Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá...
Đọc tiếp
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “ Một Châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước Châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này. (Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma túy, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục – 2016, tr.120)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Nước ta khác với các nước Châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong câu văn trên?
Trả lời:
a) Dấu ngoặc đơn: Dùng để dánh dấu phần bổ sung.
Dấu hai chấm: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).
Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
b) Dấu hai chấm:
+ Thứ nhất: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).
+ Thứ hai: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Dấu ngoặc kép:
+ Thứ nhất: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Thứ hai: Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.