K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

C.Hoạt Động Luyện Tập2. Em hãy trao đổi với bạn bè để thực hiện các yêu cầu sau:a) Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, hi sinh và bỏ mạng trong các ví dụ ở phần B.3 ở trên và rút ra nhận xét.b) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng- Con cái có trách nhiệm...
Đọc tiếp

C.Hoạt Động Luyện Tập

2. Em hãy trao đổi với bạn bè để thực hiện các yêu cầu sau:

a) Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, hi sinh và bỏ mạng trong các ví dụ ở phần B.3 ở trên và rút ra nhận xét.

b) Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.

- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(b) đối xử / đối đãi

- Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

- Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.

(c) trọng đại, to lớn

- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.

- Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.

 

3. Em hãy chọn một đề bài sau để tập lập dàn ý cho bài văn biểu cảm :

a) Cảm xúc về vườn nhà.

b) Cảm xúc về con vật nuôi.

c) Cản xúc về người thân.

d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

 

 

 

2
28 tháng 10 2016
1. - Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết.- Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh chỉ cái chết đáng tôn trọng, ngược lại từbỏ mạng thường dùng để chỉ cái chết của những kẻ xấu xa)Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.2.

(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.

- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(b) đối xử / đối đãi

- Nó đối xử / đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.

(c) trọng đại, to lớn

- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với toàn dân tộc.

- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.

3.

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
.
30 tháng 10 2016

a)cảm xúc về vườn nhà

MB: - Giới thiệu khái quát về mảnh vườn.
- Tình cảm chung.
TB: - Hình khối, quang cảnh xung quanh và trong khu vườn.
- Các loài cây được trồng.
- Người chăm sóc, thời gian dành cho chăm sóc khu vườn.
- Màu sắc, âm thanh quanh và trong khu vườn.
- Nguồn lợi kinh tế, tinh thần.
KB: - Ấn tượng và tình cảm đối với khu vườn

b) cảm xúc về con vật nuôi

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

c) cảm xúc về người thân

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó.

 
  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.

d) cảm xúc về mái trường thân yêu

MB: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
TB: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương
+ kiến thức mới lạ
+ nhữg bài học làm người
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong tương lai
kb: khẳng định lại tình cảm

19 tháng 10 2016

Những từ đồng nghĩa hoàn toàn thì có thể thay thế cho nhau mà không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của câu (có thể thay quả bằng trái và ngược lại); còn các từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì việc thay thế sẽ dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của câu, nhất là sắc thái nghĩa biểu cảm (không thể thay bỏ mạng bằng hi sinh, vì mặc dù đều có nghĩa gốc là chết nhưngbỏ mạng mang sắc thái khinh bỉ, còn hi sinh lại mang sắc thái kính trọng, ngợi ca.)

6 tháng 11 2016

- "Trái", "Quả" có thể thay thế cho nhau, không mang sắc thái nghĩa khác.

- "Bỏ mạng", " Hi sinh' không thể thay thế cho nhau vì nếu thay sẽ thay đổi ý nghĩa của cả câu.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!hihi

16 tháng 4 2017

- Trường hợp 1 có thể thay thế hai từ trái và quả cho nhau

- Trường hợp 2, không thể thay thế hai từ hi sinh và bỏ mạng cho nhau được

→ Các từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau

- Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thế được cho nhau.

3.Thực hiện các yêu cầu sau:a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên."...
Đọc tiếp

3.Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?

c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng" có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.". Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?

 

1
6 tháng 9 2023

Tham khảo!

a.

- Ý nghĩa cụm từ in đậm: Giờ đây khi hồi tưởng lại đây là trạng ngữ xác định thời gian và phương tiện được nói đến trong câu.

- Nếu bỏ cụm từ in đậm, câu trên sẽ là:

Tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

=> Ý nghĩa câu này khác với câu trên vì câu trên khi chưa bỏ thành phần in đậm, người đọc hiểu rằng người viết đang nói về những điều đã xảy ra trong quá khứ.

b.

- Câu trên nếu đổi lại sẽ không phù hợp vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

- Bởi vì:

+ Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi: chỉ hành động đứng dậy và sau đó mới trả lời câu hỏi của cậu học sinh.

+ Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên: ý chỉ cậu trả lời câu hỏi xong xuôi mới đứng lên.

c.

- Không thể sử dụng câu trên để thay thế vì nó làm thay đổi ý nghĩa của câu.

- Ý nghĩa:

+ "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng": cậu bé tiến lên trước để gần thầy giáo hơn rồi bắt tay thầy.

+ "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước": cậu bé bắt tay thầy giáo rồi tiến lên phía trước để làm một việc gì đó khác.

