Nêu cảm nhận của em về tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.Giúp mk nha mn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
1) Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thủy
Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình.
2) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người...
HT
Lòng hiếu thảo là 1 trong số những yếu tố hình thành nên giá trị của mỗi con người,trong 1 xã hội văn minh lòng hiếu thảo sẽ là 1 trong số các yếu tố được đặt lên hàng đầu.Mặc dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi song chúng ta vẫn cần biết hiếu thảo,như chăm sóc ông bà,hiếu thảo với bố mẹ,biết kính trên nhường dưới.Khi biết hiếu thảo với những người trong gia đình dù đó chỉ thể hiện qua 1 hành động nhỏ nhưng cũng sẽ góp 1 phần nhỏ nào đó giúp nâng cao ý thức về vấn đề này của mỗi một con người.
bn tham khảo nha! chúc bn học tốt !!!
Tham khảo!!!!
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thào. Lòng hiếu tháo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
HT
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Hơi dài bn cố viết nhé
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Trong đó phải kể đến bút pháp tả người của Nguyễn Du, đặc biệt là miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
2. Thân bài
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp của tài sắc vẹn toàn: Hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài sắc, tuyệt vời mà còn hội tụ đủ mọi tinh túy tài sắc
- Hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh: vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu.
- Vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao: một tuổi xuân đang phơi phới và tràn đầy những ước mơ dành cho tương lai
- Vẻ đẹp ấy là điềm báo cho một cuộc đời đầy sóng gió: dự báo cho người đọc thấy trước con đường tương lai nhiều điều bất hạnh của Thúy Kiều
3. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều: Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng tuyệt diệu.
Đời người, với những nỗi buồn sầu thế và những bất hạnh khôn cùng trải dài ra mênh mông, vô tận, cập bến lửa thiêng và đến với nhà thơ Nguyễn Du- một đại thi hào của dân tộc. Thân phận con người, đặc biệt là thân phận người con gái trong xã hội phong kiến suy tàn với bao bất công ngang trái, coi trọng thế lực đồng tiền đã đi vào trái tim nhà thơ với bao rung cảm và bao xót xa đau đớn. Hình tượng Thuý Kiều ra đời trong bao dồn nén về cuộc đời, về thân phận con người của nhà thơ. Đó là đại diện cho một kiếp người, một lớp người trong xã hội phong kiến hủ bại và thối nát. Qua hình tượng nàng Kiều và với những giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm “Truyện Kiều”, ta có thể thấy rõ được quan niệm nghệ thuật mới tiến bộ về con người, về cá nhân của đại thi hào Nguyễn Du.
“Truyện Kiều” được sáng tác dựa trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện”. Tuy nhiên Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lý giải về nhân vật theo cách của riêng ông, với thể loại truyện thơ khác hẳn “Kim Vân Kiều truyện” là tác phẩm tự sự văn xuôi.
Nhân vật nàng Kiều hiện lên trên nền bi kịch của cuộc đời. Nàng có ý thức về nhân phẩm của mình nhưng lại bị xã hội hủ bại chà đạp nhân phẩm. Đó là bi kịch lớn nhất của đời người. Nỗi xót xa, đau đớn bao trùm lên một con người mà “hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành- Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Văn học trung đại viết về con người đã ít, viết về số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ lại càng ít hơn. Với cái xã hội trọng nam khinh nữ thì một Nguyễn Du và một “Truyện Kiều” xuất hiện như toả sáng nền văn học tối tăm, soi đường chỉ lối và tôn lên giá trị nhân phẩm cao quý của con người.
