K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Thậm chí khi lấy sách Ngữ Văn ra soạn bài mà tôi còn lưu luyến ngắm trăng mãi. Ôi ! Thật ngạc nhiên ! Hôm nay tôi sẽ soạn bài thơ “Cảnh Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh . Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Qua bài thơ , tôi như đã thấy được vẻ đẹp huyền ảo , tâm...
Đọc tiếp

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Thậm chí khi lấy sách Ngữ Văn ra soạn bài mà tôi còn lưu luyến ngắm trăng mãi. Ôi ! Thật ngạc nhiên ! Hôm nay tôi sẽ soạn bài thơ “Cảnh Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh . Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Qua bài thơ , tôi như đã thấy được vẻ đẹp huyền ảo , tâm hồn yêu nước , yêu thiên nhiên thiết tha của Bác . Tôi đọc liền một hơi :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trước mắt tôi bây hiện lên hình ảnh của Bác – người cha già của dân đang say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng .

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng . Hay đó chính là tiếng hát du dương , trong trẻo của một ai đó ? Trong câu đầu tiên , tiếng suối rì rầm rất “trong” ấy lại được so sánh với tiếng hát “xa” .Phép so sánh ấy thật ấn tượng : tiếng suối tưởng chừng là lạnh lẽo , mơ hồ khi được so sánh với tiếng hát của con người , nhờ vậy mà trở nên thật gần gửi , trong trẻo . Câu thơ này làm ta liên tưởng đến cảnh suối trong bài “Côn sơn ca” và “Khóc Dương Khuê” :

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)

hay

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)

Sự so sánh liên tưởng vừa làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế của trái tim của Bác . Tả suối , ngòi bút của Bác Hồ thật điêu luyện : lấy cái động (suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (cảnh khuya) để làm nổi bật lên cái thanh vắng , tĩnh lặng của chiến khu Việt Bắc. Trong cái khung cảnh ấy đã hiện lên một hình tuyệt đẹp “trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” . Trăng trông thật thơ mộng , được “lồng” vào cây cổ thụ , bóng cổ thụ lại “lồng” hoa. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa , quấn quyết giữa cảnh vật .Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya . Khi đọc hai câu thơ này , tôi lại hỏi : Người thật sự yêu thiên nhiên và biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên thì mới có thể họa lên một bức tranh phong cảnh hữu tình mang hồn người , tinh tế và quyến rũ như vậy ! Nhưng thiên nhiên có phải là nguồn cảm hứng duy nhất để Bác thức cùng đêm khuya ?

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Chưa ngủ vì người thi sĩ xúc động trước cảnh khuya “như vẽ” . Cảnh đẹp như thế làm sao mà ngủ được ! Bác yêu thiên nhiên , yêu cái đẹp nhưng Người không thức vì thiên nhiên mà còn thức vì “nỗi nước nhà” .Bởi đất nước đang trong những năm đầu cuộc kháng chiến khó khăn và gian lao tột bậc . Ta có thể thấy , Bác Hồ đã từng thao thức không ngủ rất nhiều lần:

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn lao đối với đất nước và nhân dân , thơ của Bác chan chứa tình yêu đất nước . Có lẽ , tình cảm đẹp đẽ ấy là điều thường trực của Bác : ‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. Thật xúc động cho một con người luôn hết mình vì đất nước non sông . Từ ‘‘chưa ngủ’’ được lập lại hai lần dường như đã mở ra hai tâm trạng trong con người của tác giả : Niềm say mê cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước khi cơ quan đầu não của quân ta đang bị giặc bao vây dữ dội . Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng chưa được bao lâu , thì Bác lại trở về với nỗi lòng lo dân , lo nước . Có thể nói câu thơ ‘’Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ’’ , bình dị , sáng tỏ như một chân lý cho tâm hồn cao đẹp của người nghệ sĩ – một nhà chính trị .

‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Bài đã soạn xong nhưng tôi vẫn chưa gấp sách lại vội , thẫn thờ ngồi trên bàn , bởi tình yêu nước thiết tha , tình yêu thiên nhiên nồng hậu , cốt cách trong thơ của Bác khiến tôi xúc động vô cùng . Bài thơ đã chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh .

[Đề : Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh]

(Các bạn nhận xét giúp mình nha ! Mai mình nộp bài này rồi . Các bạn nhận xét sớm nhé ^^)

4
23 tháng 11 2016

Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)

Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.

Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.

“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .

Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.

Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...

Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...

"trăng vào cửa sổ đòi thơ

việc quân đang bận xin chờ hôm sau"

(tin thắng trận-HCM)

‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.

14 tháng 11 2016

Hay

1 tháng 6 2018

- Câu :" Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"

    → Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.

    - Câu trần thuật: " Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."

    → Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.

    → Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc.

2. Tác phẩm

Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm vàngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

2. Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

3. Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

4. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

5*. Nhận xét của Hoài Thanh: “Thơ Bác đầy trăng” là có ý chỉ thơ Bác có nhiều bài viết về trăng. Hơn nữa còn có nhiều bài miêu tả trăng rất đẹp và ấn tượng, ví dụ:

- Các bài như: Ngắm trăng (vọng nguyệt), Trung thu, Đêm thu (Thu dạ), … là những bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù.

- Các bài như: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp),…là những bài Bác viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt giống như các cuộc ngắm trăng khác trong những bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Song có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng; trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện những suy nghĩ lắng sâu của tác giả.

15 tháng 1 2019

Câu 1: Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và "ngắm" trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Đó là do đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Câu 3: Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người

2 tháng 1 2023

\(-Từ\text{ }ghép:\text{ }cửa\text{ }sổ.\)

\(-Từ\text{ }láy:\text{ }hững\text{ }hờ.\)

23 tháng 4 2022

Từ láy:Vành vạnh

+hiu hiu

+lơ lửng

+râm ran

+vằng vặc

+nhè nhẹ

bài làmĐêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.Bài thơ...
Đọc tiếp

bài làm

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

4
16 tháng 11 2016

kém quá

chép mạng nàyhiha

17 tháng 11 2016

a hi hi

22 tháng 8 2021

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:      Bác //  là Hồ Chí Minh

                 CN              VN

 

22 tháng 8 2021

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:      Bác //  là Hồ Chí Minh

                 CN              VN

 

18 tháng 3 2021

Bác đang ở trong tù

18 tháng 3 2021

Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc