Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh, bức chân dung người lính Tây Tiến hiện lên hào hùng, cao đẹp:
+ "Không mọc tóc" sốt rét rừng nên những người lính rụng hết tóc, đây là sự khốc liệt của hoàn cảnh chiến đấu
+ "Quân xanh màu lá": sự khắc nghiệt của điều kiện chiến đấu khiến những người lính xanh xao
+ "Dữ oai hùm" có những nét oai phong hùng mạnh áp đảo kẻ thù ( đây là lối miêu tả ước lệ cổ điển)
+ "Dáng kiều thơm" tâm hồn lãng mạn của những người lính Tây Tiến khi nhớ tới người yêu, hậu phương
-> Những người lính Tây Tiến dù trong khó khăn, gian khổ vẫn kiên cường, dũng cảm và hòa quyện trong đó sự lãng mạn vốn có.
- Đúng
- Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. Như bệnh sốt rét rừng, khiến người lính rụng tóc hay bệnh ghẻ do thiếu nước sạch hoặc côn trùng cắn, một số khác lựa chọn cách cạo trọc đầu để thuận tiện cho kháng chiến, hạn chế di chuyển và thời gian làm vệ sinh cá nhân.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2:
+ Trong đoạn 2, người lính hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn 3.
- Chú ý những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2:
Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
- * Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
- Dáng vẻ: kì dị: không mọc tóc → gian khổ.
- Hình ảnh hùng tráng: mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu, áo bào - cái chết sang trọng.
- Tâm hồn:
+ Ý chí, dũng cảm, trách nhiệm: tư thế dữ oai hùm; chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
+ Lãng mạn: nhớ về hình bóng người con gái (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
* Hình ảnh người lính ở đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ của đêm liên hoan, của không gian nhộn nhịp, tưng bừng, đầy màu sắc, ánh sáng, của không gian ấm áp tình người. Trong khi đó, hình ảnh người lính ở đoạn 3 lại trở về với thường ngày: hành quân, chiến đấu, là những hình ảnh dữ dội, khốc liệt.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 3.
- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...
=> Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên vừa oai hùng, mãnh mẽ nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời, vui vẻ.
* Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến; nêu vấn đề bình luận (chất lãng mạn trong bài thơ)
* Giải thích khái niệm: Lãng mạn là những sự bay bổng, thăng hoa trong cảm xúc mang tính chủ quan. Lãng mạn tích cực, lãng mạn cách mạng đó là ước mơ, hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin tưởng lạc quan; những rung động về lí tưởng cao đẹp có ở những con người có chí hướng hoài bão, những bay bổng trong tâm hồn khi tiếp cận với đối tượng gợi cảm …
* Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:
- Chất lãng mạn thể hiện ở cảm xúc hướng về những vẻ đẹp khác lạ của cảnh và người Tây Bắc.
+ Núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ, dữ dội mà nên thơ.
+ Con người miền Tây với vẻ đẹp đậm màu sắc dân tộc (tình tứ, e ấp trong điệu khèn, điệu múa, dáng người trên chiếc thuyền độc mộc trôi theo dòng lũ vừa rắn rỏi, dũng cảm, vừa mềm mại, uyển chuyển, …)
- Chất lãng mạn thể hiện ở bút pháp xây dựng hình ảnh một đoàn quân dũng cảm, kiêu hùng, tự nguyện hi sinh cho đất nước:
+ Lí tưởng cao đẹp
+ Kiêu dũng, can trường, ngạo nghễ với gian khổ, sẵn sàng xả thân vì đất nước.
+ Tâm hồn mộng mơ, tinh tế.
+ Lạc quan
* Đánh giá vấn đề. Ý nghĩa của chất lãng mạn đối với bài thơ về chiến tranh? Đối với người lính Tây Tiến.
Các bạn nên tập trung vào mấy ý chính sau đây:
- Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi... Nhớ về rừng núi... Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy...) Nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...).
- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ).
- Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính:
+ Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa).
+ Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ).
- Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tuỵ của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước :
Tây Tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôiVẻ đẹp, hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Vẻ đẹp hào hùng nhưng rất đỗi hào hoa của lính Tây Tiến
- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn
- Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở
- Những người lính vẫn kiên cường, vượt qua khó khăn, bệnh tật
- Tinh thần lạc quan, yêu đời
Chất bi tráng: cái chết trong bài Tây Tiến không mang cảm giác bi lụy, tang tóc
- Nghệ thuật
+ Cảm hứng lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc
+ Sử dụng thủ pháp đối lập gây ấn tượng, mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây, lính Tây Tiến
- So sánh bài Đồng Chí
+ Hiện thực chiến tranh được tái hiện chân thực
+ Chính Hữu tô đậm cái đời thường, có thật trong cuộc sống: hình ảnh đời sống của người dân, sức mạnh tinh thần đồng đội sát cánh bên nhau
==> Nhà thơ khái quát nét ngoại hình người lính tuy ốm nhưng không yếu, vẫn giữ được vẻ đẹp của người lính .
==> Diễn tả sự hi sinh vô cùng oanh liệt và dũng cảm của những người lính trong chiến đấu.
https://onthivan.com