K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2023

tham khảo 

loading...

25 tháng 1 2019

1+1=2

2+2=4

25 tháng 1 2019

1+1= 3 - 1

2+2=6 - 2

HIHI! nhớ kb với mik nha

10 tháng 12 2020

* Văn bản “Thông tin về Trái Đất năm 2000” – Theo tài liệu Sở KHCN Hà Nội

– Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với nghị luận.

– Chủ đề: Kêu gọi cộng đồng ý thức được tác hại của bao bì ni lông, từ đó có những hành động thiết thực để giảm thiểu nhu cầu dùng bao bì ni lông.

– Nghệ thuật:Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, phân loại, phân tích.

– Nội dung chính: Bằng hình thức trang trọng cùng tinh thần cộng đồng trách nhiệm, Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 như một bức thông điệp gửi đến toàn nhân loại. Trong bức thông điệp, những vấn đề liên quan đến sử dụng bao ni lông và tác hại mà nó dẫn đến được trình bày ngắn gọn, khúc chiết và rõ ràng. Bài viết còn gợi mở những cách thức biện pháp để hạn chế bao ni lông, góp phần vào việc giảm thiểu chất thải sinh hoạt. Đó là việc làm đơn giản nhưng lại vô cùng cấp thiết để bảo vệ trái đất, giữ gìn ngôi nhà chung của nhân loại.

* Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” – Theo Nguyễn Khắc Viện “Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện”

– Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với nghị luận.

– Chủ đề: Thể hiện quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cở sở nhận thức được những tác hại to lớn, nhiêu mặt và lâu dài của thuốc lá đối với đời sống cộng đồng.

– Nghệ thuật: thuyết minh với những lập luận chặt chẽ đầy thuyết phục. Vận dụng các phương pháp thuyết minh: giải thích, so sánh, nêu ví dụ.

– Nội dung chính: Như một cản bệnh hiểm nghèo của xã hội, nghiện thuốc lá được tác giả gọi là “ôn dịch” bởi những tác hại ghê gớm mà nó gây ra: lan truyền nhanh, gặm nhấm sức khỏe ngay cả những người không hút thuốc lá. Những tác hại mà thuốc lá gây ra không chỉ đơn thuần ở khía cạnh sức khỏe, nó còn tàn phá kinh tế, suy yếu xã hội, hư hỏng thế hệ tương lai. Từ những dẫn chứng đầy thuyết phục, tác giả đã gián tiếp đặt ra vấn đề đáng để xã hội suy ngẫm, phải làm sao để đẩy lùi căn bệnh “ôn dịch” này.

* Văn bản “Bài toán dân số” – Theo Thái An, Báo Giáo dục – Thời đại

– Phương thức biểu đạt: Nghị luận (kết hợp với tự sự).

– Chủ đề: Tình hình dân số thế giới ngày một gia tăng, đặt ra những tiếng chuông báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số, đặc biệt là ở những dân tộc chậm phát triển.

– Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng rõ ràng, đa dạng, số liệu minh chứng phong phú đầy sức thuyết phục.

– Nội dung chính: Bài báo với nội dung tương đối ngắn gọn nhưng lại chứa đựng nội dung rất có ý nghĩa. Để tăng sức thuyết phục cho lý lẽ của mình, người viết đã sử dụng nhiều số liệu minh chứng cụ thể, rõ ràng Cả nhân loại đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Đó là một hiểm họa cần báo động, là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính con người.

24 tháng 9 2021

Văn bản " Tôi đi học "

 Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên

Văn bản " Trong lòng mẹ "

- Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát tình thương yêu ; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn "trong lòng mẹ", Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu.

- Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản. Cái xã hội ấy đã làm thui chột đi tình máu mủ ruột thịt của những người trong một gia đình.

15 tháng 3 2019

thuyet minh ve cai quat

15 tháng 3 2019

k mk di

18 tháng 8 2017

Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.

18 tháng 8 2017

Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của VB Tôi đi học:

- Nhan đề của VB

- Quan hệ giữa các phần của VB

- Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nv " tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

=> Chủ đề của văn bản là vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.

Căn cứ vào nhan đề văn bản Tôi đi học và những câu văn sau đây, em biết văn bản này nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường.

- Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, tác giả (nhân vật tôi) mặc chiếc áo vải dù đen dài cảm thấy trang trọng và đứng đắn. Lòng “tôi” tưng bừng rộn rã, được mẹ hiền “âu yếm nắm tay” dẫn đi trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”.

- Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người, người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

* Những từ nữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời:

Văn bản Tôi đi học tập tung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” bằng nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau.

- Những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng ăn sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…” “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

* Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng bạn đi vào lớp.

- “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi…”

- “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, hay dám đi từng bước nhẹ…”

- “Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu trước”.

- “Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

16 tháng 3 2021

Hình ảnh nhân vật Dế Mèn được miêu tả qua tác phẩm" Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn là một chú dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh với dáng vẻ oai hùng. Tuy có ngoại hình đẹp nhưng Dế Mèn lại có tính cách kiêu căng, ngạo mạng hay bắt nạt và bày trò trêu chọc người khác. Một hôm Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào giúp ngách thông sang nhưng chú ta lại từ chối thể hiện sự không quan tâm và ích kỷ của Dế Mèn. Trước cái chết mà Dế Mèn gây ra cho Dế Choắt, chú dế kiêu ngạo ngày nào đã rút ra cho mình bài học đáng nhớ và đã thay đổi.

16 tháng 3 2021

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.