K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018
Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích lịch sử miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh được nhiều du khách quan tâm và tìm hiểu trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Bởi lẽ, di tích miếu Vua Bà gắn liền với một phụ nữ đã giúp vị tướng tài Trần Hưng Đạo đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông, mang lại nền độc lập cho đất nước. Không những thế, di tích miếu Vua Bà còn có cây quếch hơn 700 tuổi vẫn là một dấu hỏi lớn để nhiều nhà nghiên cứu lịch sử khám phá, tìm hiểu.

Di tích miếu Vua Bà và cây quếch cổ - Ảnh 1

Miếu Vua Bà nằm ngay bên đền thờ Trần Hưng Đạo, là một di tích được nhiều khách tham quan tới chiêm bái và trải nghiệm. Sau khi chiêm bái xong, du khách sẽ tham quan bến đò cổ trước cửa miếu. Thiên nhiên, cảnh vật nơi đây còn ấm áp và mang màu sắc lịch sử. Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông.

Vào khoảng đầu năm Mậu Tý năm 1288, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông. Tại đây, Hưng Đạo vương đã được bà bán hàng nước thưa tỉ mỉ, chính xác lịch con nước và địa thế dòng sông, giúp bố trí trận địa cọc và chọn thời điểm quyết chiến. Chiến trận Bạch Đằng đại thắng, Hưng Đạo vương trở lại bến đò tìm bà để tạ ơn, nhưng không thấy, chỉ thấy đống mối đùn lên rất to nơi bà ngồi. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của bà, Hưng Đạo vương đã tâu với vua Trần phong bà làm “Vua Bà” và cho lập miếu thờ tại nơi bà bán hàng bên gốc cây quếch này. Ngày trước, miếu Vua Bà có quy mô rất nhỏ. Sau này, được xây dựng lại khang trang to đẹp hơn.

Ông Ngô Đình Dũng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Quảng Yên, cho biết: “Miếu Vua Bà được trùng tu xây dựng lại năm 2001. Miếu quay mặt về hướng Tây, gồm bái đường và hậu cung. Phía ngoài, trước nhà bái đường có một bàn thờ bằng đá chạm rồng miệng ngậm chữ “thọ”. Trên mặt bàn thờ là một lư hương lớn bằng đá chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt, hai bên khắc hoa văn hình sóng nước, bên cạnh có ống cắm hương lớn bằng đồng. Bái đường có diện tích khoảng 80m2, trang trí đơn giản đầu đao góc mái và đầu kìm ngậm bờ nóc, nhà gồm ba gian hai chái. Hai chái trổ cửa sổ tròn lỗ hoa, ba gian giữa có cửa thượng song hạ bản. Gian giữa bái đường có tượng Tam tòa Thánh Mẫu, đặt một bát hương cộng đồng lớn. Gian phải thờ Chầu Cô gồm ba bức tượng. Hậu cung của miếu có diện tích khoảng 30m2, trong hậu cung có một bệ thờ bằng đá cao 119cm, dài 231cm, rộng 110cm. Trên bệ thờ đặt khám thờ Vua Bà”.

Bà Nguyễn Thị Nét, người trông nom miếu Vua Bà cho biết: “Miếu Vua Bà là nơi được nhân dân đến tham quan nhiều. Đặc biệt là những ngày tháng 3 âm lịch, gắn liền với tục thờ mẫu ở Việt Nam. Cho đến nay, chưa thấy tư liệu nào ghi rõ, cụ thể bà cụ bán hàng nước năm xưa ở bến đò cổ, giúp Hưng Đạo vương dẹp giặc Nguyên - Mông tên, tuổi và nhà ở đâu? Nhưng trong tâm thức của mỗi du khách đều coi bà bán hàng nước đó là một vị thần, đã hóa thân thành một bà lão hiền từ, bán hàng nước bên bến đò, giúp quân dân đánh giặc. Sau khi mất, bà được vua Trần phong làm “Vua Bà”, chuẩn y phụng thờ”.

