K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2016

Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.

14 tháng 11 2016

1

 

14 tháng 11 2016

mk chua

Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới.  Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”,  “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất

15 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn Lâm nhé!!!

16 tháng 9 2023

Hành động tốt trong đại dịch Covid 19

Vừa phân chia nhu yếu phẩm gửi đến bà con ở phường Cổ Nhuế 2, chị Nhật Thu (ở Hà Nội) cho biết suốt từ thời điểm giãn cách xã hội, "siêu thị 0 đồng lưu động" làm việc không ngơi nghỉ. "Trăn trở nhất là sức lực của mình làm có đủ để phần nào vơi đi gánh nặng lo toan hằng ngày của bà con hay không. Nhưng thà mình hành động còn hơn là ngồi yên", chị Thu nói. "Siêu thị 0 đồng" ra đời khi thành phố Hà Nội ra công điện 15 áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Cho đến ngày thủ đô nhận lệnh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, "siêu thị 0 đồng" được chuyển đổi theo hình thức lưu động, phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội nhóm để giúp đỡ được nhiều đối tượng hơn. Nhờ sự giúp sức của chính quyền địa phương, các suất nhu yếu phẩm được chuyển đến tận tay cho bà con nghèo, cho các lao động tự do đang kẹt lại giữa thành phố.

Trong lúc dịch bệnh, chị Thu không kêu gọi quyên góp quỹ, nhưng những người thân, bạn bè biết đến "siêu thị 0 đồng" đều xin được góp thêm gạo, mì, trứng, sữa chung tay giúp bà con nghèo. Mỗi người thầm lặng, tùy tâm mà đóng góp theo sức lực của mình. "Cũng có rất nhiều người làm việc âm thầm nên rất dễ để chúng tôi kết nối được với nhau trong đại dịch", chị Thu chia sẻ.

Trong dịch bệnh, bà con càng mong chờ tình người hơn bao giờ hết. Niềm vui nhất là được nhìn thấy nụ cười của bà con khi nhận bao gạo, gói mì sẻ chia. Các nhà hảo tâm cho biết họ sẽ tiếp tục đồng hành với bà con đến lúc nào dịch bệnh qua đi.

16 tháng 9 2023

1. Vô hình: Không xuất hiện hình dáng cụ thể

2. Hữu hình: Có hình dáng, đường nét xuất hiện

3. Thâm trầm: Người sâu sắc, kín đáo

4. Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị

5. Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay

6. Tuyệt chủng: Điều gì đó hoàn toàn biến mất

7. Đồng bào: Người trong cùng một giống nòi, dân tộc, đất nước

11 tháng 3 2023

Từ có các yếu tố Hán Việt

Giải thích ý nghĩa

dân gian

ở trong dân

trí tuệ

sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng

sứ giả

người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân

bình dân

con người bình thường

bất công

không công bằng

hoàn mĩ

đẹp đẽ hoàn toàn

triết lí

nguyên lí, đạo lí về vũ trujv và nhân sinh

bất hạnh

không may gặp phải điều rủi ro, đau khổ

nguy kịch

hết sức nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn

hạnh phúc

một trạng thái cảm xúc vui vẻ của người

24 tháng 11 2016

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân

 

27 tháng 11 2016

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" đều miêu tả cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc.Nhưng mỗi bài thơ lại có một vẻ đẹp riêng.Ở bài thơ " Cảnh khuya" ta thấy một bức tranh đêm trăng rừng khuya hiện lên với đầy đủ hình ảnh , âm thanh , màu sắc.Bức tranh đêm trăng không chỉ có lớp lang tần bật cao thấp , sáng tối hòa hợp mà còn tạo nên vẻ đpẹ lung linh,ảo huyền.Bức tranh lấp loáng ánh trăng lại có bóng lá,bóng cây,bóng hoa.Tất cả đã vẽ nên một bức tranh tràn đầy ánh trăng kì diệu.Còn cảnh đêm trăng ở bài thơ " Rằm tháng giêng" được gợi tả trong một không gian cao rộng,bát ngát.Trong không gian ấy ánh sáng của trăng và sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời.Đặc biệt ở câu cuối một hình ảnh thật nên thơ,lãng mạn đó là chiếc thuyền chở đầy ánh trăng khi làm xong việc

Chúc bn hok tốt!!!

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

13 tháng 9 2023

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

Tham khảo:

Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.