K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

a/ phương thức biểu đạt:tự sự, miêu tả.

b/-Phép thế: "mèo con"(3) thay bằng "nó"(4) -"mèo con"(5)

"thằng chuột cống"(4) - "thằng khốn khiếp"(5)

-Phép nối:"nhưng"

2 tháng 3 2022

thi tu lm nhe bn

2 tháng 3 2022

Cíu vs mình cần gấp lắm

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

Thu gọn

4
30 tháng 10 2021

cậu đăng hộ tớ à thank nhaaaaaa

30 tháng 10 2021

Nothing :33

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

3
30 tháng 10 2021

Các bạn chỉ cần làm câu 4 thôi nhé.

30 tháng 10 2021

câu 1,2,3,5 mình tự làm được.

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

Con mèo dí súng vào đầu con chuột rồi hỏi: - 1+1 = mấy? - Dạ! = 2 ạ! 'Pằng', con mèo thổi khói súng: Mày đã biết quá nhiều. Vẫn câu hỏi đó, con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời: - Dạ! em không biết ạ! 'Pằng', con mèo lại thổi khói: Loại dốt nát như mày không nên sống. Đến con chuột thứ 3, mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó. Con này suy nghĩ rồi trả lời: - Biết thì sao mà...
Đọc tiếp

Con mèo dí súng vào đầu con chuột rồi hỏi:

- 1+1 = mấy?

- Dạ! = 2 ạ!

'Pằng', con mèo thổi khói súng: Mày đã biết quá nhiều.

Vẫn câu hỏi đó, con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời:

- Dạ! em không biết ạ!

'Pằng', con mèo lại thổi khói: Loại dốt nát như mày không nên sống.

Đến con chuột thứ 3, mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó. Con này suy nghĩ rồi trả lời:

- Biết thì sao mà không biết thì sao?

'Pằng'!: Nguy hiểm như mày thì càng phải chết.

Tiếp tục con chuột thứ 4, lại là câu hỏi đó, con này suy nghĩ rồi trả lời:

- Trả lời anh giết, không trả lời anh giết, trả lời sai anh giết, trả lời đúng cũng giết luôn, thì em biết phải làm sao?

'Pằng'!: Mày phải chết vì mày nói quá nhiều.

Đến con chuột cuối cùng, vẫn câu hỏi cũ, con này nhanh nhảu trả lời:

- Dạ thưa anh! Với những câu hỏi hóc búa như vậy, thì chỉ có những người cao siêu như anh mới có đáp án chính xác ạ!

Con mèo khoái chí bảo: Mày được, theo tao!....

1
7 tháng 4

hay á!

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:[...] Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắtđi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào àoxô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thìgiống những nhát chổi lớn muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt
đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào
xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì
giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...Những lúc im
lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại
được.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định và chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Cái lặng im
lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát
chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...”.
Câu 3. Đoạn văn giúp em hiểu gì về nhân vật được nói đến trong đoạn trích?

0
10 tháng 1 2022

?

 

2 tháng 2

a) Con vật được nhân hóa: Chú mèo con
b) Con vật đã được nhân hoá bằng cách:

- Hành động: Mèo con đi học, mang theo bút chì và bánh mì.
- Tâm lí: Mèo con có ý thức đi học, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Ngoại hình: Mèo con được miêu tả như một đứa trẻ với "mẩu bánh mì con con".
c) Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa:

- Gây sự thích thú, tò mò: Việc miêu tả chú mèo con như một đứa trẻ khiến bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Tăng tính biểu cảm: Biện pháp nhân hóa giúp thể hiện rõ hơn tâm trạng, tính cách của chú mèo con, khiến bài thơ trở nên gần gũi, dễ hiểu.
- Truyền tải thông điệp: Việc nhân hóa chú mèo con giúp tác giả truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc học tập, đồng thời ca ngợi sự chăm chỉ, ngoan ngoãn của các em học sinh.Giàu hình ảnh: Hình ảnh chú mèo con đi học với bút chì và bánh mì tạo nên một bức tranh sinh động, dễ thương.