Mọi người ơi!!Giúp mình học môn GDCN bài 'Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em'với tiện thể mọi người kết bạn với em luôn nhé!!!
Thanks cả nhà nhiều!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Mghe gọi về tuổi thơ
Này con gà mái mơ
Này con gà mái vàng
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Điệp ngữ trong bài ' Tiếng gà trưa ' :
" [...]
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ "
➝ Điệp ngữ cách quãng
___________________________
" Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng :
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sao này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
[...] "
x=9
viec hoc tap giup em bt dc nhieu dieu moi la ve the gioi quanh ta
biet cach tinh toan de ung dung vao thuc te
giup em giao luu voi nguoi nuoc ngoai ket ban viet thu voi nguoi nc ngoai
HỌC HỌC NỮA HỌC MÃI bạn nhé tri thức sẽ mang lại cho con người những điều bổ ích và thú vị đấy
Cái 1: Bước 1: Bạn pk xinh =)), bước 2: bạn pk có tâm hồn đẹp =))
Câu 2: Cách ôn tập: bạn có thể làm ra các ý ghi nhớ sau mỗi bài học mà bạn đã học qua
Sáng nay thời tiết trong xanh thoáng mát. Những chiếc lá khô theo gió lìa cành rơi xào xạc. Sân trường hôm nay khá vắng vẻ hơn mọi ngày.
Hôm nay lớp ta ko hẹn mà cùng đồng loạt mang theo đồ ăn. Wỹ ko biết làm gì với số tiền ít oi của lớp nên lấy mua kẹo rồi phân phát. Hiền thì đem theo cóc, Trâm đem mận, chôm chôm, Wbelll tui thì đem rau câu… Ai cũng phán: “Hôm nay lớp mình ăn liên hoan ”
Ba hồi trống vào học vang lên. Hôm nay chúng ta học 5 tiết Lí. Như mọi ngày, Tù trưởng đi muộn, rồi lại đột ngột từ đâu xuất hiện làm mọi người không khỏi bất ngờ. Lớp ta hôm nay đi học đông đủ, những bạn bấy lâu nay ko đi học bây giờ cũng xuất hiện. Nhìn chung ko khí lớp thật sôi nổi!
Tù trưởng giảng lại những phần lớp thắc mắc rồi chỉ thêm 1 vài chiêu khi vào phòng thi. Vì đã cận kề ngày “chiến đấu” nên bà con chăm chú lắng nghe. Không lâu sau, giờ ra chơi đã đến.
Từng món ăn liên tục đc mang ra. Những cái máy chụp hình cũng bắt đầu hoạt động. Toán – Lí thích thú chụp ảnh đến nỗi khi trống vào học rồi mà vẫn chưa chịu vào lớp. Vài bạn còn cả gan tìm Mr Hữu để chụp hình chung . Vừa lên đến sảnh, thấy bóng dáng Tù trưởng thì lập tức quay về. Đúng như dự đoán, Tù trưởng phán: “kêu mấy bạn vào lớp hết cho thầy!”. Lớp mình cười khúc khích: “chắc tại thầy buồn vì ko đc chụp hình ”
Bất chấp lời thầy nói, lớp ta vẫn đứng trc lớp làm kiểu chụp hình. Lát sau, thầy vào lớp mọi ng mới ai về chỗ nấy. Ba tiết học cũng trôi qua nhanh chóng.
Ngày mai nhiều bạn lên đường sớm vì địa điểm thi khá xa.
Chỉ còn hai ngày nữa thôi chúng ta bắt đầu kì thi quan trọng. Ai ai cũng bận rộn bài vở với bài học, bài tập… đến lúc rời khỏi lớp mới thấy nao lòng! Qua hôm nay sẽ ko còn cơ hội ngồi cùng một lớp, cùng nhau cười đùa, nghịch phá… Chúng ta chính thức chia tay nhau rồi
Sân trường vắng. Những chiếc lá khô lìa cành. Bay tứ phía!
Trả lời gợi ý:
a) Tết ở Làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào ?'
Trả lời
- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.
- Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ.
- Sắm quần áo, giày dép cho các em.
- Mua bánh kẹo, hạt dưa, hoa quả, cành đào, thịt gà, thịt lợn, giò chả.
- Đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới và phá “cỗ ngọt”, chúc nhau sức khoẻ, hát hò vui vẻ v.v...
b) Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó ?
Trả lời
- Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội đã được sống hạnh phúc trong sự thương yêu đùm bọc của những người mẹ nuôi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội.
- Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về với các em. Đó cũng là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc.
c) Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biiết (ví dụ : Làng trẻ em SOS, Quỹ bảo trợ trẻ em, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật....). Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển củ trẻ em ?
Trả lời
Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:
- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;
- Làng trẻ SOS;
- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
- Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...
Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
d) Em hãy kể những quyền mà em đã được hưởng. Em suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ?
Trả lời
Quyền mà em đã được hưởng:
- Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.
- Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.
- Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.
- Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sông hạnh phúc cho em.
Giải bài tập:a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em
- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
- TỔ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
- Đánh đập trẻ em.
- Tổ chức trại hè cho trẻ em.
- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Trả lời
- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
X
- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
-
- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
-
- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
X
- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
-
- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
X
- Đánh đập trẻ em.
-
- Tổ chức trại hè cho trẻ em.
X
- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
-
b) Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?
Trả lời
- Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:
+ Khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.
+ Khi bô mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học.
+ Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.
- Theo em, để hạn chế những việc làm trên, bố mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc, gia đình không tan vỡ thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc, được chăm sóc, được học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì nếu gia đình đông con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ sẽ khó có điều kiện đi học và khó được học hành tới nơi tới chôn.
c) Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ?
Trả lời
Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
+ Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.
+ Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.
+ Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi... phát triển toàn diện.
+ Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.
d) Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lófp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?
Trả lời
Theo em, Lan sai, vì không phải mẹ không muốn mua cho Lan mà vì nhà nghèo, còn khó khăn, mẹ phải dành dụm mới mua được, nên Lan phải hiểu và thông cảm cho mẹ.
Nếu là Lan, khi đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ chưa mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình, thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ: "Mẹ ơi, con sẽ đi bộ để đi học cũng được, mẹ ạ!"
đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?
Trả lời
Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Không phải tất cả các bạn con đều xấu, ba mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có điều kiện để phát triển mình.
e) Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây :
- Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.
- Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
- Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ
Trả lời
- Em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoặc nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.
- Em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không trốn học nữa.
- Em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách giúp các bạn đến các lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học.
g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.
Trả lời
Học sinh tự đánh giá đã thực hiện tốt bổn phận của em đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo chưa. Nếu có những điều chưa tốt hãy đặt kế hoạch rèn luyện để trở thành người con ngoan trò giỏi, là con yêu của bố mẹ.
Tick nhá!