Hòa tan hoàn toàn 16,4g hỗn hợp X gồm MgO và MgCO3 trong dd H2SO4. Sau phản ứng thu được dd A và 2,24l khí CO2 (đktc)
a, Tính % về khối lượng mỗi chất có trong 16,4g hỗn hợp X
b, Cho 300ml dd Ba(OH)2 1,5M vào dd A thu được 110,6g kết tuả và 500ml dd B. Tính nồng độ mol của các chất có trong B
MgO+H2SO4\(\rightarrow\)MgSO4+H2O(1)
MgCO3+H2SO4\(\rightarrow\)MgSO4+ CO2+H2O(2)
- Theo PTHH (2): \(n_{MgCO_3}=n_{CO_2}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1mol\)
\(m_{MgCO_3}=n.M=0,1.84=8,4g\)
mMgO=16,4-8,4=8g\(\rightarrow\)\(n_{MgO}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{8}{40}=0,2mol\)
\(\%MgCO_3=\dfrac{8,4.100}{16,4}\approx51,22\%\)
%MgO=100%-51,22%=48,78%
- Theo PTHH (1,2) ta có:\(n_{MgSO_4}=n_{MgO}+n_{MgCO_3}=0,1+0,2=0,3mol\)
\(n_{Ba\left(OH\right)_2}=0,3.1,5=0,45mol\)
- Gọi x là số mol H2SO4 còn dư sau phản ứng (1,2).
H2SO4+Ba(OH)2\(\rightarrow\)BaSO4\(\downarrow\)+2H2O(3)
MgSO4+Ba(OH)2\(\rightarrow\)BaSO4\(\downarrow\)+Mg(OH)2\(\downarrow\)(4)
- Kết tủa tạo thành gồm BaSO4(pu 3,4) và Mg(OH)2(pu 4). Như vậy dd B thu được có khả năng còn dư Ba(OH)2 là chất tan duy nhất.
Ta có: 233x+233.0,3+58.0,3=110,6\(\rightarrow\)x=0,1mol
- Theo PTHH(3,4): \(n_{Ba\left(OH\right)_2}=n_{H_2SO_4}+n_{MgSO_4}=0,1+0,3=0,4mol\)
\(n_{Ba\left(OH\right)_2\left(dư\right)}=0,45-0,4=0,05mol\)
\(C_{M_{Ba\left(OH\right)_2}}=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,05}{0,5}=0,1M\)
trần hữu tuyển Hồ Hữu Phước Nguyễn Thị Kiều