K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2018

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.

Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước



Read more: http://vanmau.edu.vn/thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh/#ixzz55judqaeK

31 tháng 1 2018

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông trông ra biển. Thành phố Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ,Chí Minh 1.080 km, nổi tiếng bỏi phong cảnh tuyệt đẹp và truyền thống văn hóa, lịch sử đặc biệt, có tiềm năng du lịch rất lớn.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.054 km2, dân số 1.091.600 người. Địa hình rừng núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở giáp biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; phần lớn là những dãy đồi lô xô như bát úp, với chiều rộng vài trăm mét và chiều cao không quá 500 mét. Vùng đồng bằng duyên hải bề ngang hẹp, chạy song song với bờ biển, đồng ruộng xen lẫn với cồn cát, đầm phá…

thua22223

Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên – Huế như ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi… đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng rồi đổ ra biển. Sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực rộng 300 km2.

Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sấu. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A. Đường sắt xuyên Việt chạy dọc qua tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy của Thừa Thiên – Huế đều rất thuận lợi.

Thừa Thiên – Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kì 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu mát mẻ và mùa đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25°c. Mùa du lịch ở đây đẹp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Thừa Thiên – Huế có tỉnh lị là thành phố Huế và 8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông. Các dân tộc: Kinh, Tà-ôi, Bờ-ru, Vân Kiều, Cơ-tu… cùng chung sống đoàn kết trên mảnh đất này.

Thừa Thiên – Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỉ XIII, vùng đất này đã được nhập vào quốc gia Đại Việt bởi nó là món sính lễ của vua Chiêm Thành dâng lên vua Trần khi cưới công chúa Huyền Trân. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí đặc biệt trong lịch sử nước ta. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 – 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 – 1945). Suốt mấy trăm năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước.

Cảnh quan của Thừa Thiên – Huế đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc do con người tạo nên đã khiến cho Thừa Thiên 1 Huế trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố, in bóng cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp. Những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, thơ mộng vô cùng! Khu nghỉ mát lí tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát nổi tiếng khác của Đông Dương.

Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên – Huế là quần thể các di tích văn hoá với trên 300 công trình kiến trúc cổ bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Vì vậy, ngày 11 tháng 12 năm 1993, Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thừa Thiên – Huế còn là một địa phương có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối khác, liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.

Tất cả các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho những đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên – Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.

Nét đặc trưng của văn hóa ở Thừa Thiên – Huế là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian Và văn hóa cung đình. Những điệu hò, điệu lí dân gian đã được tiếp thu và cải biên để phục vụ vua chúa, quan lại và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, điệu múa phổ biến như ca Huế, múa cung đình Huế… Nền văn hóa này ngày nay đang được gìn giữ và phát triển.

Nét văn hóa Huế còn biểu hiện ở việc duy trì các làng nghề truyền thống như nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề làm nón… mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tài năng và tâm hồn của người dân xứ Huế.

Văn hóa ẩm thực ở Huế cũng rất phong phú. Những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế cùng hàng trăm loại bánh chỉ ở Huế mới có, sẵn sàng phục vụ du khách muôn phương.

Là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nên Thừa Thiên – Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm chung của các lễ hội là đều được tổ chức công phu khiến du khách say mê, thích thú. Tiêu biểu như lễ hội Điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na theo phong tục của người Chăm. Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ. Hội chợ xuân ở Gia Lạc. Hội vật võ ở làng Sình. Hội đua thuyền trên sông Hương. Hội thả diều trong các ngày lễ lớn…

Huế là kinh đô cổ còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm… của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Có thể kể đến Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm các, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… Nếu vịnh Hạ Long là sự sắp đặt kì diệu của Tạo hóa thì cố đô Huế là sản phẩm được làm nên bởi khối óc và bàn tay tài hoa của con người.

