lấy ví dụ của các từ sau
harbor
nervour
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
Động từ là những chỉ hoạt động của con người
chạy,nhảy....
Cụm động từ là đang chạy
Em tham khảo:
ĐỘNG TỪ | Động từ là gì? | Khái niệm về động từ
Ví dụ về cụm động từ:
Đang đi lên
Đã làm xong bài
...
1/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
[tục ngữ]
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[ca dao]
3/ ẨN DỤ:
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
[hoa lựu màu đỏ như lửa]
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
[ca dao]
[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
[thuyền – người con trai; bến – người con gái]
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
[Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]
c/ Lưu ý:
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
[Thương vợ - Tú Xương]
+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...
4/ HOÁN DỤ:
a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
[Truyện Kiều - Nguyễn Du]
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
[Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lưu ý:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : so sánh
-“Người ta là hoa đất”
-“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
-“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : nhân hóa
-“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
-“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
-"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : ẩn dụ
- “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
-“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
-“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : hoán dụ
-“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
-“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
-“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Khái niệm cụm danh từ
Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: mười người thợ, thảo cầm viên...
Khái niệm cụm tính từ
Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.
Ví dụ: màu xanh lá, màu vàng hoe...
Một số ví dụ về ổ sinh thái:
+ Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá (cá trắm, cá mè, cá rô phi, cá trôi…). Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
+ Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của lá cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.
+ Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Ví dụ, chim ăn sâu và chim ăn hạt cây, mặc dù chúng có cùng nơi nhưng ở những nơi thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
Thực trạng của các nguồn nước sông, hồ, biển đang bị ô nhiễm:
-Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao.Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết” bởi khối lượng những chất thải, rác thải, nước thải xả ra môi trường mà chưa được xử lý.28 tỉnh ven biển trên toàn quốc thải ra 38.500 tấn chất thải rắn mỗi ngày. Lượng chất thải này chỉ có một phần được xử lý, phần còn lại được thải ra môi trường và lẫn vào trong đất, nước.
Nguyên nhân là chất thải từ sản xuất, chất thải sinh hoạt :
-Mỗi năm có hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng rác thải sinh hoạt của người dân làng chài và khách du lịch đã tự nhiên theo nhiều cách xả xuống biển.
-Theo thống kê khu công nghiệp Việt Trì mỗi ngày xả hàng trăm nghìn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc nhuộm, dệt,… (ước tính khoảng 168m3/ ngày đêm xuống hạ lưu sông Hồng
......
- Các hình thức trau dồi vốn từ:
+ Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể.
VD: Bố đi đâu, mẹ hĩm đi đâu nào?
-> Cần phân biệt hĩm/him. Hĩm chỉ đứa con gái trong phương ngữ Thanh Hóa.
+ Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ.
VD: Tìm hiểu những từ địa phương, từ Hán Việt. Như Nguyễn Du đã trau dồi bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
( trích Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du)
-We will meet him at the harbor early in the morning
-His son is nervous about starting school.