K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2017

Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. Cho các đề văn tự sự sau:

- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

27 tháng 10 2017

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

- Không gian, thời gian xảy ra việc.

- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

31 tháng 10 2016

Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng – một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau.

31 tháng 10 2016

Các bạn ko cần làm nữa mình biết rùi ! hô hô !

 

16 tháng 11 2018

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần "thầy" giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi "thầy" nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn.

Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thầy cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.

Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thầy nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.

18 tháng 11 2019

vào mạng nhé mik ko giỏi văn

19 tháng 11 2019

Thế bạn nghĩ mik giỏi văn à ? Đoán đúng mik làm cho. ahihi

9 tháng 8 2016

Mình chỉ ghi gợi ý cho đó 

Đến nơi tôi chợt sững lại một chút khi nhận ra cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi -trong bộ quần áo dài màu hồng thật đẹp và trẻ trung- đang nói chuyện với một thầy giáo có tuổi. Thầy cũng đã từng dạy chúng tôi hồi năm ngoái. Tôi bỗng thấy thật băn khoăn vì trên tay chỉ có một bó hoa. Tôi tự hỏi: Làm thế nào bây giờ nhỉ? Hay cứ đứng đợi ? Nhưng biết đợi đến lúc nào đây? Đang trong lúc rối bời ấy, tôi thấy cô đứng sang một bên có ý bảo tôi lại đây.Khi tôi bước đến một tay cô đặt lên vai tôi, tay kia cô cùng tôi cầm bó hoa dâng lên tặng thầy. Cô nói:
- Nhân dịp 20-11, cô trò chúng em chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc !!!

Rồi, xong rồi đó, có gì bn tham khảo nha !!! hahahihahihileuleuleuthanghoavui

9 tháng 8 2016

   Sắp đến ngày 20-11, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm nho nhỏ nhưng thật ý nghĩa! Câu chuyện chắc sẽ còn theo tôi trong suốt những năm tháng tiếp theo của đời học sinh.

   Hôm ấy là sáng ngày 20-11, trường tôi tổ chức kỷ niiệm ngày nhà giáo thật là long trọng. Phòng hội đồng trường tôi trang trí cờ hoa rực rỡ. Ở trong lớp tôi vốn là một cô bé nhanh nhẹn và có phần xinh xắn. tôi được các bạn cử làm đại diện đi tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Tôi thật vui và tự hào về điều đó. Trên tay tôi là bó hoa tươi thắm mà các bạn lớp tôi đã chuẩn bị. Các loại hoa được sắp xếp thật hài hòa , khéo léo đúng như ý thích của cô mà chúng tôi biết. Tôi hăm hở và cả một chút hồi hộp nữa , tôi đi nhanh về phía văn phòng nhà trường với suy nghĩ sẽ tặng cô bó hoa và những lời chúc tốt đẹp nhất.

      Đến nơi tôi chợt sững lại một chút khi nhận ra cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi -trong bộ quần áo dài màu hồng thật đẹp và trẻ trung- đang nói chuyện với một thầy giáo có tuổi. Thầy cũng đã từng dạy chúng tôi hồi năm ngoái. Tôi bỗng thấy thật băn khoăn vì trên tay chỉ có một bó hoa. Tôi tự hỏi: Làm thế nào bây giờ nhỉ? Hay cứ đứng đợi ? Nhưng biết đợi đến lúc nào đây? Đang trong lúc rối bời ấy, tôi thấy cô đứng sang một bên có ý bảo tôi lại đây.Khi tôi bước đến một tay cô đặt lên vai tôi, tay kia cô cùng tôi cầm bó hoa dâng lên tặng thầy. Cô nói:
- Nhân dịp 20-11, cô trò chúng em chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc.