Năm 1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tham quan di tích lịch sử Bạch Đằng, sau đó đến miếu Vua Bà, Đại tướng có nói: “Sáng kiến của một người dân bình thường cũng có thể làm nên sự nghiệp lớn. Hưng Đạo đại vương đã chắt chiu sáng kiến của nhân dân để làm nên sự nghiệp lớn cho dân tộc”. Câu nói của Đại tướng đã khắc sâu thêm ý chí, tình đoàn kết của muôn người dân Việt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đến thăm miếu Vua Bà, du khách còn ngỡ ngàng trước khung cảnh cây quếch cổ, có tuổi đời hơn 700 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, cây quếch vẫn tồn tại. Cũng theo bà Nết, cây quếch cao khoảng 25m, hoa màu trắng, có quả nhưng quả không ăn được. Có thời gian cây bị mục ở giữa, một số nhà khoa học đã đến nghiên cứu và bảo vệ cây quếch này. Có thể nói, cây quếch nơi bà bán hàng nước năm xưa giúp Hưng Đạo vương đánh giặc giành thắng lợi không chỉ có ý nghĩa về lịch sử truyền thống dân tộc, mà còn có ý nghĩa cả về mặt sinh học, du lịch.

Chị Nguyễn Thị Trà My, du khách ở phường Quảng Yên chia sẻ: “Tôi đến miếu Vua Bà rất nhiều lần. Mỗi lần đến chiêm bái, vãn cảnh miếu và thăm bến đò cổ, tôi lại có một cảm giác khác nhau. Du khách nhiều nơi cũng rất thích đến đây chiêm bái”. Vua Bà là hình tượng tiêu biểu của nhân dân vùng sông nước Bạch Đằng cùng tham gia với vua và quân nhà Trần làm nên chiến thắng Bạch Đằng ngày mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), đồng thời là biểu tượng của tình đoàn kết quân dân gắn bó trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Vua Bà là một minh chứng cho tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo về việc lấy dân làm gốc và thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Hiện tại, miếu Vua Bà nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt. Một số năm gần đây, đã có nhiều đoàn khách nước ngoài tới tham quan. Nếu muốn du khách sẽ được thưởng thức các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật “Ba giá đồng” trong miếu. Hy vọng, trong tương lai, miếu Vua Bà sẽ là một trong những di tích lịch sử tạo điểm nhấn cho du lịch Quảng Yên, Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.

21 tháng 2 2018
ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO



1. Tên di tích: Đền thờ Trần Hưng Đạo.
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia theo quyết định số 51/VH-QĐ ngày 12 tháng 01 năm 1996.

5. Địa chỉ di tích: Xã Hà Dương - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá.
6. Tóm lược thông tin về di tích:

