K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
Những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình, đó là : dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ, trong cuộc cách mạng đó, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

13 tháng 4 2017

-Trong những năm sống ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa (thành lập năm 1836 ở Pa-ri).

-Theo đề nghị của Ăng-ghen, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân Đôn vào tháng 6-1847, tổ chức này đã đổi tên thành Đồng minh những người cộng sản. Mục đích của Đồng được khẳng định rõ ràng là "... lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ".

- Mác và Ăng-ghen đã tham dự Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn và thông qua điều lệ của Đồng minh.

- Mác và Ăng-ghen là những người soạn thảo ra cương lĩnh của Đồng minh dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn độc lập Cộng sản.

Như vậy, Mác và Ăng-ghen vừa là những người tham gia sáng lập, dẫn dắt, tổ chức hoạt động của Đồng minh và soạn thảo ra lí luận cách mạng soi đường cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

7 tháng 7 2017

- Những hoạt động của C.Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, Những hoạt động của Mác và Ăng-ghen trong phong trào công nhân là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mac.

- C.Mac và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.

- Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản – văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

1 tháng 7 2019

* Vai trò:

   - Mác và Ăng-ghen đã đề nghị đổi tên tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa thành Đồng minh những người cộng sản (6/1847)

   - Mác và Ăng-ghen vận động thông qua Điều lệ của Đồng minh (1847)

   - Mác và Ăng-ghen soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (2 – 1848)

* Nội dung và ý nghĩa:

   - Nội dung:

      + Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra.

      + Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi, vô sản cần phải có chính đảng tiên phong của mình.

      + Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

   - Ý nghĩa:

      + Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp với chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

      + Từ đây, phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

LENIN:

* Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản:

- Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.

- Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động

- Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.

* Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:

- Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.

- Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

KARL MARX:

- Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội để thành lập Quốc tế thứ nhất.

- Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống lại những tư tưởng sai lệch, thông qua các nghị quyết đúng đắn.

- Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

⟹ Vì vậy, C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.



 

TL
6 tháng 2 2021

Trong quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đóng nhiều vai trò quan trọng:

 

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

 

- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:

 

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

 

+ Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.

 

+ Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

 

+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

 

+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

 

- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

 

+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng.

 

+ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này...
Đọc tiếp

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này lại thất bại, song nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bằng lòng yêu nước mãnh liệt và tầm nhìn sáng suốt của mình, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục. Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927, những bài giảng của người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách mệnh.

Cùng với đó, Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí.

Trong những năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào “vô sản hoá” đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Với sự nhất trí cao, Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. BẠN NÀO GIỎI TÓM TẮT LỊCH SỬ RÚT GỌN LẠI CHO MÌNH DỄ HỌC THUỘC ĐC KO Ạ :)

 

1
8 tháng 3 2022

Tóm tắt:

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

 - Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

+ Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này lại thất bại

+ Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920 ( tìm ra con đường giải phóng dân tộc,cứu nước đúng đắn là theo con đường cách mạng vô sản)

- Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng

+ Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước.Năm 1927,những bài giảng của người được in thành sách mang tên"Đường kách mệnh".Báo "Thanh niên" xuất bản tháng 6/1925(cơ quan ngôn luận)

+Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.Người mở lớp huấn luyện cán bộ Cách Mạng Việt Nam ở Quảng Châu,Trung Quốc.

+ Trong những năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng.Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào “vô sản hoá” được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong chuyển bá và khiến nhân dân được giác ngộ

- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

+ Với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Có điều gì sai sót mong được thông cảm ạ !

5 tháng 12 2018

ĐÁP ÁN A

22 tháng 9 2018

Đáp án D

Trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có vai trò:

- Chủ trì hội nghị, phê phán quan điểm sa lầm của các tổ chức cộng sản.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, …. -> Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

14 tháng 1 2017

Chọn đáp án D.

Trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có vai trò:

- Chủ trì hội nghị, phê phán quan điểm sa lầm của các tổ chức cộng sản.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, …. -> Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.