Thực hiện các yêu cầu sau:a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì...
Đọc tiếp

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

b. Văn bản Hai loại khác biệt có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.". Nếu câu này được viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?

c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng" có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.". Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?

1
22 tháng 12 2023

a. Cụm từ “giờ đây khi hồi tưởng lại” là trạng ngữ thông báo về thời gian xảy ra sự việc. 

- Nếu bỏ trạng ngữ, câu chỉ còn lại thành phần nòng cốt (gồm chủ thể và hành động của chủ thể), không nói rõ, hành động đó xảy ra vào lúc nào. 

b. 

- Câu “Cậu đã đứng lên và trả lời câu hỏi” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi. 

- Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế. 

c. 

- Câu văn miêu tả 2 hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn học sinh, phía dưới. 

- Nấu đổi cấu trúc: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước” thì hóa ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, vậy còn “tiến lên phía trước” để làm gì? 

19 tháng 8 2019

Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về Chúng ta không thể nhắc tới
… trong lúc nhàn rỗi rãi… Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
Bác vốn chẳng thích làm thơ… Thơ không phải mục đích cao nhất
-… vẻ đẹp lung linh Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi

- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn

- Sửa lỗi dùng từ:

    + Nhàn rỗi → thư thái

    + Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

    + Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

    + Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

D
datcoder
CTVVIP
14 tháng 10 2023

Thực hiện theo các bước:

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

a) Đọc lại bản dịch Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch, dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy timg những từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, nhìnb) Từ nhìn trong bài Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh có thể hiểu là " đưa mắt về một hướng nào đó để thấy". ngoài nghĩa đó ra, từ nhìn còn có những nghĩa sau:-Để mắt tới, quan tâm tới-Xem xét để thấy và biết đượcTÌm các từ...
Đọc tiếp

a) Đọc lại bản dịch Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch, dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy timg những từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, nhìn

b) Từ nhìn trong bài Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh có thể hiểu là " đưa mắt về một hướng nào đó để thấy". ngoài nghĩa đó ra, từ nhìn còn có những nghĩa sau:

-Để mắt tới, quan tâm tới

-Xem xét để thấy và biết được

TÌm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ nhìn.

c, so sánh từ 'quả' và từ 'trái' trog 2 VD sau:

1,Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

2,Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

d, Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống, chỗ nào khác nhau?

1, Hàng vạn tướng quân đã bỏ mạng trong trận chiến

2, Công chúa Ha-Ba-Na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm trên tay.

e, Qua 2 ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa k hoàn toàn.

Giúp mk với! mk đang cần gấp!khocroi

2
14 tháng 10 2016

mk giúp bạn từ câu c) nhé

Từ 2 ví dụ trên cho ta thấy được nghĩa của từ quả và trái đồng nghĩa với nhau, nghĩa của chúng giống nhau

d) giống nhau: đều nói về sự chết chóc

   khác nhau: Cái chết ở câu 1 được dùng cụm từ bỏ mạng với ý nghĩa khinh bỉ, thậm tệ

        Cái chết ở câu 2 được được dùng cụm từ hi sinh với ý nghĩa tôn trọng, cao quý

e)Theo mk chỉ cần hiểu ngắn gọn như vầy là đc

Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau đc

còn đồng nghĩa không hoàn toàn k thể thay thế cho nhau vì nếu thay thế cho nhau câu sẽ trở nên k hay mang một ý nghĩa khác

21 tháng 10 2016

giống:

- Đều chỉ cái chết

Khác nhau:

Bỏ mang Hi sinh

Chết một cách vô nghĩa Chết một cách anh dũng

15 tháng 10 2023

Sau khi gặp gỡ và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời, Tin-tin và Mi-tin có thể sẽ cùng nhau tạo ra những sản phẩm mới có thể giúp ích cho cuộc sống của con người. Trong đó, các sản phẩm có thể là:

- Ô tô bay: giúp cho việc đi lại của con người trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Máy chữa bệnh thần kì: giúp cho con người có thể chữa khỏi các bệnh tật một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

- Những sản phẩm khác có thể giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, ví dụ như máy rửa chén tự động, máy giặt tự động với công nghệ hiện đại.

Để khám phá thêm các địa điểm khác ở vương quốc tương lai, Tin-tin và Mi-tin có thể gặp những người bạn khác, những nhà khoa học và các nhà phát minh để tìm hiểu về những điều đặc biệt của vương quốc này. Các hoạt động khám phá có thể bao gồm:

- Khám phá những công trình kiến trúc độc đáo và hiện đại của vương quốc tương lai.

- Gặp gỡ các nhà khoa học và nhà phát minh để học hỏi những công nghệ mới và đổi mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Trò chuyện với người bạn sắp ra đời để tìm hiểu những cách sống, văn hóa và tư tưởng đặc trưng của vương quốc tương lai.