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của dân tộc Việt Nam. Ông sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm chủ đất nớc đang trong thời kỳ quá độ suy tàn, nhân dân đói kém,đất nớc loạn lạc. Khi còn nhỏ ông đợc dạy bảo đến nơi,đến chốn, lớn lên Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh,xuất sắc,thông kim bác cổ,văn võ song toàn,ông gạt bỏ mối thù riêng để vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ chiến thắng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc trớc quân Nguyên – Mông xâm lợc. Ông là ngời giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi ngời vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì Vua, vì nớc chính là tấm lòng cao thợng và lớn lao của Hưng Đạo Vương.
Ở thế kỷ 13, trong 3 lần quân Nguyên – Mông sang xâm lợc nớc ta, địa danh Tam Giang – Thổ Khối đã 2 lần chứng kiến Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn cùng Vua tôi nhà Trần lui về đây để lập hành dinh chống giặc. Đó là vào năm 1285, quân Nguyên chia làm 3 mũi tràn sang tấn công nớc ta lần thứ 2, do thế giặc quá mạnh, để đảm bảo an toàn về lực lợng, Trần Hng Đạo đã đa vua Trần Nhân Tông và Thái Thợng Hoàng Trần Thánh Tông cùng binh lính theo đờng thuỷ rút lui chiến lợc vào Thanh Hoá và chọn Thổ Khối làm hành dinh chống giặc. Sau 2 lần xâm lợc nớc ta không thành, năm 1287 Hốt Tất Liệt sai con là Thái tử Thoát Hoan đem đại quân sang xâm lợc nớc ta lần thứ 3, một lần nữa Trần Hng Đạo đã đa Vua tôi nhà Trần cùng binh lính rút lui vào Thanh Hoá và tiếp tục chọn Thổ Khối làm căn cứ phòng ngự. Ngày 10/01/1288 đợc tin Toa Đô rời Thuận Hoá vợt biển ra Bắc, Hng Đạo Vơng đã lệnh cho binh sỹ thần tốc đến Thiên Trờng chặn đánh đội quân của Toa Đô, tại đây quân ta đã thu đợc toàn thắng, tớng giặc là Toa Đô tử trận, thừa thắng quân ta tiến đến cửa Bạch Đằng và cuối cùng đã đại thắng quét sạch quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nớc ta, giành độc lập cho dân tộc.
Mùa thu ngày 20 tháng 8 âm lịch niên hiệu Hng Long năm thứ 8 (năm 1300) Hng Đạo Vơng về cõi vĩnh hằng. Để tởng nhớ ngời anh hùng của dân tộc và tỏ lòng thành kính,biết ơn đối với ông,nhân dân địa phơng đã lập đền thờ để hơng khói phụng thờ và khắc bia đá để lu truyền hậu thế.
Tơng truyền, ban đầu đền đợc làm bằng tranh, tre, nứa lá; đến năm Thành Thái thứ 2, khi thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, triều đình nhà Nguyễn đã phái Tôn Thất Thuyết ra Bắc dẹp giặc. Trên đờng đi, qua vùng đất Thổ Khối thấy có ngôi đền, TônThất Thuyết hỏi ra mới biết là đền thờ Đức Hng đạo Đại Vơng, ông vào khấn và hứa nếu đợc Đức Đại Vơng phù hộ thắng trận này sẽ về tâu với triều đình cho xây dựng, tôn tạo lại đền và quả nhiên Tôn Thất Thuyết đã thắng trận, ông trở về tâu với triều đình, Vua bèn ban sắc cho nhân dân Thanh Hoá và phủ Hà Trung xây dựng lại đền bằng gạch, mái lợp ngói, kết cấu, kiến trúc làm theo kiểu đời Trần.Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lich sử, ngôi đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy từ năm 1988 nhân dân địa phơng và khách thập phơng đã đóng góp công sức và tiền bạc để trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền. Đồng thời, năm 1996 đền thờ Trần Hng Đạo đã đợc Bộ văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá gắn với du lịch, đáp ứng nguyện vọng viếng lễ của khách thập phơng, ngày 28 tháng 10 năm 2011 UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 3573/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đầu t xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đền thờ Trần Hng Đạo xã Hà Dơng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Đây là cơ sở pháp lý để mọi nguời, mọi tổ chức đóng góp, công đức xây dựng lại đền ngày càng khang trang, bề thế,xứng đáng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; Xứng tầm hơn với con ngời và sự nghiệp của Hng Đạo Đại Vơng Trần Quốc Tuấn.
Một trong những tấm bia ở đền đã ghi lại, năm 1887 vị đại thần triều Nguyễn là Tôn Thất Tớng Công (Tức là Tôn Thất Thuyết) đã tìm đợc con dấu cổ và bức hoạ cổ đã đa về dâng tiến tại đền Trần Thổ Khối. Trớc kia đền đã tổ chức lễ khai ấn vào ngày rằm tháng giêng, nhng với nhiều lý do khác nhau lễ khai ấn bị gián đoạn không đợc duy trì thờng xuyên, cho đến những năm gần đây, lễ hội truyền thống tại đền Trần đã đợc khôi phục lại, trong đó có lễ khai ấn vào đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng giêng, tổ chức lễ hội vao ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm .
Lễ khai ấn đền Trần là một tục lệ cổ với ý nghĩa lớn lao là cầu mong thiên hạ thái bình,thịnh trị, mọi ngời đợc hởng lộc ấn của triều Trần ban phát, mong muốn bớc vào một năm mới mạnh khoẻ, lao động sản xuất hăng say, công tác và học tập tốt. Việc khai ấn không chỉ mang yếu tố tâm linh, giá trị văn hoá truyền thống mà còn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử, nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nớc nhớ nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phơng bầy tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân và ghi nhớ công lao to lớn của Vơng Trần Triều.
13 tháng 3 2022

Refer

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của dân tộc Việt Nam. Ông sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm chủ đất nớc đang trong thời kỳ quá độ suy tàn, nhân dân đói kém,đất nớc loạn lạc. Khi còn nhỏ ông đợc dạy bảo đến nơi,đến chốn, lớn lên Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh,xuất sắc,thông kim bác cổ,văn võ song toàn,ông gạt bỏ mối thù riêng để vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ chiến thắng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc trớc quân Nguyên – Mông xâm lợc. Ông là ngời giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi ngời vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì Vua, vì nớc chính là tấm lòng cao thợng và lớn lao của Hưng Đạo Vương.
Ở thế kỷ 13, trong 3 lần quân Nguyên – Mông sang xâm lợc nớc ta, địa danh Tam Giang – Thổ Khối đã 2 lần chứng kiến Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn cùng Vua tôi nhà Trần lui về đây để lập hành dinh chống giặc. Đó là vào năm 1285, quân Nguyên chia làm 3 mũi tràn sang tấn công nớc ta lần thứ 2, do thế giặc quá mạnh, để đảm bảo an toàn về lực lợng, Trần Hng Đạo đã đa vua Trần Nhân Tông và Thái Thợng Hoàng Trần Thánh Tông cùng binh lính theo đờng thuỷ rút lui chiến lợc vào Thanh Hoá và chọn Thổ Khối làm hành dinh chống giặc. Sau 2 lần xâm lợc nớc ta không thành, năm 1287 Hốt Tất Liệt sai con là Thái tử Thoát Hoan đem đại quân sang xâm lợc nớc ta lần thứ 3, một lần nữa Trần Hng Đạo đã đa Vua tôi nhà Trần cùng binh lính rút lui vào Thanh Hoá và tiếp tục chọn Thổ Khối làm căn cứ phòng ngự. Ngày 10/01/1288 đợc tin Toa Đô rời Thuận Hoá vợt biển ra Bắc, Hng Đạo Vơng đã lệnh cho binh sỹ thần tốc đến Thiên Trờng chặn đánh đội quân của Toa Đô, tại đây quân ta đã thu đợc toàn thắng, tớng giặc là Toa Đô tử trận, thừa thắng quân ta tiến đến cửa Bạch Đằng và cuối cùng đã đại thắng quét sạch quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nớc ta, giành độc lập cho dân tộc.
Mùa thu ngày 20 tháng 8 âm lịch niên hiệu Hng Long năm thứ 8 (năm 1300) Hng Đạo Vơng về cõi vĩnh hằng. Để tởng nhớ ngời anh hùng của dân tộc và tỏ lòng thành kính,biết ơn đối với ông,nhân dân địa phơng đã lập đền thờ để hơng khói phụng thờ và khắc bia đá để lu truyền hậu thế.
Tơng truyền, ban đầu đền đợc làm bằng tranh, tre, nứa lá; đến năm Thành Thái thứ 2, khi thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, triều đình nhà Nguyễn đã phái Tôn Thất Thuyết ra Bắc dẹp giặc. Trên đờng đi, qua vùng đất Thổ Khối thấy có ngôi đền, TônThất Thuyết hỏi ra mới biết là đền thờ Đức Hng đạo Đại Vơng, ông vào khấn và hứa nếu đợc Đức Đại Vơng phù hộ thắng trận này sẽ về tâu với triều đình cho xây dựng, tôn tạo lại đền và quả nhiên Tôn Thất Thuyết đã thắng trận, ông trở về tâu với triều đình, Vua bèn ban sắc cho nhân dân Thanh Hoá và phủ Hà Trung xây dựng lại đền bằng gạch, mái lợp ngói, kết cấu, kiến trúc làm theo kiểu đời Trần.Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lich sử, ngôi đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy từ năm 1988 nhân dân địa phơng và khách thập phơng đã đóng góp công sức và tiền bạc để trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền. Đồng thời, năm 1996 đền thờ Trần Hng Đạo đã đợc Bộ văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá gắn với du lịch, đáp ứng nguyện vọng viếng lễ của khách thập phơng, ngày 28 tháng 10 năm 2011 UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 3573/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đầu t xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đền thờ Trần Hng Đạo xã Hà Dơng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Đây là cơ sở pháp lý để mọi nguời, mọi tổ chức đóng góp, công đức xây dựng lại đền ngày càng khang trang, bề thế,xứng đáng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; Xứng tầm hơn với con ngời và sự nghiệp của Hng Đạo Đại Vơng Trần Quốc Tuấn.
Một trong những tấm bia ở đền đã ghi lại, năm 1887 vị đại thần triều Nguyễn là Tôn Thất Tớng Công (Tức là Tôn Thất Thuyết) đã tìm đợc con dấu cổ và bức hoạ cổ đã đa về dâng tiến tại đền Trần Thổ Khối. Trớc kia đền đã tổ chức lễ khai ấn vào ngày rằm tháng giêng, nhng với nhiều lý do khác nhau lễ khai ấn bị gián đoạn không đợc duy trì thờng xuyên, cho đến những năm gần đây, lễ hội truyền thống tại đền Trần đã đợc khôi phục lại, trong đó có lễ khai ấn vào đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng giêng, tổ chức lễ hội vao ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm .
Lễ khai ấn đền Trần là một tục lệ cổ với ý nghĩa lớn lao là cầu mong thiên hạ thái bình,thịnh trị, mọi ngời đợc hởng lộc ấn của triều Trần ban phát, mong muốn bớc vào một năm mới mạnh khoẻ, lao động sản xuất hăng say, công tác và học tập tốt. Việc khai ấn không chỉ mang yếu tố tâm linh, giá trị văn hoá truyền thống mà còn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử, nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nớc nhớ nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phơng bầy tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân và ghi nhớ công lao to lớn của Vơng Trần Triều.