     Thầy giáo ôm bó hoa trên tay và lúc đó tôi bắt gặp ánh mắt của thầy thật vui và hạnh phúc, nhưng có lẽ người vui hơn cả là tôi, vì tôi thật ngạc nhiên trước sự ứng xử thật tế nhị và thông minh của cô. Trong tình huống như vậy thì cách giải quyết thông minh ấy đã đem đến cho thầy trò chúng tôi một tình cảm đẹp mà không phải ai cũng làm được.
      Tôi mừng tôi xúc động quá trước việc làm đầy ý nghĩa của cô. Cô đã giúp tôi, dạy tôi những điều thật lớn lao, đằng sau mỗi cử chỉ tưởng chừng nhỏ bé. Tôi thấy mình lớn lên nhiều sau ngày hôm đó.

 

31 tháng 10 2019

Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng...

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy...

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt...

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, ...)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

17 tháng 10 2017

Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"

- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.

- Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:

    + Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới

    + Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp

    + Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân

    + Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng

    + Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

- Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.

Câu 2:

Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:

    + (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

    + (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;

    + (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;

    + (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;

Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)

Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:

    + (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;

    + (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;

    + (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;

    + (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;

    + (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".

- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:

    + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

    + Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.

Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".

a. Mở bài:

    + Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

    + Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài:

- Cảnh dọc đường đi:

    + Phong cảnh, những nét đặc biệt.

    + Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

- Đến nơi:

    + Hoạt động đầu tiên.

    + Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

- Kết thúc chuyên đi:

    + Chuẩn bị trở về.

    + Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

c. Kết bài:

    + Suy nghĩ về chuyến đi.

    + Mong ước.

17 tháng 10 2017

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cho biết các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

  • Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
  • Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
    • Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
    • Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
    • Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
    • Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
    • Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
  • Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,... Câu chuyện có sự phát triển và có những hồi kết và đó là bài học quý giá, có nguồn gốc câu chuyện, diễn biến câu chuyện, đỉnh điểm của câu chuyện và kết thúc câu chuyện.

2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã….Liệu thằng bé có rút được bài học này không?
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
Trả lời:
Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện:

  • Ngỗ bỏ học lêu lổng.
  • Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
  • Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
  • Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

3. Ghi nhớ

  • Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
  • Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...

(Tự thuật của một học sinh)

 Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện? 

Trả lời : 

  • Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
  • Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. Đồng thời giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”. Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.

Câu 2: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.

Trả lời :

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài:

  • Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? 
  • Giới thiệu lý do tại sao có chuyến đi chơi xa, chuyến đi đó gồm có những ai?

B. Thân bài:

  • Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (miền núi, vùng biển, nông thôn, thành thị).
  • Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè, thăm ông bà)
  • Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh, những điều khiến em ấn tượng về nơi đó)
  • Chuyến đi ấy đã giúp em rút ra được bài học gì?
  • Tâm trạng của em qua chuyến đi ấy?

C. Kết bài:

  • Chuyến đi kết thúc ra sao?
  • Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào trong tương lai?
23 tháng 10 2016
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
a) Các sự kiện trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
b) Thứ tự các sự kiện ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện?
Gợi ý:
- Tóm tắt các sự việc:
+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;
+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;
+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;
+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;
+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;
+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;
+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;
+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...
- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.
2. Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.
Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.
Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!". Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: "Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!". Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?
(Phóng tác theo truyện cổ)
a) Tóm tắt lại các sự việc chính của câu chuyện.
b) Thứ tự thực tế của các sự việc có trùng với thứ tự được kể của các sự việc không?
c) Kể theo thứ tự như vậy có tác dụng gì?
Gợi ý:
- Tóm tắt các sự việc chính:
(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;
(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;
(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;
(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
Đây là thứ tự diễn biến các sự việc trên thực tế của câu chuyện.
- Thứ tự thực tế của các sự việc không trùng với thứ tự xuất hiện sự việc trong lời kể. Truyện bắt đầu kể từ sự việc (4), ngược lên sự việc (3), đến sự kiện (1), tiếp diễn sự việc (2) và kết thúc lại quay trở về thực tại gần nhất là sự việc (4). Người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.
3. Trong văn tự sự, các sự việc được kể theo thứ tự như thế nào?
Qua các ví dụ về thứ tự kể trong văn tự sự, chúng ta có thể rút ra nhận định: Người ta có thể kể chuyện theo thứ tự diễn biến thực tế của câu chuyện: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau; cũng có thể kể không theo trình tự xảy ra trong thực tế của các sự việc mà kể ngược từ thực tại rồi quay ngược lại quá khứ,...

