1. Chú ý hình 12.1, hình 12.2 trang 42, 43 lượt đồ các ngành công nghiệp trọng điểm. Phân bố công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số ngành công nghiệp nặng quan trọng khác của nước ta hiện nay:
- Công nghiệp cơ khí- điện tử: Có cơ cấu sản phẩm đa dạng. Các trung tâm lớn nhất là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẳng.
- Công nghiệp hóa chất có sản phẩm sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các trung tâm lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì- Lâm Thao.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có cơ cấu đa dạng. Các nhà máy xi măng lớn hiện đại tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn.
Thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỷ trọng từ lớn đến nhỏ là:
Chế biến lương thực, thực phẩm; các ngành công nghiệp khác; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu; vật liệu xây dựng; hóa chất; dệt may; điện.
Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.
Câu 2:
Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.
5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.
6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.
- Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Nghành chế biến lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP nghành công nghiệp.
Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?
a) Quần cư nông thôn
- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
b) Quần cư thành thị
- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...
- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?
tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.
Mọi người giup với, trong vở mình ko có, tra google cũng không, mà ông thầy cho câu hỏi thế này, đang soạn đề cương ôn thi.