Du khách đến Huế không mấy người bỏ qua chương trình dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến Huế là nói đến sông Hương bởi không có sông Hương thì đấu còn là Huế mộng, Huế mơ…

Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo.
(Ca dao)

Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Với độ dài 80 km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn nhu có sự sắp đặt tài tình làm tôn thêm vẻ kiều diễm cho đất cố đô. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền; đưa du khách lên thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… rồi xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách nào thích suy tư, xin mời ngược dòng sông Hương lên với rừng thông lăng Thiên Thọ để lắng nghe vi vút tiếng thông reo…

Dưới ánh trăng khuya, mặt sông lấp lánh như dát bạc. Giọng hò Huế ngọt ngào, tha thiết cất lên, man mác, chơi vơi trên, sóng nước. Du khách đón chén rượu mời từ tay cô gái Huế và thả hồn thưởng thức tiếng đàn, giọng hát như ru người vào cõi mộng.

Nói đến sông Hương là phải nhắc đến Ngự Bình, bởi sông Hương núi Ngự là biểu tượng của kinh đô Huế. Núi còn có tên là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3 km. Nhìn từ xa, Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của núi khoảng 100 m. Xét theo thuật phong thuỷ thì Ngự Bình được coi như tấm bình phong che chở cho kinh thành. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá của Tạo hóa, làm nên vẻ sơn thuỷ hữu tình rất đặc trưng của xứ Huế.

25 tháng 4 2017

Vì khi đánh cánh quân mạnh nhất là liễu thăng thì các cánh quân nhỏ kia tự động rút lui

haha

25 tháng 4 2017

củm ơn nhavui

22 tháng 12 2016

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây… Đây lắng hồn núi sông ngàn năm… Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu… Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi Thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Thành phố Hà Nội diện tích tự nhiên là 921 km2, dân số khoảng 3 triệu người. Sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người, gồm 10 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 18 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ), Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ), Mê Linh (từ Vĩnh Phúc) và 1 thị xã: Sơn Tây. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Cái tên Hà Nội có nghĩa là vùng đất bên trong sông. Hà Nội là vùng đất có được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp qua mấy ngàn năm tạo nên. Đặc điểm địa lí nổi bật của Hà Nội là có rất nhiều hồ (30 hồ lớn nhỏ). Một số hồ nổi tiếng đã đi vào thơ ca, nhạc họa như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu… Một đặc điểm nữa là Hà Nội – thành phố của cây xanh. Hầu hết các con đường của trung tâm Hà Nội đều được bao phủ bởi những hàng cây, cho nên không khí rất trong lành.

 

Kể từ khi dựng nước đến nay, Hà Nội vẫn là đất thiêng, hội tụ tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt. Một cột mốc lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1010, Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ, người sáng lập ra triều đình nhà Lí đã có một quyết định vô cùng sáng suốt là dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra thành Đại La. Trong một chuyến du hành ra Bắc, lúc thuyền đi đến khúc sông ở sát chân thành, bỗng nhà vua thấy có con rồng bay vụt lên trời, cho là điềm lành nên mới đổi tên là thành Thăng Long. Thăng Long là tên Thủ đô nước ta từ 1010 đến 1804. Đến đời nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi tên là Hà Nội. Như vậy là Thăng Long ***** Hà Nội đã có 1000 năm tuổi.

