K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung. 

            Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.

            Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.

            Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?

            “Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao. 

            Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.

            Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng. 

            Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.

            Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.

            Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.

            Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.

            Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?”

                             (Hoàng Anh Tú, Hội chứng bệnh nhân 17, Vietnamnet, ngày 14/3/2020) 

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “Hội chứng bệnh nhân 17” thực chất là gì?

Câu 3: Kể ra ít nhất ba hậu quả mà “Hội chứng bệnh nhân 17” gây ra?

Câu 4: Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả hay không? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 3-5 dòng)

1
31 tháng 8 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. Thực chất là sự ''cẩn thận, kì thị và lo lắng'' quá mức của người dân HN khi nghe tin về bệnh nhân 17

3. Người dân khu liên đới bị kì thị, các cuộc hẹn bị ''delay'', người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, những cuộc ''di cư'' khỏi HN ngay trong đêm... (Bạn có thể chép cả câu văn chứa các ý này nhé!)

4. Mình đồng ý với quan niệm này. Cẩn thận trong mùa dịch là đúng, nhưng đôi khi cẩn thận quá mức lại thành không cần thiết. Không phải đôi khi người sống trong khu liên đới cũng bị nhiễm dịch, nghe tin đồn là không đúng. Chúng ta cần sáng suốt, tỉnh táo và chọn lọc những thứ cần thiết để trở thành một người công dân thông thái nhé

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới               Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021               Thiên thần của chị!               Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những...
Đọc tiếp

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới
               Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021
               Thiên thần của chị!
               Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.
…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.
       (Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
Câu 1: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….
Câu 4: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ? 
III/TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

0
16 tháng 4 2017

 - Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là do vi-rút viêm gan A.

   - Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hóa. Phân có chứa vi rút viêm gan A dính vào tay, chân, quần áo nhiễm vào nước và bị các động vật sống dưới nước ăn, có thể lây sang một số súc vật. Những nguồn đó có thể lây bệnh cho những người khỏe mạnh

Câu 1: (7,0 điểm)     Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:       “Tính từ 17h ngày 26/10 đến 17h ngày 27/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.411 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 4.404 ca ghi nhận trong nước (tăng 812 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 2.052 ca trong cộng đồng).        Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.140), Bình Dương...
Đọc tiếp

Câu 1: (7,0 điểm)

     Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

       “Tính từ 17h ngày 26/10 đến 17h ngày 27/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.411 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 4.404 ca ghi nhận trong nước (tăng 812 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 2.052 ca trong cộng đồng).

        Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.140), Bình Dương (521), Đồng Nai (499), Đắk Lắk (254), Bạc Liêu (242), An Giang (221), Tây Ninh (202), Kiên Giang (150), Tiền Giang (127), Sóc Trăng (98), Cần Thơ (98), Bình Thuận (97), Quảng Nam (92), Trà Vinh (82), Long An (81), Đồng Tháp (49), Thanh Hóa (45), Khánh Hòa (44), Hậu Giang (42), Gia Lai (32), Nam Định (28), Hà Nội (26), Quảng Ngãi (21), Nghệ An (19), Bình Phước (19), Hà Giang (19), Phú Thọ (18), Vĩnh Long (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (17), Bắc Giang (14), Bến Tre (14), Ninh Thuận (14), Thừa Thiên Huế (14), Hà Nam (12), Quảng Trị (6), Đắk Nông (6), Kon Tum (6), Bắc Ninh (4), Đà Nẵng (3), Bình Định (3), Hà Tĩnh (1), Ninh Bình (1), Thái Bình (1), Hải Phòng (1), Quảng Ninh (1), Lào Cai (1), Phú Yên (1)”.

(Lấy từ trang web: https://covid19.gov.vn/)

a.Đọc thông tin trên, các em có suy nghĩ gì về tình hình dịch bệnh Covid của Việt Nam hiện nay? Em hãy phân tích các số liệu trên.

b.Theo em thì Việt Nam có thể đẩy lùi được dịch bệnh Covid không? Tại sao? Và để đẩy lùi dịch bệnh thì Việt Nam cần phải làm gì? Em hãy đưa ra các giải pháp để chúng ta có thể vượt qua đại dịch này.

0
7 tháng 4 2018

 - Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh gây ra.

   - Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành khi bị muỗi a-nô-phen mang kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang người lành.

   - Bệnh sốt rét gây thiếu máu, nếu nghiêm trọng có thể làm chết người.

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

    Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

                                                                                                ( Ngữ Văn 6-  tập 1)

Câu 1. Nêu tên văn bản có đoạn trích trên . (0,5 điểm)

Câu 2. Phép tu từ nào  được sử dụng trong đoạn  trích trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản  . (0,5 điểm)

Câu 4.Xác định cấu tạo chủ ngữ trong câu sau: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh  .(0,5 điểm)                         CDT

 

Câu 5. Từ câu chuyện của người anh trong văn bản, em rút ra  được bài học gì cho bản thân của mình?  (1,0 điểm)

2
2 tháng 1 2022

1 Bức tranh của em gái tôi

2 so sánh( mặt chú bé tỏa ra 1 thứ ánh sáng ...)

liệt kê:là sự ngỡ ngàng,rối đến hãnh diện,sau đó là xấu hổ

2 tháng 1 2022

3.PTBĐ chính:Tự sự

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?

(…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

                                                  Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0