Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
2. Đoạn trích kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì ở người anh hùng Quang Trung?
3. Câu: “Các ngươi hãy nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!”, xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Hành động nói ấy giúp em hiểu thêm điều gì?
4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách T– P – H nói về tai thao lược như thần của vua Quang Trung. (Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu bị động)
5. Tài năng thuyết phục quân sĩ có vai trò rất quan trọng đối với các tướng lĩnh, các vị lãnh đạo trong trận chiến. Có một văn bản trong chương trình cũng nói về một vị tướng có tài năng thuyết phục quân sĩ đứng lên đánh giặc cứu nước. Đó là văn bản nào? Của ai?
Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái.
Câu 2: Kể về sự việc: Quang Trung mở tiệc khao quân, ăn Tết sớm. Hứa đến mồng 7 thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Cho thấy: Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
Câu 3: Câu cảm thán. Thực hiện hành động nói: yêu cầu. Giúp em hiểu thêm về tài năng và ý chí quyết thắng của ông.
Câu 4: Tham khảo:
Hình tượng Quang Trung được khắc họa trong "Hoàng Lê nhất thống chí" (hồi thứ 14) nổi bật lên là người có tài thao lược và tài dụng binh như thần. Điều đó được thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy (câu bị động). Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói ông sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long. Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”, “từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. Phẩm chất ấy còn thể hiện qua việc tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Trận Hà Hồi không cần đánh, Trận Ngọc Hồi được thành. Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng. Đồng thời (phép nối) khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.
Câu 5: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo.