K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2017

ờ...cs là gì

8 tháng 3 2017

có lẽ là "cái" hay "các" j đấy.mà mk cx chả biết nữa!!!!hiha

4 tháng 5 2019

mik mới thi môn địa

câu mà mik nhớ

câu không nhớ số mấy

+Nêu khái niệm sông

+nêu tác dụng của sông

ôn tốt nha

Lưu ý:

đề của bạn có thể khác đề mik

10 tháng 11 2018

Link: đề thi học sinh giỏi vật lý 8 cấp huyện - 123doc

vào tìm chớ mình không biết có có không

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

I. Chọn một hoặc hai phương án trả lời đúng nhất. (2 điểm)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

A. Có thời kì khô hạn;                 B. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió;

C. Thời tiết luôn diễn biến thất thường;     D. Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm;

Câu 2: Vấn đề cần quan tâm giải quyết ở đới lạnh đó là:

A. Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.;   C. Ô nhiễm nguồn nước.

B. Ô nhiễm không khí.                     D. Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.

Câu 3: Cảnh quan môi trường nhiệt đới thay đổi về chí tuyến theo thứ tự:

A. Rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.        B. Nửa hoang mạc, rừng thưa, xa van.

C. Xa van, nửa hoang mạc, rừng thưa.         D. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xa van

Câu 4: Rừng rậm xanh quanh năm là loại rừng chính thuộc:

A. Môi trường nhiệt đới                B. Môi trường xích đạo ẩm

C. Môi trường nhiệt đới gió mùa.         D. Môi trường hoang mạc

II. Dựa vào kiến thức đã học hãy điền từ (hoặc cụm từ) vào ô trống (1 điểm)

Ở đới ôn hòa thiên nhiên phân hóa theo......(1)........một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam là do... (2)...., thay đổi từ Tây sang Đông do ảnh hưởng của......(3).....và.....(4)..........

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm) Nêu vị trí, đặc điểm môi trường nhiệt đới? Nước ta thuộc kiểu môi trường nào?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày đặc điểm về hình dạng, địa hình và khoáng sản của châu Phi?

Câu 3: (2,5 điểm) Nêu những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? Liên hệ ở địa phương về tình trạng này?

Câu 4: (1 điểm). Dành cho lớp A, B, câu 1, 3 tính 2đ/câu.

Qua bảng số liệu dưới đây (nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng), em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất? Giải thích?

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (0C)

25

25

26

27

28

25

26

27

27

28

25

25

Lượng mưa: mm

45

50

90

135

350

400

220

60

70

170

200

100

 

Có đáp án:

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

I. Chọn một hoặc hai phương án trả lời đúng nhất. (2 điểm)

Câu 1: B, C (0,5đ).          Câu 2: A, D. (0,5đ)

Câu 3: A (0,5đ);            Câu 4: B (0,5đ)

* Lưu ý: HS chọn được 2 ý, mỗi ý đúng thì được 0,25đ, nếu chọn 1, 3, 4, 5 ý thì không cho điểm dù có 2 ý đúng.

II. Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp: (mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)

(1) thời gian;            (2) vĩ độ;

(3) dòng biển;           (4) gió tây ôn đới.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: HS trả lời được các ý sau

  • Môi trường nhiệt đới:
    • Vị trí: Nằm ở khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở 2 bán cầu. (0,5đ)
    • Đặc điểm:
      • Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. (0,5đ)
      • Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến. (0,5đ)
  • Nước ta thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa. (0,5đ)

Câu 2: HS trả lời được các ý sau

  • Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối (0,25đ), đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo. (0,25đ)
  • Địa hình: tương đối đơn giản (0,25đ), có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn. (0,25đ)
  • Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú (0,25đ), nhiều kim loại quý, hiếm (vàng, kim cương, u-ra-ni-um...) (0,25đ)

Câu 3: HS trả lời được các ý sau

  • Nguyên nhân:
    • Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. (0,25đ)
    • Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp. (0,25đ)
  • Hậu quả:
    • Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. (0,25đ)
    • Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. (0,25đ)
  • Liên hệ được: chất thải, rác thải ra sông, suối... nông dân phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng...(1đ)

Câu 4: 

  • HS nhận dạng đúng môi trường xích đạo ẩm. (0,5đ)
  • Giải thích: vì nhiệt độ trung bình năm 250C, biên độ nhiệt năm thấp 30C, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm trên 1500mm. (1đ)
14 tháng 9 2018

1. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh  

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú.

Hai bài này góp thành 1 bài luôn nhé!

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

1. Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

 Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:       Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.      Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng.        Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.
25 tháng 11 2021

Tham khảo
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: “Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?”

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: “Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?” Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: “Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!” Tôi giận dữ: “Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!”

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi. Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: “Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu”. Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.

9 tháng 5 2017

xl nhá đây ko phải đề của mk nên bị ghi bậy bên trong

8 tháng 1

Bạn lên mạng tham khảo một số đề chọn lọc nhé.

8 tháng 1

Em cần đề thi vào chuyên hả em?

15 tháng 9 2018

Bạn không bíết làm à ?

15 tháng 9 2018

tham khảo link này ik bn ơi 

https://booktoan.com/giai-bai-tap-toan-6.html

kb nhak

Thanks <3