K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH MỖI NGƯỜI 1 CÂU CŨNG ĐC TẠI TUẦN SAU MÌNH THI RỒI!!!!! Câu 1: Đoạn kết của “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 có câu: không có kính, rồi xe không có đèn, a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàng thành khổ thơ. b. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ. Bài làm a. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam...
Đọc tiếp

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH MỖI NGƯỜI 1 CÂU CŨNG ĐC TẠI TUẦN SAU MÌNH THI RỒI!!!!!

Câu 1: Đoạn kết của “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 có câu:

không có kính, rồi xe không có đèn,

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàng thành khổ thơ.

b. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Bài làm

a.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b. Ý nghĩ nhan đề bài thơ là:

Câu 2: Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.

(“ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

a. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ liệt kê, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ.

b. Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3:

a. Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của chính hữu là câu thơ nào?

b. Câu thơ đó có gì đặc biệt?

Câu 4:

a. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

b. Từ hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của thanh niên hiện nay.

Câu 5: Cho câu thơ trích từ bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

...................................................................

..................................................................

..................................................................

a. Chép tiếp những câu thơ còn thiếu để hoàn chính khổ thơ trên? Phương pháp biểu đạt chính của khổ thơ trên là gì?

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép.

Câu 6: Cho các thành ngữ sau:

- Ăn không nói có.

- Đánh trống lảng.

a. Giải thích nội dung các thành ngữ trên.

b. Các thành ngữ trên vi phạm phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đó.

Câu 7: Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để kể lại lần duy nhất được gặp ba cùng kỉ vật “ Chiếc lược ngà”.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau:

“... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu/ bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:

- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ? Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

(Ngữ văn 9-Tập một)

a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Ai là người kể chuyện?Kề theo ngôi thứ mấy?

b. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 9; Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mãnh vá

Miệng cười buốc giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đâu súng trăng treo.

(Trích bài Đồng chí- Chính Hữu)

a. Trong các từ ngữ in đậm ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng heo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩ chuyển.

b. Xác định phương pháp chuyển nghĩa trong các từ in đậm.

Câu 10: Hãy tưởng tượng em đã có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn (nhân vật trong truyện ngắn “Lạng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.

Câu 11: Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mỡ đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh

a. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

b. Nêu vài nét về hoàng cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ dề bài thơ.

c. Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có đọ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sau tư tưỡng mang tính triết lí của tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp ( gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp ).

d. Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 12: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bâu trời đen kịt, nhìn kỉ nới thấy mọt ngôi sao xa, chấu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi mội mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thềm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2016)

a. Nhân vật cháu trong đoạn trích tên là gì? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu của hình thức ngôn ngữ đó.

b. Đọc đoạn trích trên, em thấy nhân vật cháu có những phẩm chất gì?

c. Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đoạn hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 13: “Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồn lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”.

( Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- SGK Ngữ văn 9, tập một)

a. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

b. Bài thơ đã xây dựng hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩ của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

c. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cánh diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồng của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu (gạch chân, chú thích).

Câu 14: Đọc đoạn trích sau:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cô cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chen chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bật thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngan tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa đơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,.. ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một)

a. Nhân vật họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm “Lạng lẽ Sa Pa”?

b. Giải thích ý nghĩ nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”.

c. Đoạn văn trchs dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?

d. Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với một người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 15: Mang vẻ đẹp của một loài hoa đồng nội, bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được bắt đàu từ những câu thơ thật giản dị:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”...

a. Em hãy chép chính sác 5 cau tiếp theo để hoàn thành phần đầu của bài thơ “Đồng chí” và nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

b. Tìm và giải thích thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Thành ngữ đó theo em hiểu điều gì về cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính trong bài thơ?

c. Câu thơ “Đêm rét chung chen thành đôi tri kỉ” trong bài “Đồng chí” gợi cho em liên tưỡng đến cái chung nào được nói tới trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Hãy ghi lại câu thơ có hình ảnh đó.

d. Từ cái “chung” trong hai bài thơ trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 tờ giấy thi) về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong xã hội hiện nay.

Câu 16: Cho đoạn trích sau đây:

...”Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngan độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàm răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẫn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa được chải mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”...

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giaos dục Việt Nam, 2015)

a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?

b. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

c. Câu văn: “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngan độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàm răng thưa”. Sử dụng biện pháp tu từ nào? Theo em, biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

d. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm của ông Sáu đối với con, đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và cụm tính từ (gạch chân, dưới câu phủ định và cụm tính từ).

Câu 16: Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận).

Câu 17: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu, từ câu 1 đến câu 4:

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạch chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong tuyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vèn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kỳ. (5) Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc , với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luôc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích “Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một)

a. Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

b. Trong đoạn văn, tác giả đã dãn lại lời của người khác. Xác địn lời dẫn và cho biết cách dẫn của tác giả sử dụng.

c. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

d. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) và (5).