Thuý Kiều- một người con gái tài hoa, xinh đẹp- một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, một tài năng hiếm thấy, nổi bật về cả cầm, kì, thi, hoạ. Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết của mình vào sáng tạo hình tượng Thuý Kiều, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ vốn không được coi trọng trong xã hội đương thời bằng một tấm lòng trân trọng yêu thương. Đó là điều hiếm, hoặc thậm chí không tìm thấy trong các tác phẩm trước “Truyện Kiều”, và các nhà thơ khác trước Nguyễn Du. Nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng thật tài tình, cái đẹp “mười phân vẹn mười”, “sắc sảo mặn mà”, Thuý Kiều quả là một giai nhân hiếm có trên đời. Nếu như Thuý Vân có một vè đẹp “mây thua”, “tuyết nhường”, hài hoà với cảnh vật xung quanh, với thiên nhiên, tính cách đoan trang thuỳ mị như ngầm báo trước một tuơng lai êm đềm, phẳng lặng thì Thuý Kiều với vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, ngầm dự báo trước số phận của nàng sẽ gặp nhiều bất trắc, nhiều sóng gió bão táp. Nàng Kiều đã tự viết lên khúc nhạc ai oán, não nùng. Phải chăng nàng đã tự dự đoán trước được tương lai, số phận của mình- tương lai, số phận của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh trong cái xã hội chỉ coi trọng đồng tiền mà vùi dập, chà đạp lên thân thể, danh dự và cả nhân phẩm của con người. Qua hình ảnh nàng Kiều, ta thấy được cái nhìn yêu quý, trân trọng, cảm thông của Nguyễn Du với nhân vật lý tưởng của mình, cũng như với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Đó là quan niệm nghệ thuật mới tiến bộ về con người, cá nhân của nhà thơ Nguyễn Du.
Biết cảm thông, chia sẻ, Kiều đã cảm thấy rất buồn và thương cho nấm mộ Đạm Tiên bên đường cỏ mọc hoang, không ai chăm sóc. Người con gái mang kiếp cầm ca, sống thì bị dè bỉu, chết đi thì nấm mồ cũng vẫn cô đơn hiu quạnh.
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
Phải chăng, cũng từ đây mà một cơn giông tố đang sắp ập đến trên đầu người thiếu nữ vô tội. Nấm mồ hoang kia phải chăng như một sự báo thức, như đánh dầu bước ngoặt cuộc đời của Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Kiều- một con người có vẻ đẹp ngoại hình, có tâm hồn trong sáng, lương thiện, tài năng, đồng thời nàng cũng là người có khát vọng tình yêu, hạnh phúc, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”
Đặc biệt là hình ảnh “xăm xăm băng nẻo đường khuya một mình” của Thuý Kiều để tìm Kim Trọng, tìm đến hạnh phúc của mình. Kiều đã vượt qua những gò bó của thời cuộc để đi tìm hạnh phúc, điều mà khó tìm thấy nơi những người con gái khác trong khi quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” vẫn đang tồn tại rất mạnh mẽ trong xã hội. Nguyễn Du đã làm cho nhân vật của mình thật nổi bật trên nền xã hội đồng tiền, xã hội phong kiến hủ bại, thối nát. Ông coi trọng con người, coi trọng sự tự do, hạnh phúc và quyền được tìm hạnh phúc cho mình của mỗi người mặc cho định kiến xã hội đang vây lấy tất cả.
“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”
Con người sinh ra tài hoa không phải là một cái tội, nhưng đặt trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến, những người có tài, có sắc, đặc biệt là người phụ nữ lại hay phải chịu những truân chuyên, vất vả. Đang ở độ tuổi đẹp nhất của thời con gái, vừa gặp được mối tình đầu của mình, tưởng như cuộc sống sẽ chuyển mình bước trên một con đường hạnh phúc, nhưng ông trời thường hay thử lòng người. Phải chăng, khúc nhạc mà Kiều sáng tác trước kia đã trở thành chính cuộc đời nàng, ai oán và não nùng. Chỉ vì đồng tiền, bọn sai nha đã gây nên vụ án oan trong gia đình Kiều, vì đồng tiền mà bọn chúng đã phá hoại hạnh phúc gia đình Kiều, từ một mái ấm êm đềm bỗng tan hoang, lạnh lẽo. Thuý Kiều, với tư cách là một người chị cả phải đứng ra lo liệu mọi chuyện, nàng phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho sai nha để cứu cha và em khỏi bị tra khảo dã man. Bi kịch cuộc đời bắt đầu từ đây, khi mà con người , khi mà nhân phẩm bị người ta mua đi bán lại như một món hàng. Mã Giám Sinh, Tú Bà xuất hiện càng làm nổi bật lên hình tượng một Thuý Kiều bất hạnh, đau đớn ê chề:
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
… Cò kè bớt một thêm hai”
Cái tài, cái sắc giờ đây bị mang ra cân đong đo đếm, bị quy ra thành tiền:
“Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Cảnh mua bán hiện lên thật sinh động, có người mua, kẻ bán, có sự thử hàng, trả giá, mặc cả, giao kèo. Từ “ép”, “thử” đã lột trần bản chất của Mã Giám Sinh, đồng thời khắc hoạ được rõ nét nỗi đau đớn, bất hạnh khi bị coi như một món hàng mua bán của Thuý Kiều. Từ một nghìn mà bị ngã giá xuống bốn trăm lạng, trong xã hội đồng tiền, con người chỉ đáng giá thế thôi sao?
Xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân phẩm và đạo đức của con người. Phẩm giá bị xúc phạm, Thuý Kiều căm tức những kẻ đã gây ra cho gia đình nàng nỗi ô nhục này: “nỗi mình thêm tức nỗi nhà”. Nàng đau xót, nàng khóc cho số phận hẩm hiu của mình:
“Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương”
Hình ảnh Thuý Kiều hiện lên thật tội nghiệp. Nàng đau khi nghĩ đến “nỗi mình”- tình duyên dang dở, “nỗi nhà” bị vu oan giáng hoạ. Mỗi bước đi của nàng nước mắt tuôn mà lòng quặn thắt. Là một tiểu thư khuê các mà giờ đây lại trở thành một món hàng nên càng tủi thẹn, xấu hổ ê trề khi phải đối mặt với sự thật. Nhưng Thuý Kiều càng buồn bao nhiêu thì lại càng đẹp bấy nhiêu: “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”. Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã khắc hoạ thành công nỗi buồn của Kiều, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp. Thuý Kiều hiện lên trên bức tranh khổ đau vẫn thật đẹp về cả ngoại hình lẫn nhân phẩm. Dù bị xã hội dồn ép, đè nén, nhưng hình ảnh một người con gái hi sinh hạnh phúc của mình và gia đình hiện lên thật đáng quý, đáng trọng. Đó cũng là nét nghệ thuật tiến bộ về con người, cá nhân của Nguyễn Du khi mà trong văn học cũ, con người không được đề cao.
Biết rằng cuộc đời mình sẽ chuyển sang một trang mới, biết rằng mối tình Kim- Kiều sẽ chẳng đi về đâu. Sau những đêm trắng nghĩ đến thân phận và tình yêu, Kiều quyết đinh nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Kheo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.
Là chị mà Kiều phải lạy, phải thưa với em của mình, một thái độ vừa kính trọng, vừa biết ơn. Kiều đã nghĩ rất chu toàn, biết rằng việc này rất khó cho Vân nên nàng rất khó để mở lời. Nàng tâm sự với em về mối tình trong sáng, cao đẹp của mình đối với chàng Kim. Đối với Kiều, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng đều muốn trọn vẹn cả hai.
Đau đớn nhất trong đời người là nhân phẩm bị chà đạp, và nỗi đau đớn đó càng nhân lên gấp bội khi phải từ bỏ tình yêu của mình. Kiều trao duyên cho Thuý Vân mà lòng đau xót, nuối tiếc, nhớ lại tất cả những kỉ niệm đã qua, nhận ra mình là người bạc mệnh:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Tình yêu của bố mẹ dành cho con bao la là thế. Từ lúc còn là bào thai nhỏ trong bụng mẹ đến khi khôn lớn nên người lúc nào bố mẹ cũng bên con. Dù có nhiều lần con không ngoan không vâng lời nhưng trong sâu thẳm đáy lòng con luôn yêu bố mẹ nhất đời.
Mẹ là người luôn bên con bế bồng chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con có đọc câu chuyện kể về hai chị em song sinh trước khi chào đời có rất nhiều nỗi lo lắng về cuộc sống sau này của mình sợ không được ai cho ăn cho uống che chở như khi còn trong bụng mẹ. nhưng rồi hiển nhiên ngày đó cũng tới và cũng là ngày họ nhận ra rằng: dù cuộc đời có đầy ắp niềm vui hay đau khổ họ vẫn luôn có mẹ bên cạnh. Bàn tay mẹ chai sần vì con đôi chân mẹ cũng vì con mà trở nên gân guốc. Mẹ bỏ thời gian công sức nấu cho con những bữa cơm ngon dạy con học chở con đi học đi chơi... Thế mà đã quá nhiều lần con vô lễ với mẹ mỗi khi nhớ lại tim con như nhói đau.
Còn bố tuy vẻ bề ngoài dường như khô khan nhưng tình thương bố dành cho con sâu nặng vô cùng. Bố rất ít phạt con nhưng mỗi lần bố phạt là con biết lỗi của con rất nặng. Những lúc ấy con chỉ là một đứa trẻ dại khờ chỉ biết khóc lóc giận dỗi mỗi lần như thế chắc bố thất vọng về con lắm.
Sau những lần con vô lễ với bố mẹ con chỉ muốn bật khóc khi nhớ lại rồi con lại nghĩ: "giá như mình đã không làm thế" "giá như" ... Sao con lại không biến những điều giá như ấy thành sự thật. Bố mẹ chắc sẽ vui lắm nụ cười tươi tắn khi bạn khoe điểm 10 đỏ chói hay là lời ân hận khi bạn mắc khuyết điểm... Bố mẹ có thể hy sinh cả đời vì con và cũng không mong cầu gì cho bản thân chỉ mong cho con được lớn khôn khỏe mạnh. Những lần bố mẹ mệt nằm trên giường con lo ắm không sao ngồi yên được. Bố mẹ lo con có tính vô tâm nhưng bố mẹ à con yêu bố mẹ lắm! Con mong sao lúc này bố mẹ có thể nói vói con một lời nhờ con làm một việc. Con làm việc gì cũng được chỉ mong sao bố mẹ khỏi bệnh để dạy con học hay phạt con những lúc con mắc lỗi như mọi ngày.
Mỗi người dù là ai dù ở đâu thì lòng hiếu thảo luôn có trong tim. Con người đôi khi mãi chạy theo cuộc sống vật chất dường như quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp những khó khăn thất bại khi bị cuộc đời vùi dập thì nơi góc trời xa yêu dấu bỗng ta thấy nhớ và yêu bố mẹ nhiều hơn. Ngày xưa ấy mẹ đã nắm tay con đi trên con đường bé nhỏ này. Con nũng nịu bên mẹ đòi mua cho được cái kẹo cái bánh. Thế mà hôm nay tất cả còn đâu. Ngày xưa ấy bố bế con đi chơi con đã hát cho bố nghe bài hát về cả gia đình mình. Thế mà hôm nay bố đã rời xa con mãi mãi... Có những người con khi nhận ra mình vô cùng yêu thương bố mẹ thì đã quá muộn. Thế nên ngay từ khi còn có thể chúng ta hãy thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ đừng để ngày mai khi bố mẹ đã ra đi.
Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con dù con còn nhỏ hay đã trưởng thành. Bố mẹ dành cho con tình yêu thương cao cả. Con vẫn là đứa con bé bỏng của bố mẹ dù con có phạm lỗi lầm. Con có thể là một đứa con bất hiếu không biết nghĩ đến bố mẹ nhưng con nhận ra rằng dường như bố mẹ vẫn thương con. Những người con bất hiếu đã từng coi thường bố mẹ bỏ rơi bố mẹ lúc vế già thật đáng xấu hổ.
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.
Để rồi một ngày nào đó bố mẹ lặng lẽ ra đi những con người ấy sẽ mang trong tim một nỗi day dứt một khoảng trống trong tâm hồn mà không có gì có thể bù đắp được.
