tu bai ca dao con co ma di an dem em hay ke lai cuoc doi cua mot con co
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua hình ảnh con cò đáng thương,bài ca dao đã thể hiện được quan điểm chết trong còn hơn sống đục của cha ông ta.Đồng thời,bài ca dao còn bày tỏ sự ngậm ngùi ,thương c̉am trước số phận vất vả,long đong,cơ cực của những người mẹ dám hi sinh c̉ tính mạng mk vì đàn con yêu dấu.Vì thế bản thân mỗi chúng ta cần thấu hiểu những nỗi niềm,khổ đau đó của các đấng sinh thành,cố gắng làm tròn bổn phận của kẻ làm con.
Hai bài thơ, hai khúc ru nhưng mỗi nhà thơ lại có sự vận dụng khác nhau:
– Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru, vừa có lồi ru trực tiếp của người mẹ. Thực chất hai lòi ru đều của cái tôi trữ tình quyện hòa giữa cảm xúc trữ tình và tự sự. Lồi ru đằm thắm dịu dàng được cất lên từ trái tim nhân hậu, yêu thương của ngưòi mẹ Tà – ôi với công việc lao động, kháng chiến hàng ngày. Tiếng ru được cất lên từ chất hiện thực của cuộc sông gian lao vất vả trong kháng chiến. Vì vậy, trong lời ru của người mọ không chỉ chứa đựng lòi yêu thừơng đôi với con, vối bộ đội, làng bản, đất nước mà còn gửi gắm những khát khao, ưốc vọng qua giấc md của con: mong con khỏe mạnh, khôn lổn, thành người lao động giỏi và được sông trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mối lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đÀm thắm, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhàm nhạt, mà cảm xúc phát triển mỏ rộng dần theo không gian, theo tình cảm và ước mơ của ngưòi mẹ.
– Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, từ lòi hát, lòi ru của bà của mẹ bên cánh võng đế khái quát, nâng cao hình ảnh con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người. Có điều trong giọng điệu của bài thơ mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lòi ru ngọt ngào, tha thiết.
Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
– Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lồi ru hầu như dược lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
– Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: hai bài thơ đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vi cuộc sống và tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam – bà mẹ Việt Nam.
Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+Chú mày hôi như cú mèo.
+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau"
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.
Câu 3 bạn tự làm nhé
nhớ k cho mình nhé
câu ca dao dung để khuyên
chủ đề giữ chí kiên định
2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en
2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý
đây là 1 văn bản
có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac
còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~
*Tham khảo:
Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:
– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.
Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.
Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:
– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!
Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.
Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.
Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:
– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!
Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:
– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.
Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.
Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?
À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.
Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.
May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:
– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.
Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:
– A ha! Ta có bữa ăn rồi.
Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.
Giọng người đàn ông sang sảng:
– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.
Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:
– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.
Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.
Từ đó, các bà thường hay ru cháu:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Mặt trời đã lên cao, nắng vàng trải khắp cánh đồng. Một tia nắng chiếu qua lỗ hổng trên mái nhà, rọi vào mắt Cò mẹ khiến nó bừng tỉnh. Nó đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn lũ con. Góc nhà mấy chú cò con đang đói, nằm xoã đôi cánh chưa mọc đủ lông, kêu khe khẽ. Nhìn lũ con, Cò mẹ thật đau lòng. Nó cố gượng ngồi dậy, rồi chệnh choạng đứng lên. Nó nghĩ "Không thể đế mấy đứa con nhỏ đáng thương của ta chết đói được!" . Ý nghĩ ấy cho Cò mẹ thêm sức lực. Nó khoác tay nải lên vai dặn dò mấy đứa con vài câu rồi ra đi.
Đang giữa mùa hè, khí trời oi bức,ngột ngạt. Bỗng nhiên trời tối sầm, rồi gió nổi lên dữ dội.Cò mẹ chao đảo. Nó cố chới với, nó cố sức bay đi. Nó thất thanh cất tiếng kêu cứu. Tiếng kêu cứu của nó lẫn trong tiếng gió gào, tiếng mưa rơi. Nó tuyệt vọng nghĩ đến đàn con. Nhưng may thay, nó bám được vào một cái bè tre. Nó cố sức bám vào bè. Trên bè có một cái nhà to rộng quá, nó gõ cửa nhưng chẳng ai thưa. Nhà không có người. Nó đánh liều chui vào tránh mưa gió. Vì quá mệt và đói, cò mẹ thiếp đi lúc nào không hay.
Khi Cò mẹ tĩnh dậy, nó kinh hoàng thấy mình nằm trong một cái lồng sắt. Gần đó, một người đàn ông tướng mạo dữ tợn đang mài dao. Nó càng kinh hoàng hơn khi. nghĩ đến kết cục bi thảm sắp xảy ra với nó. Nó không sợ chết. Nhưng nghĩ đến đàn con, nó đau đớn quá. Nước mắt nó trào ra ướt đẫm cổ. Vừa lúc đó người đàn ông quay lại. Hắn quát.
- Khóc à? Khóc tao cũng giết thịt.
Bỗng có tiếng ồn ào ngoài ngõ. Rất nhiều người kéo đến. Họ hỏi:
- Con cò kia làm sao mà lại bắt nhốt nó thế?
Gã đàn ông nói:
- Nó là một đứa ăn trộm. Tôi sẽ giết nó.
Cò mẹ sửng sốt, nó vội thanh minh:
- Thưa ông, không phải tôi là kẻ trộm, tôi đang đi kiếm tép cho con tôi.
Hắn trừng mắt:
- Đồ trơ tráo, vừa ăn cắp vừa la làng. Chính tao bắt được quả tang mày đang lấy trộm thức ăn của tao. Còn cãi à?
Cổ họng Cò mẹ nghẹn ứ lại. Nó uất quá không nói được. Mọi người la lên:
- Đúng đấy, giết nó đi, quân ăn trộm.
- Đồ xấu xa, chết cho đáng đời.
Họ thi nhau kết án và nguyền rủa nó. Cò mẹ đau đớn. Chao ôi, tiếng tăm rồi sẽ lan đi khắp nơi! Thật tội nghiệp cho lũ con của ta, nếu chúng nghe được những lời này, chúng sẽ đau lòng biết bao.
Biết không thể thoát chết Cò mẹ run rẩy đề nghị:
-Tôi tha thiết cầu khẩn ông chiếu cố lời cầu xin của một con người tội nghiệp sắp chết.
Gã đàn ông hất hàm:
- Nói đi!
Cò mẹ nói tiếp:
- Xin ông hãy xáo tôi bằng nước múc ở đầu nguồn con suối trên ngọn núi xanh.
Mọi người đứng quanh cười vang:
- Vẽ chuyện, nước nào chả là nước, còn kén chọn cả cái nước để xáo thịt. Chết rồi thì biết gì mà kén nước trong với chả nước đục.
Nhưng nghĩ đến lời nguyền rằng khi bị chết oan được tắm gội (trong tình hình này thì là xáo thịt) bằng nước của con suối đó thì nỗi oan sẽ được giải nên cò mẹ cứ khẩn thiết cầu xin.
Cuối cùng, lời đề nghị của cò mẹ được chấp nhận.
~HẾT~
Bài này chỉ để tham khảo, mình có sửa đôi chút, nó hơi hoang đường quá nhưng mong rằng nó sẽ giúp được bạn