dong vai huong dan vien du lich gioi thieu voi du khach ve vung song nuoc ca mau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MÌNH LÀM NGẮN NHẤT RỒI ĐÓ,BẠN MUỐN CẮT SAO THÌ CẮT!!
Cổ Loa (Loa Thành) là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ 10 SCN. Hiện nay quần thể di tích này thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ Sông Hồng, là đầu mối quan trọng của cả đường bộ và đường thủy nên dã được lựa chọn làm kinh đô thời bấy giờ. Thành Cổ Loa là một khu vực đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng – một nhánh lớn của sông Hồng, nối liền với sông Cầu nhưng con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp nên hiện nay chỉ còn là một con lạch nhỏ. Xã Cổ Loa lúc đó có tên là Phong Khê – một vùng đồng bằng trù phú, đông đúc dân cư nên việc rời đô từ Phong Châu về đây đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cư dân Việt cổ.
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn và bậc nhất và cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Theo truyền thuyết Thành Cổ Loa có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc nhưng theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn dấu vết của 3 vòng thành. Trong đó vòng thành nội trong cùng có thể được làm sau này, vào thời Vua Ngô Quyền. Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, rộng từ 10-30m.
Hiện nay Cổ Loa được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia, trong khu di có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, Đền thờ An Dương Vương… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người dân tham quan.
Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Chùa Hương
Thành Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết về việc Thục Phán An Dương Vương được Thần Kim Quy giúp bày cách xây thành, về chiếc nỏ thần được làm từ móng chân rùa thần và về mối tình bi thương của Trọng Thủy – Mỵ Châu.
Tương truyền rằng thành Cổ Loa xây nhiều lần mà vẫn đổ, sau có Thần Kim Quy hiện lên giúp đỡ An Dương Vương thì thành mới đứng vững. Qua nhiều lần nghiên cứu khảo cổ thì các nhà khảo cổ đã tìm ra cách mà An Dương Vương giúp thành đứng vững chính là chèn một lớp đá vào chân tường thành, ở dưới sâu lòng đất vì đây là một khu vực đất yếu.
Sau khi xây thành xong, Thần Kim Quy đã tặng cho An Dương Vương một chiếc móng rùa thần của mình để làm nỏ thần, nỏ thân một phát bắn ra cả trăm cung tên khiến quân địch vô cùng hoảng sợ và đây chính là vũ khí giúp An Dương Vương giữ vững bờ cõi. Nhưng thực tế đây chính là “nỏ Liên Châu” do tướng quân Cao Lỗ là người phát minh ra. Nỏ này có một bộ phận gọi là “chốt giữ liên hoàn” để có thể 1 lần bóp cò mà nhiều mũi tên bay ra cùng lúc. Cùng với cấu tạo của Thành Cổ Loa là vòng xoáy trôn ốc, các ụ công sự được sắp xếp so le nhau nên các mũi tên từ các hướng bay ra cũng khiến quân địch vô cùng hoảng sợ.
Lúc này, Triệu Đà không tìm được cách nào để chiến thắng được An Dương Vương nên đã tìm cách đánh từ trong đánh ra. Triệu Đà giả hòa với An Dương Vương và xin kết thân cho con trai mình là Trọng Thủy với con gái của An Dương Vương là Mỵ Châu. Vì An Dương Vương ỷ vào sức mạnh nỏ thần nên đã chủ quan, không ngờ Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần và An Dương Vương đã bị quân của Triệu Đà tiến đánh. Trong lúc nguy cấp, An Dương Vương đưa Mỵ Châu lên lưng ngựa và cùng bỏ chạy. Nhưng vì quá yêu và quá tin Trọng Thủy nên trên đường bỏ chạy Mỵ Châu đã rải lông ngỗng để Trọng Thủy có thể tìm thấy mình. Cuối cùng khi chạy đến bờ biển thì An Dương Vương mới biết chính con gái mình đã dẫn đường cho giặc đuổi theo nên đã rút kiếm chém đầu Mỵ Châu còn mình theo Thần Kim Quy lặn xuống biển sâu. Trọng Thủy vì quá đau khổ nên đã nhảy xuống giếng trong thành Cổ Loa tự vẫn.
Sự thực về mối tình đầy ngang trái này của Trọng Thủy và Mỵ Châu thì đến nay vẫn chưa có tài liệu nào có thể làm rõ được nhưng phải nói rằng đây là một bài học cảnh giác, gắn liền với lịch sử giai đoạn này của Nhà nước Âu Lạc
Đền thờ An Dương Vương hay còn được gọi là đền Thượng nằm ở trung tâm Thành trong, được coi là nơi Vua Thục Phán trước kia ở. . Đền Thượng mọc lên trên một gò đất hình đầu rồng, hai gò hai bên là hai cánh rừng. Phía dưới có hai hố tròn là mắt rồng. Trước mặt đền Thượng là một hồ nước lớn, bên trong hồ có Giếng Trọng Thủy (Giếng Ngọc) – nơi truyền thuyết cho rằng Trọng Thủy đã gieo mình xuống đây tự vẫn.