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiểu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thể là Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh!
Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi áo nhà tôi đã phơi đầy quần áo của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó.
Hôm ấy tôi cùng mẹ đi phố, nhân thể ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì quần áo đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xấu cho Liên.
Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...
(Tự thuật của một học sinh)
a) Truyện được kể theo ngôi nào?
b) Sự việc trong câu chuyện đã được kể theo thứ tự nào?
c) Yếu tố hồi tưởng có tác dụng gì trong câu chuyện?
Gợi ý:
- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:
(1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;
(2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;
(3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;
(4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;
(5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)
- Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.
2. Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào? đi đến đâu và đi cùng ai?
B. Thân bài:
- Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (nông thôn hay thành phố).
- Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè,…)
- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh ra sao? Nơi ấy có điểm gì đặc biệt?)
- Điều gì khiến em ghi nhớ và thích thú nhất trong chuyến đi xa ấy?
- Chuyến đi ấy đã giúp em học được điều gì?
C. Kết bài:
- Chuyến đi kết thúc ra sao?
 
- Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào?
 
 
23 tháng 10 2016

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.

1. Kể theo thứ tự truyện « Ông lão đánh cá và con cá vàng ».

+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, cá vàng hứa trả ơn.

+ Năm lần ra biển và kết quả :

Lần 1 : cái máng lợn ăn.

Lần 2 : tòa nhà đẹp

Lần 3 : bà nhất phẩm phu nhân

Lần 4 : nữ hoàng

Lần 5 : đòi làm Long Vương nên trở về túp lều tranh và cái máng lợn sức mẻ.

- Các sự việc liên tiếp nhau, được kể theo một thứ tự tự nhiên. Sự việc trước kể trước, sau kể sau.

Từ đó cho thấy lòng tham vô độ của mụ vợ đã dẫn đến kết cục « tham thì thâm ».

2. Thứ tự thực tế của các sự việc. (1) Ngổ bỏ học, lêu lổng. (2) Ngổ đốt lửa lừa mọi người cứu mình để chọc giận. (3) Ngô bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng mọi người tưởng nó lừa. (4) Ngổ bị băng bó ở trạm y tế.

- Thứ tự đảo ngược này để nhấn mạnh sự kiện cuối cùng, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc.

II. Luyện tập

Câu 1. Câu chuyển được kể theo thứ tự trước sau cho đến hết.

- Kể theo ngôi thứ nhất.

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò.

+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

+ Giải thích vì sao hiện nay « tôi và Liên » vui buồn có nhau.

Chúc bạn hx tốt!

 

5 tháng 4 2018

Mở bài

Giới thiệu chung người em muốn kể ( Tên, tuổi, quê quán, mối quan hệ với em…)

Thân bài

- Miêu tả chung về đặc điểm ngoại hình của ông:

     + Miêu tả mái tóc, đôi mắt, giọng nói

     + Tình trạng sức khỏe

 

- Sở thích của ông

     + Thích chăm sóc cây cảnh

     + Thường trả lời những câu hỏi của em

     + Chơi cờ tướng cùng bạn của ông

- Tình cảm của ông dành cho con cháu

     + Luôn dạy dỗ con cháu sống thật thà, yêu thương

     + Quan tâm tới việc học của các cháu

     + Thường kể chuyện cho cháu nghe

     + Ông làm gương cho con cháu noi theo

- Kỉ niệm đáng nhớ về ông

Kết bài: Nêu lên tình cảm với người ông yêu quý của mình