nuoc van xuan doc lap va ket thuc nhu the nao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
TICK ĐÚNG CHO MÌNH NHA
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Nước Văn Lang thành lập
Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ Làng cả (Việt Trì) cho ta biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc.
Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng - bộ lạc khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, sử cũ viết: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân, thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.
Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
cho biet su thanh lap dang cong san co tac dong nhu the nao den phong trao doc lap dan toc o cac nuoc dong nam a
- các Đảng Cộng Sản cùng các nước Đông Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
- Các Đảng Cộng Sản cùng các nước Đông Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Phong trào công nông, phong trào yêu nước ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
ừ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử tiêu biểu:
- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước
- Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn- con trai thứ- mới lên 6 tuổi. Thái hậu họ Dương trao áo long cổn cho Lê Hoàn.
- Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
- 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên làm vua.
- 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long
- 1075 - 1077, quân Tống xâm lược nước ta lần hai nhưng thất bại.
- Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập
- Thời Trần, nước ta ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược
- 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu, thực hiện nhiều cải cách.
- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta.
- 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng.
- 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
Năm 1976, Việt Nam tuyên bố thống nhất hai miền Nam – Bắc, năm 1986 bắt đầu công cuộc đổi mới mở cửa. Trong khoảng thời gian 10 năm này, ưu và nhược điểm về mô hình kinh tế Nam – Bắc của Việt Nam là tương đối rõ nét. Khi Nam – Bắc bị chia cắt miền Nam Việt Nam cơ bản do người Mỹ đầu tư kinh doanh, thực hiện thể chế hiện đại, kinh tế tương đối phát triển, có cơ sở kinh tế thị trường tương đối mạnh. Mức độ thịnh vượng đã vượt Thái Lan khi đó, thậm chí Sài Gòn còn được mệnh danh là “Paris của phương Đông”. Sau khi Việt Nam thống nhất, tại miền Nam đã áp dụng chính sách thống nhất với miền Bắc, thực hiện quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp, thực hiện tập thể hóa đối với nông thôn, đẩy chủ nghĩa tư bản ra khỏi đất nước.
Sau khi miền Nam bị “Bắc hóa”, người Việt Nam phát hiện không chỉ miền Bắc kém phát triển, miền Nam vốn thịnh vượng cũng bắt đầu suy thoái. Việt Nam bắt đầu suy xét lại và so sánh, dưới tiền đề duy trì “chính trị đúng đắn”, miền Nam thực hiện kinh tế đồng bộ, đã nhận được sự đồng thuận của nhiều tầng lớp Việt Nam. Ngoài ra, trong Chiến tranh Việt Nam trường kỳ, còn có một lớp cán bộ sinh sống lâu dài tại miền Nam, họ hiểu rất rõ chế độ kinh tế miền Nam, vì vậy họ cũng tán thành với hệ thống kinh tế của miền Nam.
Vì vậy, khi Việt Nam quyết định cải cách mở cửa trong hoàn cảnh như vậy, sức cản đã nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Trung Quốc đã phát động phê phán đối với “hai phàm là” (phàm là những gì Mao Trạch Đông nói là đúng, phàm là những gì Mao Trạch Đông làm là đúng, tiến hành tổng động viên “thuyết mèo đen mèo trắng” (mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miền là bắt được chuột), đồng thời từ năm 1976 đến năm 1978 trải qua thời gian hơn 2 năm mới thực hiện chuyển đổi hòa bình tầng lớp lãnh đạo hạt nhân, hoàn thành sự chuẩn bị về tổ chức cho cải cách.
Vì thế, khi Việt Nam thúc đẩy toàn diện cải cách mở cửa, một loạt nhà doanh nghiệp, thương nhân có tài kinh doanh thời kỳ Nam Việt Nam trước đây đều có cơ hội trở lại, cống hiến kinh nghiệm, tài hoa của mình, không như Trung Quốc, đã trải qua quãng thời gian 30 năm, những người tài đã sắp già. Nhân tài kinh doanh của Việt Nam, mặc dù bị cản trở trong 10 năm, nhưng là trải qua thời kỳ ngủ đông, vẫn có thể tỉnh giấc, hoàn toàn không xuất hiện gián đoạn thế hệ nhân tài.
Đồng thời, một lượng lớn cán bộ công tác tại miền Nam, lần lượt bước vào tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, họ có nhãn quan tương đối hiện đại. Như vậy, trong thiết kế “tầng lớp đỉnh cao” của cải cách Việt Nam cũng khác so với Trung Quốc. Bước đi của họ ngày càng lớn, càng dễ tiếp thu những điều mới, có dũng khí mở đường, phiêu lưu.
Khoảng cách thời gian giữa hai miền Nam – Bắc thống nhất với cải cách mở cửa chỉ có 10 năm, không đủ để phá hủy mạch máu kinh tế thị trường của Việt Nam, xóa bỏ tính lũy văn minh hiện đại của mình, do vậy sau khi Việt Nam đổi mới mở cửa, sự kế thừa văn minh hiện đại đã đạt được thành công nhiều hơn so với Trung Quốc.
Mặc dù tại Trung Quốc rất kiêng kị đàm luận về cải cách chính trị của Việt Nam, nhưng sự thật, Việt Nam được coi là học sinh, nhưng thực sự đã vượt xa thầy. Trên thực tế, cải cách của Việt Nam có thể đi sâu như vậy là dựa vào sách lược lựa chọn thời cơ và đột phát từng bước của nó. Năm 2001, Việt Nam vừa hủy bỏ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, phục hồi Ban Bí thư Trung ương. Trước đại hội IX, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng được gọi là “Tiểu tổ 5 người”, là “hạt nhân trong hạt nhân” của tầng lớp cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi xóa bỏ Ban Thường vụ Bộ Chính trị, quy mô Bộ Chính trị của Việt Nam cũng không lớn, hiện nay chỉ có 14 người.
=> Kết quả :Mô hình cải cách tuần tự, tiệm tiến khiến cho lực cản cải cách Việt Nam giảm thiểu, công cuộc đổi mới mở cửa không ngừng được thúc đẩy, tiến về phía trước, ngày càng tiếp cận với văn minh chính trị hiện đại.
Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như sau :
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua ( Triệu Việt Vương ), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậy Lý Nam Đế
Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên ( Bắc Ninh ), Ô Diên ( Hà Nội ), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa ( Hà Nội )
Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.
Nhớ ủng hộ 1 Đúng !
Thank you very much!