Hiện không rõ đền được xây dựng từ năm nào nhưng lần sửa chữa xa nhất vào năm 1687 và có một lần trùng tu lớn nhất vào năm 1893.
Trong đền còn giữ được một số di vật như: tượng An Dương Vương bằng đồng, đúc vào năm 1897, hai con ngựa hồng – bạch làm vào năm 1716, các món đồ bằng đồng, sứ, gỗ, vải…
Trước cổng để có 2 con rồng đá, thân uốn lượn, tay vuốt râu, được chạm khắc hết sức tinh tế của những người thợ thủ công Việt Nam thế kỷ 17.
Đền có nhiều cửa ra vào, khu vực chính giữa là điện thờ Vua, nằm phía trong ở hai bên là nơi thờ Hoàng Hậu và thờ Mẫu.
Qua cổng làng Cổ Loa cũng là cổng Thành Trong là tới Ngự triều di quy hay còn được gọi là Ngự Đình hay Đình Cổ Loa. Đây là một ngôi đình được chuyển từ nơi khác về, và dựng lại hồi cuối thế kỷ 18 ngay trên khu đất tương truyền là nơi xa xưa vua Thục Phán thiết triều. Trong đình vẫn còn tấm hoành phi ghi bốn chữ “Ngự triều di quy”. Giữa đình, còn bức cửa võng chạm hình tứ linh (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (đào, cúc, trúc, mai). Bức chạm khá tinh tế và được thếp vàng rực rỡ. Đình có kiến trúc vững chãi, bề thế và tại đây trưng bày nhiều di tích khảo cổ niên đại hàng nghìn năm có giá trị quan trọng ví dụ như những mũi tên bằng đồng từ thời An Dương Vương.
Bên trái Đình Cổ Loa là Am thờ Mỵ Châu (Am Bà Chúa), dân làng còn gọi đây là mộ Mỵ Châu. Đây chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa nghìn tuổi với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có tượng công chúa Mỵ Châu. Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.
Từ Am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong là chùa Bảo Sơn, trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, có giá trị to lớn như: bức cốn tứ linh từ thế kỷ 19, 134 bức tượng Phật được bài trí ở chính điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu, 5 tấm bia đá từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, 2 đại hồng chung đúc vào năm Gia Long thứ 2 (năm 1803), một khánh đồng và nhiều pháp khí có giá trị khác.
Cao Lỗ (? – 179 TCN) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê người Gia Bình, Bắc Ninh. Ông là người phát minh ra “nỏ liên châu” bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc. Ông cũng chính là người khuyên An Dương Vương dời đô xuống vùng đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Đền thờ Cao Lỗ hiện được dựng ở nhiều nơi như quê ông ở Bắc Ninh, hay ở Ái Mộ và ngay trong thành Cổ Loa cũng có đền thờ của ông.
Đền thờ nhỏ, có dựng tượng Cao Lỗ bắn nỏ giữa ao nước trước đền. Trong đền còn lưu giữ nhiều mũi tên đồng mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được.
Đền thờ Cao Lỗ chỉ cách Đền thờ An Dương Vương khoảng 150m
Kết hợp đi Cổ Loa và Đền Gióng Sóc Sơn trong 1 ngày
Ngay trên đường vào khu vực Thành Cổ Loa các bạn sẽ nhìn thấy Cửa Trấn Nam và Miếu thờ Thần trấn cửa Nam. Qua cửa này rẽ tay phải chính là Đền thờ Cao Lỗ.
Cửa trấn Bắc và Miếu thờ Thần trấn cửa Bắc nằm ở vòng thành thứ 3, cách Trung tâm Cổ Loa khoảng 5km.
Cửa trấn Tây và Miếu thờ Thần trấn cửa Tây cũng nằm ở vòng thành thứ 3 nhưng riêng cửa trấn Đông thì đã không còn qua quá trình xây dựng khu dân cư ở đây
Cổ Loa là một khu vực dày đặc các di chỉ khảo cổ như: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, Xóm Nhồi, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực… và các nhà khảo cổ học đã khai quật được ở đây hàng vạn công cụ lao động, nhạc khí, vũ khí bằng đồng…
Cổ Loa là một vùng đất gắn liền với truyền thuyết Trọng Thủy-Mị Châu, với quá trình dựng, giữ nước cũng như chống giặc ngoại xâm của Thục Phán An Dương Vương. Một vùng đất ngoại thành Hà Nội không chỉ có những khu di tích lịch sử mà còn là nơi sở hữu phong cảnh đẹp tuyệt vời. Bài viết “Kinh nghiệm du lịch thành Cổ Loa đầy đủ và chi tiết nhất” này dulichfun gửi tặng đến những bạn đang nung nấu ý định tới đây.