13 tháng 3 2022

refer

Gió mùa Đông Bắc hay còn gọi là gió bắc hay gió Đông Bắc hoặc gió mùa mùa đông là một thuật ngữ để chỉ một khối khí lạnh có nguồn gốc từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi di chuyển ngang qua khu vực Việt Nam, gây ra gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu từ Tháng 11 đến Tháng 4 năm sau. Chúng được xem như loại gió chướng (tật phong) hay gió xấu, không tốt cho sức khoẻ, đây là hiện tượng thời tiết theo quan niệm của người Việt Nam tương tự như hiện tượng bạch phong mao (Zud) ở Mông Cổ.

29 tháng 1 2019

Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ Văn miếu có tên như vậy là do được khỏi dựng trên đất làng Xích Đằng từ thế kỷ 17 (thời Hậu Lê) với qui mô ban đầu nhỏ, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), triều Nguyễn, được xây dựng lại có quy mô như hiện nay trên nền của chùa Nguyệt Đường( chùa Xích Đằng).


Với hơn 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đại khoa, văn miếu Xích Đằng đã thể hiện tinh thần hiếu học của con người trên mảnh đất "Nhất Kinh kỳ, Nhì Phố Hiến".


Theo từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).


Thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn. Ở trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên) có văn miếu Xích Đằng ( hay còn có tên là văn miếu Sơn Nam) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn.


Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên.


Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.

Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) của văn miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.


Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.

Khu nội tự kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn.

Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.


