K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2016

a) Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền miệng .

b) Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

27 tháng 12 2016

bạn ơi có đúng ko vậy

29 tháng 3 2019

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

3 tháng 11 2018

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ.

22 tháng 4 2018

Đọc kĩ đoạn trích và xem chú thích.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 9 2023

- Khi đọc truyện:

+ Truyện kể về những nhân vật: ếch, cua, nhái, ốc bé nhỏ. Nhân vật chính: con ếch.

+ Bối cảnh của truyện: tất cả các loài vật sống chung trong cái giếng, ếch chỉ thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

+ Truyện nêu lên được bài học: phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang và hay khoác lác. Đồng thời câu truyện còn muốn khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo tự cao và quá chủ quan.

- Thông tin về truyện ngụ ngôn:

+ Thể loại: thơ hoặc văn xuôi

 + Đề tài:

* Phê phán thói hư tật xấu của con người trong xã hội: bệnh chủ quan, tham lam ích kỉ, đoán mò, thói huênh hoang,…

* Đả kích giai cấp (thống trị): nhất là trong xã hội cũ thói đời ngang ngược, những kẻ đạo đức giả nhân giả nghĩa.

* Đưa ra những lời khuyên cho con người về cách đối nhân xử thế, về lối sống, sức mạnh của đoàn kết, vai trò của việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn. 

+ Nhân vật: các loài vật, đồ vật, cây cối

29 tháng 4 2017

- Văn bản trích "Quan âm thị kính" ở đoạn Thị Kính thương chồng, chỉ muốn giúp chàng xén chiếc râu dưới cằm mà bị hiểu lầm là sát hại chồng. Thị Kính bị mẹ chồng chỉ trích không nguôi, nói những lời cay độc, chửi rủa, bà luôn nhắc đến và hạ thấp thân phận của nàng, trong khi chồng nàng thì không lên tiếng nói giúp, nhu nhược. Còn nàng thì khiêm nhường, không dám nên lời, vẫn nhẹ nhàng, giữ phép với bề trên. Dẫn đến việc mẹ chồng chua ngoa đó gọi cha nàng đến để rước con gái về. Thị Kính dù cố gắng kêu oan nhưng vô ích, đành quyết trá hình nam tử bước đi tu hành.

=> Sự oan ức của người con gái trẻ với nỗi oan hại chồng, bị hạ thấp thân phận. Phần nào phản ánh sự phân biệt giai cấp thời xưa.

- Các từ ngữ khó:

+Soi kinh bóng quế: chăm học, đọc sách để thi đậu.

+Kỉ: ghế kiểu cổ, có chạm khắc trang trí.

+Công hầu: chỉ chung các chức tước trong triều đình phong kiến.

+Liu điu: ở đây chỉ dòng giống hèn mọn, thấp kém.

+Cao môn lệnh tộc: chỉ nơi giàu có, quyền thê.

+Nữ tắc nữ công: công việc và đạo đức, theo quan niệm xưa đối với người phụ nữ.

+Nghiêm từ: theo quan niệm xưa cha phải nghiêm khắc, mẹ phải hiền từ.

+Sắt cầm tịnh hảo: tình vợ chồng hòa hợp, sâu sắc.

+Trên dâu dưới Bộc: chỉ những cuộc tình bất chính.

+Tam tòng tứ đức: quan niệm về phụ nữ xưa phải tam tòng và có tứ đức.

+Gươm trời búa nguyệt: chỉ sự trừng trị của ông trời.

+Mèo mả gà đồng: chỉ những kẻ vô lại, thiếu giáo dục, ma mãnh, bịp bợp.

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
16 tháng 4 2020

câu 1:

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

câu 2:

Tục ngữ

                                     Ý nghĩa

                   Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. d) Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt.

e) Tấc đất tấc vàng

h) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống.

 i) Nhất thì, nhì thục.

Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

                   Những câu tục ngữ về con người và xã hội

a) Một mặt người bằng mười mặt của.

b) Cái răng, cái tóc là góc con người.

 c) Đói cho sạch, rách cho thơm.

 d) Học ăn, học nói, học gói , học mở.

 e) Không thầy đố mày làm nên.

g) Học thầy không tày học bạn

h) Thương người như thể thương thân.

 i) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

k) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

16 tháng 4 2020

Câu 1: 

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 2: 

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.