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.
Chúc bạn học tốt!
rong cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố Hà Nội, có câu như sau :
Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu (khoảng 2 đến 3 trang A4) về Lịch sử 36 phố phường của Thăng Long - Hà Nội.
Trả lời:
Xin kính chào mọi người, tiếp theo tôi xin được giới thiệu cho quý khách về phố cổ Hà Nội.
Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, … Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…
* Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
* Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
* Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
* Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
* Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
* Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
* Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
* Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
* Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ…
Có phải viết hết 36 phố không hay tóm tắt vài phố thôi bạn?
Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.
Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.Ông từng nói :"Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"
Chúc bạn học tốt
1. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc, quyết tâm giành độc lập dân tộc và hoài bảo kiến thiết quê hương >>>... khắc phục khó khăn để học tập
2. Chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, ko nên quá tin tưởng ngoại bang. Chủ nghĩa thực dân ko phải riêng 1 nước hay 1 khu vực mà là có sự cấu kết lẫn nhau trên khắp thế giới. Thái độ vị kỷ, hám lợi của 1 số nước đã trở thành 1 trong những nguyên nhân đẩy nhiều nước thuộc địa rơi vào cảnh bế tắc. Sự thất bại của phong trào Đông du đã cho thấy Phan Bội Châu tìm đúng đường nhưng sai hướng, Nhật Bản ko phải là nơi giúp ta tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (nhờ rút kinh nghiệm từ phong trào Đông du nên sau này Nguyễn Ái Quốc đã đi sang phương tây)
4. Nhật Bản cũng là 1 nước châu Á nhưng nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị mà đã thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược và vươn lên trở thành cường quốc, Phan Bội Châu muốn học hỏi kinh nghiệm từ ng láng giềng này.
Sâu xa hơn, có lẽ PBC còn muốn tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật - ng bạn cùng chung giống nòi Á Đông với Việt Nam trong cuộc chiến chống thực dân phương Tây.
mình rút ra bài học rằng không nên tin đồng bọn của đối thủ ok nha bn.
Đề thi học sinh giỏi văn hả bạn?
Xin chào, tôi là Linh Dan Nguyen Thi, hướng dẫn viên du lịch. Hôm nay, tôi sẽ đưa các bạn tới Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc thân yêu. Để cho chuyến đi thêm phần thú vị và đúng chất của vùng miền Cà Mau, tôi mời các bạn cùng ngắm cảnh thiên nhiên của Cà Mau và tìm hiểu nơi đây trên chiếc thuyền nhỏ ở đằng kia. Xin mời các bạn đi theo tôi.
Đến với Cà Mau, bạn sẽ được hòa mình vào sắc xanh đơn điệu của mây trời, sông nước, lắng nghe thứ âm thanh có thể ru ngủ thính giác, làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người. Đó là tiếng rì rào của những khu rừng bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào của từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. Qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng theo con sông Bảy Háp, ta sẽ được tận mắt nhìn thấy gạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt hay kênh Ba Khía, xã Năm Căn,... Sở dĩ ở đây người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm của nó gọi thành tên. Chẳng hạn như gạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm mà các bạn đang thấy, cọng tròn, xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ. Hay gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ. Bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là ta ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên. Rồi thì kênh Ba Khía vì ở hai bên bờ là những con ba khía bám đặc sệt quanh các gốc cây. Đó là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon! Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng lên.
Tới sông Năm Căn rồi! Chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn rồi xuôi theo dòng là chúng ta đã tới được Năm Căn. Các bạn có thể thấy được vẻ đẹp hoang sơ giàu sức sống với hàng đàn cá nước đen trũi nhô lên ngụp xuống, nước mênh mông, ầm ầm đổ ra biển ngày đêm. Hai bên bờ là những rừng đước cao ngất mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia thành từng bậc màu xanh rêu, xanh lá mạ, xanh chai lọ,... Nằm sát bên bờ sông là hình ảnh cuộc sống đông vui, tấp nập, trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn. Vẫn là cái quang cảnh ồn ào, náo nhiệt khá quen thuộc của những khu chợ khác. Nhưng cái độc đáo của chợ Năm Căn là những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng... Sự trù phú trên mảnh đất tận cùng của đất nước này được thấy từ những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất miền Nam cho tới những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi. Ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc hay đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu. Ngoài ra còn có thể mua những vật dụng khác cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Đến với chợ Năm Căn, bạn sẽ được gặp những người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ người Miên bán rượu với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và thú vị tại Cà Mau. Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Trên đây là bài của mình. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các chú thích ở sách giáo khoa để bài thuyết trình thêm hay, hấp dẫn và thực tế hơn. Chúc bạn làm bài tốt!