Từ các khoa thi đầu tiên dưới thời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng vào cuối thời nhà Nguyễn, tỉnh Hưng Yên đều có người đỗ đạt cao. Thời nào cũng có người tài của đất Hưng Yên đỗ đạt ra giúp việc nước, việc dân.


Học vị cao nhất được ghi danh ở các bia đá còn lưu lại là trạng nguyên Tống Trân, thời nhà Trần; trạng nguyên Nguyễn Kỳ, triều nhà Mạc; trạng nguyên Dương Phúc Tư, triều nhà Lê. Chức vụ cao nhất được biết đến là tiến sĩ Lê Như Hổ, quận công triều nhà Mạc…


Ở văn miếu Xích Đằng hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám Chu Văn An.


Năm 1992, Văn miếu Xích Đằng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Văn miếu xưa có hai mùa lễ hội. Trọng hội là ngày 10/2 và 10/8. Cứ vào các ngày trọng hội, những vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.


Ngày nay, hàng năm, vào dịp mùng 4-5 Tết, Văn miếu lại tổ chức lễ hội với các hoạt động như cho chữ đầu xuân, tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển.


Văn miếu Xích Đằng cũng như quần thể di tích Phố Hiến trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách gần xa khi đến thăm Phố Hiến. Đó cũng là niềm tự hào của mỗi người con xứ nhãn khi được sinh ra, lớn lên trên quê hương văn hiến, cách mạng anh hùng.

Theo "Từđiển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam" thì trên cảnước hiện naychỉcó 6 văn miếu: Văn miếu Quốc TửGiám, Văn miếu Huế, Văn miếu Hưng Yên, Vănmiếu Hải Dương, Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Đồng Nai. Văn Miếu Hưng Yên còn gọilà Văn miếu Xích Đằng (vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng), nguyên xưa là VănMiếu của Trấn Sơn Nam (căn cứvào Khánh, Chuông của di tích), nhưng đến năm 1831,tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Hưng Yên thuộc hàngtỉnh.Văn miếu Hưng Yên được khởi dựng từthếkỷXVII và được trùng tu, tôn tạo lớnvào năm KỷHợi, niên hiệu Minh Mệnh thứ20 (1839), đời vua Nguyễn Thánh Tổ(1820-1840), trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Độngxưa, nay là phường Lam Sơn, thịxã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đếnngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Hiện tại Văn miếu đangthờĐức Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thếsư biểu", và các chư hiền của nhogia. Cùng thờvới Khổng Tửlà Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiêncủa Trường Quốc TửGiám. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được BộVHTT xếp hạng làdi tích lịch sử.Ban thờChu Văn An tại Văn miếu Hưng YênẢnh: Đức HùngVăn miếu có kết cấukiến trúc kiểu chữTam, bao gồm: Tiền tế, Trung từvà Hậu cung. Hệthống mái của cáctòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệpốc". Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam,cổng Nghi môn được xây dựng đồsộ, bềthế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội.Phía trong cổng có sânrộng,ởgiữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông vàlầu khánh cùng 2 dãy tảvu, hữu vu. Khu nội tựgồm: Tiền tế, Trung từvà Hậu cung, kiếntrúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụtrốn. Toàn bộkhu nội tựVăn miếu tỏasáng bởi hệthốngđại tự, câu đối, cửa võng và hệthống kèo cột đều được sơn thếp phủhoàn kim rất đẹp.Nơi thờĐức Khổng Tửtại Văn miếu Hưng YênẢnh: Đức HùngHiện vật quý giánhất của Văn miếu là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ161 vịđỗđại khoaởTrấn SơnNam thượng ngày xưa (trong đó tỉnh Hưng Yên có 138 vị, tỉnh Thái Bình 23vị) thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê đến Nguyễn. Học vịcao nhất là Trạng nguyên TốngTrân (người thôn An Cầu, huyệnPhù Cừ) đời Trần; Trạng nguyên Nguyễn Kỳ(người xãBình Dân, huyện Đông An) triều Mạc; Trạng nguyên Dương Phúc Tư (người xã LạcĐạo, huyện Văn Lâm) triều Lê. Chức vụcao nhất là tiến sĩ Lê Như Hổ, Quận công triềuMạc. Ngoài ra còn có một sốdòng họđỗđạtcao như họDươngởLạc Đạo (Văn Lâm);họVũ, họHoàngởÂn Thi; họLê HữuởLiêu Xá (Yên Mỹ)...; một sốhuyện có nhiềunhà khoa bảng như: Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động...Ca Trù là nét văn hóa đặc sắc tại Văn miếu mỗi dịp xuân vềẢnh: Thu HườngVănmiếu xưa kia có 2 mùa lễhội, trọng hội là ngày 10.2 và ngày 10.8 hàng năm. Cứvào cácngày trọng hội, các vịnho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tếlễđểthểhiện nềnếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sựnghiệp giáo dụcngày càng tiến bộ.Ngày nay, hằng năm cứvào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổchức sinh hoạt vănhóa, đó là tổchức tếlễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phụclại lễhội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh vềVăn miếu tìm hiểutruyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sựhọc hành ngày càngphát triển.

Du khách nước ngoài tham quan một trong 9 tấm bia đá ghi danh các vịđỗđạikhoa, hiện còn lưu giữtại Văn miếu Hưng YênẢnh: Thu HườngĐểđápứng nhu cầu ngày một cao của con người và cũng là hòa đồng với sựpháttriển chung của xã hội. Văn miếu Hưng Yên đang được quy hoạch với quy mô khá hoànthiện với tổng diện tích gần 6 ha. Năm 2004, tỉnh Hưng Yên đã có chủtrương trùng tu,tôn tạo các hạng mục công trình như vốn có của di tích, được phân thành các khu chứcnăng khác nhau, như: Văn hóa khuyến học, khu Đền Lạc Long Quân, khu văn hóa, khuChùa Nguyệt Đường, khu HồVăn, Đầm Vạc. Các công trình dần được phục hồi và tôntạo đểVăn miếuHưng Yên trong tương lai gần sẽtrởthành một trung tâm khuyến học vàđiểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên.
14 tháng 2 2019

Nằm ở vị trí trung tâm của quần thể di tích Phố Hiến, đền Trần và đền Mẫu đã có lịch sử trải qua nhiều thế kỷ, đồng hành cùng sự hưng thịnh của Phố Hiến.

Cổng Tam quan đền Trần

Ngày nay, tuy Phố Hiến không còn được sự sầm uất của một đô thị thương cảng như trước nữa song đền Trần, đền Mẫu và các di tích khác trong quần thể đã tạo được dấu ấn văn hóa,mang giá trị lịch sử to lớn và trở thành địa điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của Phố Hiến, Hưng Yên.

Đền Trần là di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại. Ông là trụ cột vương triều nhà Trần, người hội tụ đủ cả tài, đức, nhân, nghĩa, trí, dũng đã có công lao to lớn trong cả 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông, góp phần tạo nên hào khí Đông A của triều đại nhà Trần.

Hưng Đạo Đại Vương đã được suy tôn là thánh nhân trong đời sống tinh thần của nhân dân qua nhiều thời đại. Tưởng nhớ công lao của Người, nhân dân nhiều địa phương trong cả nước đã lập đền thờ, trong đó có đền Trần tại Phố Hiến xưa, thành phố Hưng Yên nay. Tương truyền đền được xây dựng từ khá sớm và được đại trùng tu vào thời Nguyễn. Đến nay, cùng với việc phụng thờ tại di tích thì lễ hội hằng năm tại đền Trần đã thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Hưng Yên.

Đền Mẫu

Ngay cạnh đền Trần là đền Mẫu cổ kính ẩn mình dưới bóng ba cây cổ thụ hơn 700 năm tuổi quấn quýt soi bóng lung linh bên hồ Bán nguyệt thơ mộng. Đây là nơi thờ bà Dương Quý Phi, một hoàng hậu của nhà Tống. Đây là điểm đặc biệt của di tích này, thể hiện sự giao thoa văn hóa thú vị của các cư dân Phố Hiến cổ.