Nhận xét về địa thế của thành Đại La, vua Lí Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô: Thành Đại La… Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngồi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích quý giá thể hiện trình độ văn hóa cao của dân tộc ta và sự quan tâm đào tạo hiền tài cho đất nước của các triều đại phong kiến thời xưa. Văn Miếu có nhà bia, trong đó đặt 82 tấm bia lưu danh các vị đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. Quốc Tử Giám nằm trong khu Văn Miếu được xây dựng từ năm 1076, lúc đầu là nơi dạy dỗ các hoàng tử, sau mở rộng đối tượng, thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Có thể coi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Khu Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và tồn tại suốt 8 thế kỉ trên vị trí của thành Đại La cũ. Kết cấu thành cổ Thăng Long gồm 3 vòng. Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, nơi dân cư ở, gọi là Kinh Thành. Vòng giữa là khu triều chính, nơi ở và làm việc của quan lại, gọi là Hoàng Thành. Vòng trong cùng là nơi dành riêng cho vua chúa, hoàng hậu và cung tần mĩ nữ, gọi là Tử cấm Thành. Thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có 16 cửa ộ, thời Nguyễn còn 12 cửa và đến đầu thế kỉ XX chỉ còn 5 cửa là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Trong mấy năm trở lại đây, khu Hoàng Thành Thăng Long đã được khai quật và bảo vệ, chuẩn bị đón khách tham quan nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến Thủ đô, du khách sẽ thích thú, say mê trước cảnh đẹp hồ Gươm được mệnh danh là chiếc lẵng hoa giữa lòng thành phố. Hồ Gươm với quần thể kiến trúc hài hòa: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng. Hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Vào thế kỉ XV, quân xâm lược nhà Minh từ phương Bắc tràn sang cướp nước ta. Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn. Buổi đầu, lực lượng còn yếu, không thể địch nổi thế mạnh của kẻ thù. Long Quân đã ngầm cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nhờ vậy mà sau 10 năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch quân cướp nước ra khỏi bờ cõi, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt. Lê Lợi lên ngôi vua. Nhân một buổi đẹp trời, nhà vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai thần Kim Quy (Rùa Vàng) nổi lên đòi lại thanh gươm báu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, thường gọi là hồ Gươm. Hồ Gươm với Tháp Rùa là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có hồ Tây, tên chữ là Dâm Đàm (đầm sương mù) vì lúc sáng sớm và chiều tối, mặt hồ sương giăng mù mịt, khung cảnh huyền ảo như chốn thần tiên. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Vũ, đường Thanh Niên, làng hoa Nhật Tân, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Nghi Tàm… là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chiều thu, heo may se lạnh, ta ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ, nhấm nháp món bánh tôm nóng giòn, nhìn ra mặt hồ mênh mông sóng gợn, quả là thú vị vô cùng! Giữa quảng trường Ba Đình lộng gió, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hoa cương xám, mang hình dáng một bông sen cách điệu, in bóng sừng sững lên nền trời mùa thu xanh biếc. Nơi đây, Bác Hồ – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, anh hùng cứu nước vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới… đời đời yên nghỉ. Hằng ngày, lăng mở cửa đón các đoàn đại biểu và du khách muôn phương về đây viếng Bác – CON NGƯỜI tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp truyền thống và sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau lăng Bác là khu bảo tàng với nhiều kỉ vật, tư liệu quý giá, ghi dấu từng quãng đời hoạt động cách mạng sôi nổi và đầy bão táp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách đó không xa là chùa Một Cột, tên chữ là chùa Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu), được xây dựng từ năm 1049, thời vua Lí Thái Tông. Tương truyền rằng vì nhà vua đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi nên hay đến. các đền chùa cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra trên đài hoa sen ở hồ nước phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. ít lâu sau, hoàng hậu sinh hoàng tử. Nhà vua đã cho dựng chùa này theo dáng dấp một bông sen nở trên mặt nước như đã thấy trong giấc mộng kì lạ để thờ Phật Bà Quan Âm. Thủ đô Hà Nội còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác như đền thờ Hai Bà Trưng, đền Chèm, cụm di tích đền thờ Phù .Đổng Thiên vương, đền thờ Đức Thánh Trần, đền thờ vua Lê, vườn bách thú Thủ Lệ, công viên Lê-nin, công viên nước Hồ Tây, các phố cổ, phố nghề (36 phố phường), chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, làng gốm Bát Tràng… tất cả đều nổi tiếng. Đất nước bước vào thời kì mở cửa, nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, dẫn đến sự đổi thay rõ rệt trong đời sống nhân dân và quy mô phật triển của các thành phố, đô thị. Sau khi Quốc hội thông qua quyết định mở rộng Thủ đô (tháng 7 năm 2008), thì Hà Nội bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên là 3.324,92 krrì2. Dân số là 6.448.837 người. Thủ đô Hà Nội giống như cậu bé làng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ kiêu hùng, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Nam, một quốc gia đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trước toàn thế giới.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
22 tháng 12 2016