Đối với riêng em em may mắn có một người cha yêu thương chăm sóc em từng li từng tí nhưng cha em đã mãi mãi ra đi sau một tai nạn giao thông. Hình ảnh cha lại về trong ký ức em. Cái bóng gầy gò liêu xiêu ấy in mãi trong tâm hồn em mỗi sáng cha đi bộ dắt em đến trường. Trên vai cha mang chiếc cặp vừa đi vừa hỏi em chuyện học hành. Bây giờ cha không còn nữa nhưng em vẫn cố gắng chăm ngoan học tập để không phụ lòng cha. Hình ảnh và tình thương của cha mãi mãi theo em trong suốt cuộc đời.
Cảm ơn đời đã cho em có cha và có mẹ! Cha mẹ là điểm tựa vĩnh cửu cho con trên đường đời. Từ tình yêu lòng hiếu thảo với cha mẹ con bước đầu mới hiểu về quê hương đất nước - nơi đã cưu mang tất cả con dân của tổ quốc. Hôm nay bố mẹ chăm sóc con mai kia con lớn con sẽ chăm sóc bố mẹ đền đáp bao công lao dưỡng dục của bố mẹ mà có thể muôn đời sau con không đền đáp hết như nhạc sĩ Trần Quế Sơn đã nói:
Con ra đời mẹ nhé
Con yêu mẹ nhất đời
Muôn ngàn năm sau nữa
Con cõng mẹ đi chơi.
Con mong dâng tặng bố mẹ tất cả lòng hiếu thảo của con.
bạn tham khảo nhé
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Mở đầu tác phẩm Truyện Kiều của mình, Nguyễn Du đã viết như vậy. Ông viết cho người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại có cuộc đời đầy gian truân đau khổ. Đó là Thuý Kiều. Nàng là hiện thân của những gì tuyệt vời về tài sắc, về nhân cách trong sáng, tấm lòng hiếu nghĩa mọi bề không bao giờ thay đổi dù cho cuộc đời nàng đầy những cơn sóng lớn vùi dập thân xác và tâm hồn. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong suốt chiều dài của cuốn truyện thơ mà người đọc, người nghe đều dễ nhận thấy.
Thuý Kiều được sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha mẹ nàng đã già yếu. Vì thế tấm lòng hiếu nghĩa đầu tiên của nàng là lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Nàng đã hi sinh đời con gái, hi sinh cả mối tình đầu đẹp tuyệt vời của mình để bán thân lấy tiền chuộc cha và em:
Hạt mưa xá nghĩ phận hèn
Liều đem tất cả, quyết đền ba xuân.
Không một ai ép buộc Kiều nhưng nàng đã tự nguyện với tất cả lòng lo lắng thương yêu cha mẹ. Nàng thật có hiếu với lòng hi sinh cao cả.
Đâu đã hết, khi lưu lạc, rơi vào chốn lẩu xanh, Kiều không lúc nào là không nhớ đến song thân:
Xót thương tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Kiều ở lầu Ngưng Bích với biết bao tâm trạng buồn tủi, lo âu tê tái nhưng nàng vẫn không quên đạo làm con, nàng cảm thấy có tội vì không châm sóc được cha mẹ già. Thuý Kiều xa nhà là bởi vì đâu? Nàng phải chịu bao đau khổ là vì đâu? Cũng do một phần là nàng đã tự nguyện bán mình chuộc cha và em. Nàng không bao giờ trách cứ gia đình mà còn luôn nghĩ rằng mình có lỗi . Tấm lòng của nàng thật đáng thương, đáng trân trọng biết nhường nào.
Khi Kiều phải tiếp khách làng chơi, lúc tỉnh rượu tàn canh, tâm hồn và thể xác rã rời nhưng nàng vẫn nhớ đến cha mẹ mỗi ngày một già yếu đi:
Nhở ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Kiều luôn hướng về quê nhà. Phải chăng đó là nguồn sống của nàng giúp nàng xua bớt ưu tự phiền muộn?
Ngay cả khi Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, nàng cũng nghĩ đến cảnh:
Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
Kiều dâu ham gì công danh quyền quý nàng chỉ muốn làm mẹ cha vui lòng, nở mày nở mặt với mọi người, như thế là nàng đã báo đáp được ơn sinh thành.
