K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2017

Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này in lại đã đổi tựa đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.

Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

Bố cục bài văn có thể chia thành hai phần. Phần một: Từ đầu đến gợi lòng vị tha: đề cập đến nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Phần còn lại: bàn về vai trò quan trọng và công dụng to lớn của văn chương.

Trước khi phân tích bài văn, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm văn chương. Vậy thế nào là văn chương?

Học giả Phan Kế Bính đã định nghĩa ngắn gọn rằng: Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương…

Theo cách hiểu trước đây thì văn chương nghĩa rộng bao gồm cả triết học, sử học, văn học; , ,Nghĩa hẹp dùng để gọi các tác phẩm văn học, nghĩa hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời thơ… Trong văn bản này, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa hẹp.

Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

​Chúc p hk tốt

17 tháng 3 2017

Nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của Hoài Thanh:

- Khơi dậy tình cảm, gơị lòng vị tha.

- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

- Giúp ta biết được cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên.

7 tháng 3 2017

Câu hỏi của Elizabeth - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

_Tham khảo

3 tháng 3 2017

Lời văn giàu cảm xúc :

-1 nhà thi sĩ Ấn Độ....con chim sắp chết

- Có kể nói.....Nói hay

Hình ảnh gợi tả

+ Văn chương gây cho ta....nghìn lần

(Cái này là cô giáo mk day nha. Chúc bạn học giỏi nhớ tick nhahiuhiuvuibanhquaokhihithanghoa

5 tháng 3 2017

Hỏi đáp Ngữ văn

7 tháng 3 2017

Văn bản Ý Nghĩa Văn Chương của Hoài Thanh đặc sắc ở chỗ vừa có cảm xúc, hình ảnh

=> Đây là 1 văn bản nghị luận về vấn đề văn chương nên cách diễ đạt xủa tác giả rất văn chương

+ Một đoạn văn để dẫn chứng

Tất cả ác đoạn trong bài đều thể hiện tinh văn chương nhưng có lẽ hai đoạn sau là tập trung nhất

Đoạn mở đầu

" Người ta kể chuyện đời xưa,....... nguồn gốc thi ca"

=> Cách nhập đề rất sinh động, tự nhiên, câu chuyện giàu cảm xúc gây ấn tượng cho người đọc

Đoạn thứ hai

" CÓ kẻ nói từ khi các thi sĩ......... quá đáng"

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

5 tháng 3 2017

cau dau tien

5 tháng 3 2017

làm bài văn về cái đề đấy

24 tháng 2 2017

@Quỳnh Nga

a) Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này in lại đã đổi tựa đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.

24 tháng 2 2017

bà con ơi, đọc đi nghiện luôn :https://hoc24.vn/hoi-dap/question/185968.html, thề ko chơi khăm. Bật link này, nếu nó ra thêm %20 trong https://hoc24.vn/hoi-%20dap/question/185968.html thì xóa đi nha, nhấn enter nữa là xong ^^(xin lỗi mấy bạn tớ đăng nha! ko liên quan gì đến câu hỏi đâu, thật lòng xin lỗi mấy bạn)

9 tháng 3 2021

Trong văn bản nghị luận " Ý nghĩa văn chương " tác giả đã sử dụng rất tinh tế phép lập luận chứng minh. Đầu tiên là bố cục của bài. Bố cục được chia làm 3 phần, phân định rõ ràng, theo mạch lập luận hợp lý. Bố cục được chia làm 3 nội dung quan trọng của văn chương mà tác giả muốn hướng tới đó là nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng, ý nghĩa của văn chương. Bố cục mạch lạc rồi thì phải làm sao để thuyết phục người đọc. Hoài Thanh đã sử dụng những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể để chứng minh, làm cho người đọc, người nghe hiểu được và biết coi trọng các tác phẩm văn học, trân trọng những người đã sáng tác ra chúng. Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc được Hoài Thanh thể hiện rất linh hoạt khi nói về nguồn gốc của văn chương. Tác giả đã mở đầu bằng lời nói dụ khởi để kể một câu chuyện hoang đường nhưng có ý nghĩa. Lời văn còn thấm đậm vào tâm trí khi tác giả nói về công dụng của văn chương khiến người đọc chúng ta dễ thuyết phục ngay bởi câu văn đầu tiên. Vì vậy, ta có thể nói Hoài Thanh sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất thành công, linh hoạt, tạo nhịp điệu cho bài văn, có sức thuyết phục cao với người đọc. 

9 tháng 3 2021

dài dài