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, thủ đô thân yêu, trái tim của cả nước. Không phải vì tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên mới có tình yêu Hà Nội đến cháy bỏng như vậy. Phải nói rằng bất kỳ ai đến Hà Nội một lần đều muốn gắn bó sâu nặng với Hà Nội giống tôi.

Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long đã có lịch sử ngàn năm văn hiến, theo đó có bề dày truyền thống văn hóa đáng tự hào. Có thể nói, lịch sự của Hà Nội gắn bó với những năm tháng lịch sử thăng trầm của Tổ quốc Việt Nam ta. Ngay từ thuở An Dương Vương lập nước Âu Lạc, nơi đây đã được chọn làm nơi đóng đô (thành Cổ Loa). Đến thời Ngô Quyền, thành Cổ Loa vẫn được tin tưởng giao trọng trách là nơi “tụ họp của bốn phương đất nước”. Đến thời vua Lí Công Uẩn, hiểu rõ vị thế linh thiêng của Hà Nội “có thể rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…” (“Chiếu dời đô”), nhà vua đã quyết định thiên kinh từ vùng đất Hoa Lư về nơi này.

Qua các giai đoạn lịch sử, mảnh đất linh thiêng của tổ quốc đã được thay tên vài lần, qua các triều đại: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Gắn bó với lịch sử thăng trầm của nước nhà, chính nơi đây đã diễn ra bao buổi thăng triều của những vị vua đời Lí – Trần – Lê, chính nơi đây đã diễn ra hội nghị Diên Hồng với lời hô “Đánh! Đánh!” quân Sát Thát đầy hào khí của các vị bô lão đời Trần, chính nơi đây chứng kiến cảnh phát triển rực rỡ của thời Lê sơ thịnh vượng… Có những thời kì nơi đây không phải kinh đô nhưng vị trí trung tâm kinh tế – văn hóa thì không hề thay đổi. Đặc biệt, văn hóa Hà Nội là một nét tự hào không chỉ của riêng người đất kinh kì mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng làm giấy, chạm khảm, làm bánh cuốn, trồng rau… Hà Nội cũng nổi tiếng với vốn ẩm thực phong phú, đa dạng và tinh tế “Bánh cuốn Thanh Trì”, “Cá rô đầm Sét”, “Húng Láng”, “Phở”… Đặc biệt, trong cách sống, cách ăn, cách nói hàng ngày người Hà Nội cũng vô cùng thanh lịch:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Tình hình kinh tế xã hội phát triển Hà Nội nhiều lần được mở rộng về địa giới hành chính, những truyền thống lịch sử – văn hóa cũng theo đó mà phong phú, giàu có hơn lên.

Những di tích lịch sử – văn hóa của Hà Nội được coi là chứng nhân cho bề dày lịch sử – văn hóa vô cùng giàu có của Hà Nội. Mỗi tên địa danh lại gợi đến bao câu chuyện lịch sử, bao niềm tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hóa. Loa Thành, Hồ Gươm, gò Đống Đa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột… Và đặc biệt, Hà Nội cũng là nơi nổi tiếng với những cảnh đẹp khó quên.

