Ca ngợi tình thương của con người,thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí viết bài thơ " Em thương" như sau:
" Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng."
a) Hãy chỉ ra những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b) Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào trong xã hội hiện nay? Em có suy nghĩ gì về họ?
a) Hãy chỉ ra những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
=>Những biện pháp tu từ đc sử dụng là: nhân hóa và ẩn dụ.
-Nhân hóa: "mồ côi","không tìm thấy bạn","vào ngồi","gầy","run run","ngã".
-Ẩn dụ:"làn gió mồ côi": là những người mồ côi, bị mọi người xa lánh;"sợi nắng đông gầy":là những con người bất hạnh, nghèo khó, gầy guộc.
b) Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào trong xã hội hiện nay? Em có suy nghĩ gì về họ?
=>Đoạn thơ cho em nghĩ về những người mồ côi, những con người bất hạnh, nghèo khó. Em nghĩ họ là những con người tội nghiệp, họ sinh ra vốn đâu có xấu xa nhưng chẳng qua là họ bị cuộc sống dồn đẩy, chèn ép hoặc có những khiếm khuyết về thân thể nhưng tâm hồn họ đâu có xấu, thậm chí họ còn thương người hơn chúng ta rất nhiều! Vậy cớ sao chúng ta không giúp đỡ họ mà lại xa lánh, kỳ thị họ?!
Trên đây là suy nghĩ của mk! Có j thiếu mog bn bổ xung thêm! Chúc bn hc tốt!
Qua bài thơ trên ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh nhân hoá “Ngọn gió mà cũng mồ côi !” Nhưng ở đây tác giả đâu chỉ nói về ngọn gió . Mà còn muốn nói về cả con người nữa .Nếu ngọn gió mồ côi , không tìm hấy bạn , vào ngồi trong cây thì cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình đang buồn bã ngồi ở một xó nhà vắng vẻ nào đó...Còn sợi nắng đông gầy ngã giữa vườn cây cải ngồng cũng giống như một em bé (Thậm chí một cụ già...) ốm yếu , ngã giữa một vườn hoa vắng người... Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại một nỗi buồn thương sâu xa.ở đời cũng phải buồnthương. Người mà không biết buồn thương , thông cảm với những đau khổ của người khác ,và của chính mình thì còn đâu là người. Đoạn thơ cũng đã phản ánh được giá trị hiện thực vô lương tâm, vô nhân đạo, coi người như cỏ của xã hội hiện nay và cũng nhận được sự đồng cảm, sẻ chia, buồn tủi của tác giả gửi gắm vào trong bài thơ với giọng điệu chua xót, thấm thía, đau thương và lên án, phê phán những hạng người như vậy trong xã hội đang đà phát triển. Đây quả là một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa.
Bạn tham khảo nhé, mình gộp cả đoạn a + b vào trong đoạn văn trên nhé. Cảm ơn bạn !