Ngôi đền cũng được khởi dựng từ rất sớm. Năm 1896 đền mẫu được trùng tu lớn và có quy mô như ngày nay. Đền Mẫu có không gian và kiến trúc đẹp được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích “kiến trúc nghệ thuật” vào năm 1990.

Ngày nay, đền Mẫu đang là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách trên cả nước. Không chỉ được chiêm bái,giãi bày những ước vọng mà mỗi khi đến đền Mẫu du khách còn được thưởng thức cảnh quan đẹp và kiến trúc cổ kính của ngôi đền, được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật lịch sử quý.

Đặc biệt, mỗi dịp lễ hội đầu năm, đền Mẫu đã thu hút rất đông du khách về tìm hiểu văn hóa Phố Hiến. Quần thể Phố Hiến trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt đã tạo điều kiện cho hai di tích phát huy tốt giá trị văn hóa, lịch sử của mình.

Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng : "Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Phố Hiến xưa đã được nhận danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt. Và để xứng đáng với nó, để tiếp tục phát triển không ngừng, Hưng Yên cần tiếp tục bồi đắp, hoàn thiện không gian kiến trúc về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Phố Hiến, để không những phát triển về kinh tế xã hội mà còn mở ra tiềm năng lớn về văn hóa du lịch. Việc khai thác, phát huy giá trị của di tích sẽ góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của những dấu tích cổ xưa trên đất Phố Hiến."

Cùng với kiến trúc độc đáo, khung cảnh thiên nhiên hài hòa, đền Trần và Mẫu tạo được ấn tượng khá mạnh và sâu lắng trong du khách. Việc khai thác, phát huy giá trị của di tích sẽ góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của những dấu tích cổ xưa trên đất Phố Hiến.

15 tháng 2 2019

Tham khảo:

Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng. Trong hệ thống văn miếu của cả nước thì Văn Miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Từ giữa thế kỷ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, quan lại…nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có Văn Miếu Mao Điền. Nơi đây xưa, thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng , phượng…, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử- ông tổ của nho học. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là bạt ngàn các loại cây cảnh, cây ăn quả ôm lấy Văn Miếu càng tôn thêm vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch, dịu mát, êm đềm của khu di tích, du lịch nổi tiếng xứ đông.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người là con dân của Hải Dương đã tham dự và hiển đạt từ chính nơi đây. Trong đó có cả danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà trí tuệ và nhân cách đã toả sáng suốt bao thế kỷ.

Như vậy trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc. Nơi đây còn nhiều dấu tích của các sĩ tử, danh nhân đã chiếm bảng vàng trạng nguyên trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Nhiều người đã vinh hiển đã trở về thăm lại trường học xưa, xúc động viết lên những bài thơ còn in lại trên các bia đá cổ.

Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu.

Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành.

Giờ đây nhìn lại diện mạo rạng rỡ của Văn Miếu, mỗi người dân đều phấn chấn, tự hào. Nền văn hiến ngàn đời của xứ Đông, trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục. Hàng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu; những người con của quê hương ở khắp nơi lại tề tựu về đây dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước; chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy uy nghi của một di tích văn hoá như một toà thành cổ mọc lên giữa cánh đồng lúa xanh bạt ngàn của Văn miếu; chắp tay đứng trước các vị vạn thế sư biểu: Khổng Tử, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…lòng càng thêm thành kính khâm phục, quyết tâm noi theo các bậc tiên hiền, tự rèn luyện, học hỏi để trở thành những người con hữu dụng của quê hương, đất nước.

29 tháng 3 2018

Vì hai bà trưng đả cứu đất nước

29 tháng 3 2018

chỉ vậy thôi hả

20 tháng 8 2017

đứng dậy điều kiện quá nặng nề