Dựa vào hình 7.3, trình bày những liên minh, hợp tác chính của EU.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Liên minh: thuế quan, thị trường nội địa, kinh tế và tiền tệ.
- Hợp tác: trong chính sách đối ngoại, phối hợp hành động để gìn giữ hòa bình, an ninh, nhập cư, đấu tranh chống tội phạm, hợp tác về cảnh sát và tư pháp.
Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.
Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).
- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).
Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).
- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.
* Sự hình thành :
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành của Liên minh Châu Âu (EU)
- Ngày 18/4/1951, theo sáng kiến của Pháp, 6 nước Tây Âu gồm Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua, Iatali, Đức đã thành lập " Cộng đồng Than - Thép châu Âu" nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.
- Ngày 25/3/1957, 6 nước này ký hiệp ước Roma thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" (EURATOM) và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) . Đến ngày 1/7/1967, 3 tổ chức trên đã hợp nhất thành "Cộng đồng châu Âu" (EC và thág 2/1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản hiệp ước Maxtrich, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
* Quá trình phát triển :
- Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. (Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước Đông ÂU). Đến năm 2007 thêm 2 nước. Tổng số nước thành viên hiện nay là 27 nước.
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định Luật Công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung...)
- Cơ cấu tổ chứ EU gồm 5 cơ quan chính : Hội đồng châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Tòa án châu Âu. Ngoài ra còn có một số uy ban chuyên môn khác.
- Tháng 6/1979, cuộc bầu cứ Nghị viện châu Âu đầu tiên đã được tổ chức. Tháng 3/1995, 7 nước EU hủy ỏ việc kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) đã được phát hành chính thức và được sử dụng ở nhiều nước EU từ ngày 1/1/2002.
- Như vậy, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới.
- Quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập năm 1990. Từ đó mối quan hệ này lần đầu phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện,
Ngày 18-4-1951, theo đề xuất của Cộng hòa Pháp, 6 nước là Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua và Bỉ đã thành lập Cộng đồng than-thép châu Âu (ECSC).
Đến ngày 25-3-1957, 6 nước tren kí Hiệp ước Rôma, thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (còn gọi là Khối thị trường chung châu Âu) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM).
Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
Tháng 12-1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực ngày 1-2-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Từ 6 thành viên ban đầu, đến năm 2007 EU bao gồm 27 nước. Cụ thể : năm 1973 kết nạp Anh, Đan Mạch, Ailen, năm 1981-Hi Lạp, năm 1986- Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, năm 1995-Áo, Phần Lan, Thụy Điển, năm 2004- Látvia, Extônia , Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Slôvakia, Anbani, Síp, năm 2007-Rumani và Bungari.
Đây là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất thế giới, gồm những nước có chế độ chính trị, thể chế kinh tế giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt về trình độ phát triển cũng như van hóa, dân tộc, lịch sử.
- Quá trình bóc mòn: di chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực. Tuỳ nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có nhiều tên gọi khác nhau như xâm thực, mài mòn, thổi mòn,...
- Quá trình vận chuyển: di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Vận chuyển có thể xảy ra do mưa lớn kéo dài, nước ngấm sâu hoặc do nước chảy, gió thổi, băng hà,...
- Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.
+ Quá trình bồi tụ do băng hà hình thành các đồi băng tích, cánh đồng bằng tích,...
+ Quá trình bồi tụ do nước hình thành các bãi bồi ở ven sông, các đồng bằng châu thổ.
+ Quá trình bồi tụ do gió tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...
+ Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát,...
- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.
+ Từ TK XV,XVI - XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.
+ Từ giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược Philippin. Từ (1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ
+ TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia + Xingapo) đầu TK XX.
+ TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX
+ Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp → vẫn giữ được độc lập
Tham khảo:
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La-tinh: Tuy giành được độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển GDP toàn khu vực còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn chậm và không đều Có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.
Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50% Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế với cơ cấu đa dạng: công nghiệp (chủ yếu là khai khoáng), nông nghiệp là thế mạnh, dịch vụ có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm khoảng 60% năm 2020)
- Nguyên nhân: Do hầu hết các nước Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. Các công ty lớn hầu hết do người nước ngoài nắm giữ.
Tham khảo:
Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU:
Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô: Đây là mức độ cao nhất trong hợp tác khu vực. Các quốc gia thành viên liên minh thống nhất thực hiện một chính sách kinh tế chung, một hệ thống tiền tệ chung (bao gồm cả ngân hàng chung, đồng tiền chung) và chính sách tiền tệ chung.
EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu. Những lĩnh vực hợp tác công nghệ của EU là trí tuệ nhân tạo, điệ toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.
EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Các hoạt động hợp tác về an ninh chung phòng chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh được tăng cường.
Tham khảo:
♦ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác trong sản xuất của EU.
- Tham khảo: Hợp tác sản xuất máy bay Airbus
+ Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.
+ Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, Airbus A380.
♦ Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một liên kết vùng trong EU
- Tham khảo: Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
+ Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
+ Những lợi ích trong liên kết vùng Ma-xơ-Rai-nơ đã đem lại: Tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục; trao đổi về lao động giữa các nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút lao động giỏi, trẻ, năng động; Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa các nước; Liên kết đào tạo ở các trường đại học; Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
- Liên minh: Thuế quan, thị trường nội địa, kinh tế và tiền tệ.
- Hợp tác: Trong chính sách đối ngoại, phôi hợp hành động để gìn giữ hòa bình, an ninh, nhập cư, đấu tranh chống tội phạm, hợp tác về cảnh sát và tư pháp.