Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm sống chết mặc bay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Giá trị nội dung
“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
* Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét
* Nội dung
- Tác phẩm làm tái hiện bức tranh hiện thực ;
+Về tình cảm của nhân dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực , nói lên tình thế căng thẳng cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân .
+ Sự lạnh lùng vô trách nhiệm của bnj quan lại trong đó đáng chú ý nhất là quan phụ mẫu
- Thể hiện sự đồng cảm , thương xót người dân trong thiên tai hoạn nạn do thiên tai , đồng thời lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh ngàn sâu muôn thảm của người dân .
* Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp và kết thúc bất ngờ , ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn , rất sinh động .
- Lựa chọn ngôi kể khách quan .
- Lựa chọn ngôn ngữ kể , tả , khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
* Ý nghĩa
- Phê phán thói bàng quan vô trách nghiệm vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên .
Học tốt nhé
nhớ kết bạn với mk
Đáp án
- Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ)
- Giá trị nghệ thuật: (1.0đ)
+ Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.
+ Ngôi kể thứ 3 => khách quan.
+ Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.
Nội dung :
-Phản ánh sự vất vả lam lũ của người dân và ăn chơi hưởng lạc của bọn quan lại trong xã hội đương thời
-Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệm với tính mạng của người dân
-Tấm lòng cảm thương sâu sắc trước thân phận bị rẻ rúng của người dân
Nghệ thuât:
NT tương phản và NT tăng cấp,ngòi bút tả thực
- Gía trị hiện thực :+ văn bản đã phản ánh cuộc sống lầm than của người dân
+Cho thấy bộ mặt thối nát ,vô trách nhiệm của quan lại thời phong kiến - Giá trị nhân đạo: +văn bản thể hiện niềm xót thương cho số phận bất hạnh của những người dân bị kẻ rúng và phê phán tố cáo bọn quan lại cầm quyền (NỘI DUNG)
- Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- .Câu văn ngắn gọn ,ngôn ngữ sinh động thể hiện đc cá tính nhân vật (nghệ thuật)
1) Nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.
Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngữ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật
2) ghi nhớ sgk
Nội dung: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại, đứng đầu là tên quan phụ mẫu thời kì thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó thể hiện niềm cảm thông của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực của người dân, lên án thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.
Nghệ thuật:
● Ngôn ngữ sinh động
● Vận dụng, kết hợp thành công hai phép tương phản và tăng cấp
- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)
- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam
- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời
II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay1. Hoàn cảnh ra đời
- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918
- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn
2. Tóm tắt
Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ
- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”
- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than
4. Giá trị nội dung
“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
5. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét
Giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay” là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập
- cùng chủ đề :........ko bít
- nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
-nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
+cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
+lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
Nội dung:
-Lên án gay gắt bộ máy quan lại của thực dân phong kiến <Giá trị hiện thực>
-Nỗi thương cảm, tình cảm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân <Giá trị nhân đạo>
Nghệ thuật
-Tình huống độc đáo
-Thủ pháp tương phản tăng cấp
-Chọn chi tiết tiêu biểu, lời văn cụ thể sinh động
-Xây dựng nhân vật điển hình
Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập.
Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực.
Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.
Giá trị của bài ' Sống chết mặc bay " : Sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực của người dân và cuộc sống sa hoa, sung sướng mặc kệ với cuộc sống tính mạng của nhân dân của bọn cầm quyền mà đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú
Giá trị nhân đạo : Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến mà đứng đầu là tên quan phủ độc ác