Nhân vật Thúy Kiều có lòng “hiếu nghĩa đủ đường”, nhân cách trong sáng
Không chỉ có hiếu với mẹ cha mà nàng còn nhớ thương đến hai em:
Sân hoè đôi chút thơ ngây.
Nàng thương Thuý Vân, Vương Quan còn trẻ dại, nàng luôn mong cho hai em được hạnh phúc dù nàng đang khổ hơn rất nhiều.
Cuối cùng, Kiều luôn có nghĩa đối với người yêu, người đã từng thề nguyện sẽ sống đến tóc bạc răng long.
Kiều phải chịu biết bao dằn vặt đau đớn khi trao duyên cho em. Nhưng nàng quyết phải làm vì nếu không nàng sẽ trở thành con người bội bạc, quên nghĩa, quên tình:
Để lòng thi phụ tấm lòng với ai.
Đến khi xa các, Kiều hình dung ra cảnh Kim Trọng và thường lo cho chàng cứ mòn mỏi trông chờ nàng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Nhân cách của Thuý Kiều là thế, tấm lòng hiếu, nghĩa của nàng không bao giờ thay đổi. Kiều sống có ân nghĩa: nàng mang ơn và quyết trả ơn những người đã giúp dỡ mình đồng thời nàng cũng thẳng tay trừng phạt những thế lực bạc ác vùi dập cuộc đời nàng.
Tấm lòng nhân nghĩa của nàng Kiều hoà quyện nhân cách trong sáng tạo thành một con người tuyệt vời.
Khi nàng lọt vào lầu xanh, ngày ngày phải tiếp khách làng chơi, nàng luôn ưu tư đơn dộc. Cuộc sống buông thả, sa đọa ở lầu xanh cùng với những thú vui vật chất vẫn không làm Kiều vui được:
Mặc người mưa Sở mây Tần
Nhưng mình nào biết có xuân là gi?
Đối với Kiều, ngày nào còn ở chốn lầu xanh thì ngày đó nàng không thể biết tới mùa xuân vui tươi, ngược lại chỉ là một chuỗi ngày băng giá, đen tối. Nếu nàng có vui thích thì chỉ:
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Và mặc dù:
Cung cầm trong nguyệt dưới cờ dưới hoa vẫn không làm nàng giải bớt những phiền muộn, những nhục nhã xót xa cho cuộc đời mình. Mọi hành động của nàng đều là gượng ép, miễn cưỡng bởi vì chốn lầu xanh không phải nơi ở của một cô gái có tâm hồn, nhân cách trong sáng như Thuý Kiều.
Ngày xưa cũng như ngần này, các cô gái đã sa vào chốn bùn nhơ thường khó thoát ra được mà có khi ngày càng buông thả cho cuộc đời mình trôi về đâu thì trôi. Nhưng Kiều thì không thế, nàng luôn mang trong lòng tâm sự:
Ôm lòng đòi đoạn xa gần
Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau.
Nỗi đau của Kiều nó cứ âm ỉ cháy làm cõi lòng Kiều héo úa vì đau đớn. Điều đó chứng tỏ tâm hồn Kiều trong sáng, thật khó làm vẩn đục được. Kiều luôn muốn vươn lên khỏi chốn bùn nhơ và nàng làm mọi cách để thoát ra khỏi nơi lầu xanh, Kiều không bao giờ thích ứng được với cuộc sống xấu xa này.
Ở cuối tác phẩm của mình, Nguyễn Du có viết:
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Thật vậy, Thuý Kiều với nhân cách trong sáng, tấm lòng hiếu nghĩa của mình thật đáng để mọi người nể và cảm phục. Nàng luôn là hiện thân của một tâm hồn tuyệt vời như là viên ngọc ngày càng được mài dũa. Truyện Kiều sống mải trong lòng người dọc qua nhiều thế kỉ cũng là nhờ phần chính ở nhân vật Thuý Kiều đẹp đẽ này.
Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.
Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.
Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.
Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm
Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.
Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.
Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:
Buồn trông của bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.
Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Một bức tranh chỉ có màu “buồn”, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu “xanh xanh”, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.
Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đến thê lương cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.