K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

- Diễn biến: 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

9 tháng 5 2016

Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

* Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa là:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

18 tháng 3 2016

tóm tắt cuộc khởi nghĩa :

  • Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê Linh
  • Mùa xuân năm 40 hai bà trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn
  • Nghĩa quân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa
  • nghĩa quân đánh bại kẻ thù làm chủ được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.

lực lượng tham ra cuộc khởi nghĩa đông

18 tháng 3 2016

Tóm tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

- nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa: Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo,trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng,có 5 chủ tướng chỉ huy là nữ.

30 tháng 5 2018

STT

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Thời gian

Diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Khởi nghĩa Trần Tuân

Trần Tuân

cuối năm 1511

- Đóng quân ở Sơn Tây (Hà Nội), nghĩa quân có đến hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa: góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.

2

Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng

Lê Hy, Trịnh Hưng

1512

- Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa

3

Khởi nghĩa Phùng Chương

Phùng Chương

1515

- Nghĩa quân hoạt động ở vùng núi Tam Đảo.

4

Khởi nghĩa của Trần Cảo

Trần Cảo

1516

- Đóng quân ở Đông Triều (Quảng Ninh), còn gọi là“quân ba chỏm”.

- Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

5

Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

Nguyễn Dương Hưng

1737

- Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều thất bại, nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

6

Khởi nghĩa Lê Duy Mật

Lê Duy Mật

1738 - 1770

- Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An, kéo dài hơn 30 năm.

7

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

- Lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

8

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

- Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An.

- Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.

9

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

- Nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau một thời gian chuyển lên Tây Bắc, căn cứ chính là vùng Điện Biên.

10

Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

1771 - 1789

- Đầu năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

- Năm 1777, lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

- Tháng 1-1785, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

- 1786 - 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

- Năm 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

11

Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Phan Bá Vành

1821 - 1827

- Khởi nghĩa lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau nhiều trận lớn với triều đình.

- Năm 1827, nhà Nguyễn tấn công lớn vào căn cứ Trà Lũ. Cuộc khởi nghĩa thất bại

- Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.

12

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Nông Văn Vân và một số tù trưởng

1833 - 1835

- Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du.

- Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình.

- Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

13

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Lê Văn Khôi

1833 - 1835

- Tháng 6 - 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái.

- Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.

- Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời.

- Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.

14

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Cao Bá Quát

1854 - 1856

- Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội.

- Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.

- Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt.


30 tháng 5 2018

Thank bn nha!

28 tháng 1 2021

thống kê các mốc lịch sử của cuộc khởi nghĩa nam sơn câu hỏi 710081 - hoidap247.com

31 tháng 1 2021

thống kê các mốc lịch sử của cuộc khởi nghĩa nam sơn câu hỏi 710081 - hoidap247.com

26 tháng 12 2021


Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong cách mạng tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

3 tháng 3 2022

D

3 tháng 3 2022

D

Câu 1. Chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát quan lại cai trị đến cấp huyện sau sự kiện nào? A. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.​​​ B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. C. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu​​ D. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị. Câu 2. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh để làm gì? A. đồng...
Đọc tiếp

Câu 1. Chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát quan lại cai trị đến cấp huyện sau sự kiện nào? A. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.​​​ B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. C. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu​​ D. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị. Câu 2. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh để làm gì? A. đồng hóa​​​​​ B. trực tiếp cai trị đến tận huyện. C. dạy chữ Hán​​​​ D. không tin tưởng người Việt. Câu 3. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, luật lệ, tập quán Hán vào nước ta để làm gì? A. Khai hóa dân trí​​ ​ B. Hán hóa văn minh. C. Đồng hóa dân tộc ta​​​​ D. Truyền bá văn hóa Hán. Câu 4. Người Việt vẫn giữ nếp sống riêng với tục ăn trầu, nhuộm răng… nói lên điều gì? A. Nguồn gốc từ Hán Việt​ B. Dân ta không bị đồng hóa C. Tập quán cổ xưa​​ D. Dân ta đã bị đồng hóa Câu 5. Nhân dân Giao Châu phải nộp thuế gì là nặng nhất ? A. thuế ruộng và thuế sắt ​ ​B. thuế đinh và thuế rượu C. thuế muối và thuế sắt​​ ​ D. thuế nước và thuế sắt Câu 6. Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là ai? A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. Lạc tướng. D. Lạc hầu. Câu 7. Bồ chính là người đứng đầu: ​ A. Bộ . B. Thị tộc. C. Bộ lạc. D. Chiềng, chạ. Câu 8. Ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là: A. Phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang. B. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. C. Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. Câu 9. Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn. B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau. D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi. Câu 10. Nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? Đóng đô ở đâu? A. Năm 207 – Bạch Hạc B. Năm 208 TCN – Phong Khê C. Năm 217 – Mê Linh D. Năm 217 TCN – Hoa Lư Câu 11. Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì? A. Hình tròn. B. Hình chữ nhật. C. Hình xoáy trôn ốc. D. Hình vuông. Câu 12. Vũ khí lợi hại nhất của người Âu Lạc dùng để chống lại quân Tần là gì? A. Dao găm. B. Giáo mác. C. Nỏ. D. Rìu chiến. Câu 13. Trong các nghề thủ công thời Văn Lang, nghề nào đạt đến đỉnh cao? A. Luyện kim, đúc đồng B. Dệt vải C. Đóng thuyền D. Làm đồ gốm Câu 14. Ngày nay, phong tục nào từ thời Văn Lang còn được lưu giữ? A. Chôn người chết trong mộ thuyền B. Xăm mình C. Thờ các lực lượng tự nhiên D. Nhuộm răng Câu 15. Tổ chức nhà nước Âu Lạc có điểm gì tiến bộ hơn Văn Lang? A. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành B. Cả nước chia làm nhiều bộ; dưới bộ là chiềng, chạ C. Lực lượng quân đội đông, vũ khí có nhiều cải tiến D. Dời đô xuống Phong Khê Câu 16. Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì? A. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc B. Giữ nguyên hiện trạng Âu Lạc C. Cử Thứ sử đến cai trị ở cấp châu; các cấp hành chính còn lại vẫn giữ nguyên D. Vẫn giữ vua làm bù nhìn Câu 17. Vì sao chính quyền đô hộ lại bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú ở Âu Lạc? A. Đảm bảo an ninh của Âu Lạc B. Dùng lực lượng đó xây dựng thành lũy C. Để chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài D. Để đàn áp cuộc đấu tranh của người Việt Câu 18. Chính quyền đô hộ đã nắm độc quyền về mặt hàng gì? A. Vải B. Muối và sắt C. Đồ gốm D. Trầm hương Câu 19. Vì sao chính quyền đô hộ đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt? A. Để dạy chữ Hán cho người Việt B. Để giúp đỡ người Việt canh tác, sản xuất C. Để dễ dàng cai trị người Việt D. Để đồng hóa người Việt Câu 20. Đâu là chính sách thâm độc nhất của phong kiến phương Bắc đối với nước ta? A. Bóc lột bằng tô thuế B. Bắt cống nạp sản vật quý C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc D. Đồng hóa về văn hóa

1
13 tháng 3 2022

chia nhỏ ra đi