Câu 18: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy.

Trăng cứ trong vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ làm ta giật mình.

Câu 19: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, hãy đóng vai bé Thu để kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

Câu 20: Từ đoạn trích (câu 1, mục I) em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? Em thấy mình cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương của Bác? (viết 3 đến 5 câu).

Câu 21:

a. Lời dẫn sau đây được dẫn bằng cách nào?

Nhưng chớ hiểu lầm rằng: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thành tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn đặt.

b. Chuyễn lời dẫn trên bằng 1 trong 2 cách đã học?

Câu 22: Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy viết một bài văn kể lại lỗi lầm đó.

Câu 23: Em hãy đóng vai là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy kể lại thành một câu chuyện. Từ đó em hãy rút ra bài học về cách sống cho mình.

Câu 24: “ Làng” là tác phẩm của nhà văn Kim Lâm viết về người nông thôn. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:

“Về đến nhà ông hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, Sen ... đưa nhau ra đầu nhà chơi xậm chơi hụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, trước mắt ông lão cứ giãn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt giang đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian để nhục nhã thế này.”

a. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?

b. Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này.

c. Em hãy viết một đoạn văn Tổng – Phân – Hợp ( độ dài không quá ½ trang giấy thi) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc cho đến khi tâm sự cùng người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ)

Câu 25: Mở đầu bài thơ “Đồng Chí” , nhà thơ chính hữu có viết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”...

a. Em hãy giải nghĩa từ “ Đồng chí”. Theo em các người lính gọi nhau là

9
24 tháng 12 2017

Câu 2:a )Liệt kê các loại cá: " Ca nhụ, cá chim ,cá đé, cá song"

Nhân hóa: " Đêm thở,......Hạ Long"

b) Biện pháp liệt kê : diễn tả hình ảnh nhiều loại cá khác nhau trên biển

Biện pháp: " Đêm ....Hạ Long" diễn tả hoạt động của ngư dân trên vùng biển Hạ Long, vẫn đng hoạt động say mê, hơn nữa câu thơ này cũng đang hòa hợp giữa con người với thiên nhiên,tạo ra một sức mạnh to lớn để con người vượt qua giới hạn ,làm chủ thiên nhiên , để có thể mang lại một mẻ cá lớn

24 tháng 12 2017

Caau 6: a) Ăn không nói có: bịa đặt toàn chuyện không hay về người khác, không có mà nói thành có.

Đánh trống lảng: lảng đi, nói sang chuyện khác để tránh nói đến vấn đề không muốn nói hoặc khó nói.

b) Ăn không nói có: vi phạm phương châm về chất.

Phương châm về chất: khi giao tiếp tránh nói những mình không tin là đúng hay không có bằn chứng xác thực

Đánh trống lảng : vi phạm phương châm quan hệ

Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp ,cần nói đúng đề tài giao tiếp ,tránh nói lạc đề

12 tháng 12 2016

1:

-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.

21 tháng 7 2021

BPTT : điệp từ ( không kính và bom )

Tác dụng : nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cùng với các động từ như : bom giật , bom rung , kính vỡ  khiến2 câu thơ trên  tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến

21 tháng 7 2021

BPTT : điệp từ ( không và bom), điệp ngữ (không có kính)

Tác dụng: - 3 lần từ "không" (nghĩa phủ định thành nghĩa khẳng định. Đây ko phải là chủng loại riêng mà nhà sản xuất tạo ra riêng mà có đầy đủ tiện nghi)

                - 2 lần từ "bom" chỉ ra nguyên nhân cùng 2 ĐT mạnh để chỉ 

                   + Sự khốc liệt của chiến tranh

                   + Tố cáo tội ác của Mĩ (tự chứng minh:))

                   + Ca ngợi những người lính lái xe dũng cảm

Cô đọc cho chép nhưng chỉ chép đc như này thôi :Đ

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

27 tháng 1 2022

TYSM!!!!!

5 tháng 11 2018

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

-   Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

       Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,       

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.



 

5 tháng 11 2018
Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa. 

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt,những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược...trên con đường TS này.Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm.Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời,thấy cả ánh sao đêm,cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước,phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng,của nhân dân được hạnh phúc,tự do.Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó,bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm.Gian khổ ác liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận,gặp mưa thì phải ướt áo thôi.Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa,vượt qua những chặng đường ác liệt,đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp,được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa,tôi mới hiếu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường,cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh.Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn,rồi không có mui xe,thùng xe rách xước,những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe.Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước. 

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui.Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước,ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ,cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu,nắm vững khoa học,kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh,hiện đại.
Học tốt nhé 
18 tháng 8 2018

 - Giống nhau:

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

       + Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

    - Khác nhau:

       + Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

       + Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.