nước ta. Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có hệ thống và toàn diện, chứng tỏ một điều rằng, ông là người thiết tha yêu nước, có trình độ học vấn uyên thâm, có tư tưởng tiến bộ vượt lên trên tư tưởng phong kiến lạc hậu, cổ hủ lúc bấy giờ. Những đề nghị, cải cách của Nguyễn Trường Tộ gồm tất cả những mặt như kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa- xã hội.

5 tháng 4 2019

cải cách cuộc nguyễn trường tộ toàn diện ,đề cập đến nhiều vấn đề:chính trị,pháp luật,tôn giáo,quân sự, ngoại giao,giáo dục,kinh tế.... để đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

15 tháng 10 2018

Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.

Trước hết, ta thấy nhân vật “tôi" trong tác phẩm là một người trí thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc… ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"

Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.

Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến nhu thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: Ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí “ở hiền gặp lành” còn tồn tại nữa chăng?

Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão… cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”. Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.

Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!

Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kỉ thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.

15 tháng 10 2018

Nguyễn Minh Ánh dài thế, đoạn văn mà, chắc chép mạng r

28 tháng 3 2021

Câu 2: Nhận xét nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?

A. Là cuộc cải cách toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng B.     Cải cách giáo dục có nhiều tiến bộ

C.  Là cuộc cải cách chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế.

D. Là cuộc cải cách mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở nước ta

28 tháng 3 2021

A. Là cuộc cải cách toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng

19 tháng 4 2023

Câu 1

- Đây là cuộc  khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa không phải các văn thân, sĩ phu mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do các thủ lĩnh địa phương cầm đầu ( Xuất thân từ địa phương)

Câu 3

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghị kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những  đề nghị cải cách nhằm canh tân đổi mới đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại trong triều đình

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách đa phần đều mang tính chất ròi rạc, lẻ tẻ chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mẫu thuẫn giữa nhân dân với thực dân pháp với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ pk

- Ý nghĩa của các đề nghị cải cách: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết.

Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX

Chúc bạn học tốt!!!!!!!!

19 tháng 4 2023

cảm ơn bạn!!!

 

30 tháng 10 2021

EM HÃY NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA TRUNG QUỐC (1978)?

→ công cuộc cải cách và đổi mới của Trung Quốc 1978 là cuộc cải cách đúng đắn  , giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng trong nước và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng

VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC TẬP NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TỪ CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?

– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…

– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

  
5 tháng 5 2019

-Nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :

Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên Triều đình 30 bản điều trần, bao gồm những nội dung cơ bản : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - nông - thương nghiệp, chỉnh đốn võ bị, đoàn kết lương giáo, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

-Nhận xét :

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của 3 yếu tố : kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn thức thời, tiến bộ

+Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập tới những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,ngoại giao, tôn giáo.

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, trong đó có những đề nghị có thể thực hiện được,VD:thay đổi chứng kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của các nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục ... không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần đòi quyết tâm vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.