Giải thích thủy triều đỏ?
Giải thích hiện tượng mưa axít?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bộ Tài nguyên Môi trường hôm nay công bố độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển; và hiện tượng thủy triều đỏ là nguyên nhân cá chết hàng loạt ở dải ven biển miền Trung.
Thủy triều đỏ, hay còn gọi là tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ.
Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. Thủy triều đỏ cũng không nhất thiết làm chuyển màu nước, khi mức độ tảo tích tụ không quá dày đặc.
Tuy vào loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là "hiện tượng tảo nở hoa độc hại" (HAB). Tác hại dễ thấy nhất của HAB là động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.
Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Karenia brevis, loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico, khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng nặng.
Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.
Theo một cuốn sách của ông Kin-chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.
Yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.
Theo Scientific American, công chúng thường cho rằng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ, vì các loại tảo HAB phát triển mạnh trên các chất dinh dưỡng chứa trong nước thải và chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ có một số đợt HAB có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường. Liên kết rõ ràng nhất có thể là với loại tảo Pfiesteria, thường gặp trong các vùng nước bị ô nhiễm. Trang này nhấn mạnh rằng chưa có kết luận về liên quan giữa Pfiesteria và ô nhiễm môi trường, nhưng các bằng chứng có vẻ khá mạnh.
Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc. Khoảng 36 tấn cá chết ở Hong Kong vào cuối năm ngoái được cho là do hiện tượng này. Năm 2013, thủy triều đỏ tại bờ biển đảo Borneo, phần do Malaysia kiểm soát (đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia), làm hai người thiệt mạng, sau khi họ ăn sinh vật biển bị nhiễm độc.
Tham khảo:
+ Thủy triều đỏ là một thuật ngữ đề cập đến sự nở hoa của một loài tảo có tên là Karenia brevis. Hiện tượng thủy triều đỏ hoàn toàn không liên quan đến hoạt động lên xuống của dòng nước.
+ Thủy triều đen là thuật ngữ để chỉ thảm họa dầu tràn ra biển. Hiện tượng này cũng không liên quan gì đến thủy triều.
Tham khảo
Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu. ...
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
* Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).
- Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.
* Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.
- Hiện tượng thủy triều:
+ Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.
+ Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
+ Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.
- Ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:
+ Khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất: trăng tròn hoặc không trăng.
+ Khi dao động thủy triều có biên độ nhỏ nhất: trăng khuyết.
a/ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
→ Hiện tượng vật lí, vì không có chất mới tạo thành.
b/ Hoà ta axít axêtíc vào nước đựơc dung dịch axít loãng, dùng làm giấm ăn.
→ Hiện tượng vật lí, vì không chất mới tạo thành.
c/ Cuốc xẻng, dao làm bằng sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ.
→ Hiện tượng hóa học, vì có chất mới tạo thành.
Hiện tượng VL:
a) Là hiện tượng VL vì: ko có sự biến đổi chất dây sắt chỉ bị chỉ tán thành đinh
Hiện tượng HH:
b) Là hiện tượng HH vì: có sự biến đổi chất
c) Là hiện tượng HH vì: sắt để lâu trg không khí tác dụng với Oxi => Bị gỉ
d) Là hiện tượng HH vì: gỗ, củi sau khi cháy sẽ thành than
Đáp án C
Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng.
*Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu.
* Mưa axit :Độ acid được đo bằng thang pH (thang logarith), trong đó pH = 7 để chỉ các dung dịch trung tính. Thông thường pH = 5,6 (pH 5,6 là mức pH của nước bão hoà khí CO2) được coi là cơ sở để xác định mưa acid. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ acid thấp hơn 5,6 được gọi là mưa acid. Cũng cần nói thêm rằng, trong giới chuyên môn đôi khi người ta dùng thuật ngữ "sự lắng đọng acid" (Acid deposition), thay vì mưa acid (acid rain). Hai thuật ngữ này khác nhau ở chỗ acid deposition là sự lắng đọng của acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất (kế cả dạng khô [các hạt bụi] hay dạng ướt [mưa acid]), còn mưa acid chỉ thuần túy nói về sự lắng đọng acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất ở dạng ướt.