Đến thăm Hà Nội, chúng ta không thể bỏ qua địa danh nổi tiếng của vùng đất này, đó là hồ Tây. Đến với những “phố nhỏ ngõ nhỏ” đã trở thành cảm hứng sáng tác vô tận cho họa sĩ Bùi Văn Phái. Đến với những con phố “Hà Nội mùa cây cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thơm nồng…” Hay đơn giản là đến với Hà Nội để bồi hồi đi dưới những chùm hoa sữa thơm nồng mà nhà thơ Nguyễn Phan Hách đã gọi đó là “hương của mối tình đầu”…

Và dĩ nhiên, tôi yêu Hà Nội không chỉ bởi sự nổi tiếng, đẹp đẽ và nên thơ của nơi đây. Đơn giản bởi tôi đã biết yêu Hà Nội ngay từ thuở nhỏ. Từ tình yêu dành cho người mẹ tảo tần, vất vả, người cha vững vàng, rắn rỏi; những người hàng xóm cởi mở, chân tình; cho cả những hàng cây lao xao gió gọi. Và còn từ tình yêu, niềm thích thú say mê với những trò bắt dế, bắt ve, thả diều muôn thuở… Vậy đấy, tình yêu Hà Nội – tình yêu quê hương đã lớn dần trong tôi bắt đầu từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất. Mảnh đất Hà Nội đã gợi trong tôi biết bao niềm yêu mến và tự hào.

Tôi rất tự hào vì mình là người con Hà Nội để ngày ngày được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, được hòa mình vào bầu trời thu Hà Nội, được nghe hơi thở của đất trời và đặc biệt được sống bên cạnh những con ngưởi văn minh thanh lịch.

12 tháng 9 2019

My name is Long and I’m a Vietnamese. I am twenty-four years old. I live in Ho Chi Minh city in the south of Vietnam.

I have a big family with six people. I have two sisters and a brother. My sisters are older and my brother is younger than me. My father is a teacher at a secondary school. He has worked for 35 years in the field and he is my biggest role model in life. My mother is a housewife. She is nice and she is really good at cooking. I love my family so much.
I’m a generous and easy-going person but when it comes to work I’m a competitive perfectionist. I’m also an optimis and outgoing person so I have many friends and other social relationships. I enjoy reading, writing and doing math. I decided to become a Civil Engineer because I have always been fascinated by bridges, buildings, and skyscrapers. A degree in Civil Engineering enables me to achieve my goals and also gives me an opportunity to make a difference in the community.

Five years from now, I want to become a project manager of a construction project. As a project manager, my primary goals are managing people, set budgets, and making decisions of all kinds. I also want to speak English fluently so I can work with people from different countries.

you nhớ phải đọc hết đó =)) 

My name is Long and I’m a Vietnamese. I am twenty-four years old. I live in Ho Chi Minh city in the south of Vietnam.I have a big family with six people. I have two sisters and a brother. My sisters are older and my brother is younger than me. My father is a teacher at a secondary school. He has worked for 35 years in the field and he is my biggest role model in life. My mother is a housewife. She is nice and she is really good at cooking. I love my family so much.I’m a generous and easy-going person but when it comes to work I’m a competitive perfectionist. I’m also an optimis and outgoing person so I have many friends and other social relationships. I enjoy reading, writing and doing math. I decided to become a Civil Engineer because I have always been fascinated by bridges, buildings, and skyscrapers. A degree in Civil Engineering enables me to achieve my goals and also gives me an opportunity to make a difference in the community.Five years from now, I want to become a project manager of a construction project. As a project manager, my primary goals are managing people, set budgets, and making decisions of all kinds. I also want to speak English fluently so I can work with people from different countries.

 
2 tháng 3 2021

Tham khảo nha

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

20 tháng 7 2018

bn lên mạng tham khảo nha bn

20 tháng 7 2018

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

   Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

   Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

   Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

  Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

   Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

   Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

   Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

hok tốt

9 tháng 12 2015

Coi giá bán lúc đầu là 100% thì sau khi hạ giá chỉ còn bán với giá bằng :

100% - 15% = 85% (giá bán lúc đầu)

Tuy vậy vẫn lãi 19% so với tiền vốn, vậy nếu coi tiền vốn là 100% thì tiền vốn bằng :

100% + 19% = 119% (giá bán lúc đầu)

Nếu của hàng không hạ giá thì bán lãi số phần trăm là :

(119% : 85%) - 100% = 40%

Tương tự như thế này nha...nhớ **** nhé