K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2018

Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che… Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ…

Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người… Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi… Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười… nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình… Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người… một người mà tôi…khinh bỉ… Đúng là cha nào con ấy… Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.

Tôi sống vì cái gì??? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó… Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác…

Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.

Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có… Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi ofsice làm tôi nhớ mãi…

Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…

Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO)… Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?

Gia đình… Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.

Trẻ em Việt Nam thường cùng cha mẹ, ông bà tiếp xúc với lao động từ nhỏ nên được vun đắp đức tính cần cù. Trong ảnh là em Tống Thành Ty, 4 tuổi, nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) cùng bà ngoại chuẩn bị hoa bán dịp tết

Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai chất lượng cao. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến lao động trí óc… đều được sinh ra, nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.

Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách…

Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Trong mỗi gia đình, vai trò của cha mẹ có vị trí tối quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Vì thế, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Xã hội chuyển động ngày một nhanh hơn, các “tế bào” của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới internet, chịu tác động bởi nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường nên văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Vì thế, để tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai, phải bắt đầu giáo dục con trẻ trong gia đình – trước khi những mầm non ấy đặt chân tới trường và tiếp xúc với môi trường xã hội. Đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nhân cách của một con người, một thế hệ.

Và trong giai đoạn hiện nay, để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể
.


23 tháng 2 2018

cái này là về gia đình , mình muốn ns rõ 1 chút về tình bà cháu ví dụ như nghị luận vậy ( tình bà cháu là gì , biểu hiện của tình bà cháu trong đời sống , mặt trái của vấn đề ,..) bạn giúp mình cái

23 tháng 2 2018

       Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.

      Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

      Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.

      Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

      “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

     Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?

      Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

“Đó là năm đói mòn đói mỏi

         Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

      Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:

                   "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

“Khói hun nhèm mắt cháu

                Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

     Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:

“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

              Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.

       Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.

       Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

      Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

      Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

       Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

      Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

              Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

      Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

      Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

     "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

  Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

     Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”

      Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.

       Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

"Giờ cháu đã đi xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

     Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

       Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

       Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

      Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.

       Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.


 

24 tháng 2 2018

Đúng rồi nhưng mk muốn 1 bài văn nghị luận chơ k phải p tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa 

30 tháng 9 2023

Tham khảo:
 

Bếp lửa là bài thơ được sáng tác bởi tác giả Bằng Việt trong những năm đầu 1963, tác giả đã có những kỉ niệm không thể quên cùng người bà, những năm tháng được bà che chở yêu thương, nuôi nấng đến ngày trưởng thành.

Tác giả đã có những hồi tưởng bếp lửa ấm áp giữa cái lạnh "chờn vờn sương sớm", người bà nhóm bếp lửa lên bao vất vả, khó khăn. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa, những đêm hôm trái gió trở trời người cháu càng thương bà của mình nhiều hơn.

Dòng hồi tưởng của tác giả bắt đầu từ những năm tháng khổ cực của nạn đói năm 1945, sự nghèo đói len lỏi vào mọi nơi của xã hội. Lúc này cháu ở cùng bà quen thuộc chính là cảm giác cay nơi sống mũi vì khói, chính điều này đã làm cho người cháu nhớ đến bà nhiều hơn.

Vì hoàn cảnh mẹ cha phải đi công tác xa, người bà một tay nuôi nấng người cháu, chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ. Trải qua những lần giặc đốt cháy nhà bà vẫn vững lòng giúp người cha nơi tiền tuyến vẫn an tâm công tác, người bà giàu lòng hi sinh, sự chịu khó đó chính là những hình ảnh đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần cù, yêu thương và nhân hậu.

Mỗi lần bếp lửa nhóm lên lại không đơn thuần là nguyên liệu mà còn là ngọn lửa yêu thương trong lòng bà, người bà còn mang niềm tin và sự sống truyền lại cho nhiều thế hệ tiếp theo.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như sự tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.

Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại có điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.

Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.

Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.

Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.

Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.

Em nhận ra rằng: Tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.

18 tháng 9 2021

Em cảm ơn ạ

 

6 tháng 9 2021

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t

13 tháng 10 2024

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .
Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!
MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại . Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà ?
Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.  

2 tháng 4 2022

giúp mik đi mọi người

27 tháng 3 2020

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.