K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2016

Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).
Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.
Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.
 

16 tháng 10 2016

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).
Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

 

- Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtray-li-a:

      + Gió Tín Phong: hướng đông nam

      + Gió mùa: hướng tây bắc, đông bắc

      + Gió Tây ôn đới: hướng Tây

- Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtray-li-a và nguyên nhân:

      + Ven biển phía đông : lượng mưa khá lớn (từ 1001-1500mm), Bri-xben có lượng mưa trung bình năm là 1150mm. Nguyên nhân chủ yếu là do có dòng biển nóng chảy ven bờ, kết hợp với gió tín phong thổi từ biển vào và gặp dãy đông Ô-xtray-li –a chắn gió.

      + Vùng trung tâm lục địa: lượng mưa rất ít (dưới 250mm), A-li-xơ Xprinh có lượng mưa trung bình năm là 274mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm sâu trong nội địa, lại có đường chí tuyến Nam đi qua nên quanh năm vùng trung tâm lục địa Ô-xtray-li-a nằm dưới áp cao cận chí tuyến, ven biển phía tây còn có dòng biển lạnh chảy qua.

      + Vùng ven biển phía Tây nam: có lượng mưa trung bình (từ 501-1000mm), Pơc có lượng mưa trung bình năm là 883mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm trong vùng hoạt động của gió Tây Ôn đới

- Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtray-li-a và nguyên nhân:

      + Hoang mac chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-stray-li-a, bao gồm vùng bồn địa trung tâm và phần lớn cao nguyên Tây Ô-xtray-li –a .

 

      + Nguyên nhân: do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến, kết hợp với dòng biển lạnh chảy ven bờ biển phía tây Ô-xtray-li-a.

21 tháng 11 2021

Tham khảo

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu. ...

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngàyđêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

* Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

 - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

 - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

 - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

 - Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

* Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

 

27 tháng 4 2016

lớp mấy

 

16 tháng 10 2016

Phân bố theo vĩ độ địa lí:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.
- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

20 tháng 10 2016

Câu 1 :

* Đặc điểm của khí hậu châu Á:

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau:

+ Châu Á có đầy đủ các kiểu khí hậu.

+ Khí hậu châu Á thay đổi theo các đới từ Bắc xuống Nam.

- Các kiểu khí hậu phân hóa từ Tây sang Đông (hay từ duyên hải vào lục địa)

a) Kiểu khí hậu gió mùa:

- Phân bố chủ yếu của khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á

- Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều.

b) Kiểu khí hậu lục địa:

- Phân bố chủ yếu vùng nội địa và Tây Nam Á.

- Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và khô.

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa:

- Là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình bị chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển,…

20 tháng 10 2016

Câu 2 :

- Giá trị kinh tế : giao thông, thủy điện , cung cấp nước cho sn xut, sinh hot , du lịch, đánh bt và nuôi trng thy sản

5 tháng 5 2016

câu 1 sao lại đông âu và châu âu

Đông Âu và Châu Âu???

19 tháng 10 2017

I. Các nhân tố tự nhiên
1. Tài nguyên đất
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

2. Tài nguyên khí hậu
– Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (bắc-năm, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
Ví dụ: Khí hậu mùa đông lạnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thích hợp với cây vụ đông.
– Khí hậu ôn đới núi cao.
– Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….

3. Tài nguyên nước
– Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp.
– Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp.
– Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô

4. Tài nguyên sinh vật
– Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội
1. Dân cư và nguồn lao động
– Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
– Nước ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58,4% trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp
– Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
– Đang dần được hoàn thiện, các cơ sở phục vụ chăn nuôi, trồng trọt đang phát triển và phân bố rộng khắp, nhất là các vùng chuyên canh.
– Hình thành hệ thống thủy lợi, kênh mương với các thiết bị tưới tiêu hiện đại.

Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp, lop 9

Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp

3. Chính sách phát triển nông nghiệp
+ Trước 1986: làm ăn theo lối chung, tập thể, hợp tác xã.
+ Sau 1986: Tư nhân hóa, có nhiều chính sách khuyến nông hợp lý, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại hướng ra xuất khẩu.

4. Thị trường trong và ngoài nước
– Thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động, thực hiện trao đổi là nhu cầu của thị trường
– Tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường
– Biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến người sản xuất.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 24 SGK Địa lý 9) Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta.
Các em xem tại đây!

? (trang 25 SGK Địa lý 9) Hãy kể tên một số loại rau, quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương.

? (trang 25 SGK Địa lý 9) Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta.

? (trang 26 SGK Địa lý 9) Kể tên một số cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ hình 7.2 (trang 26 SGK Địa lý 9).

? (trang 27 SGK Địa lý 9) Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

? (trang 27 SGK Địa lý 9) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.
+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

19 tháng 10 2017

Bạn tham khảo:

*Sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp nước ta:

*Ngành trồng trọt:

1)Cây lương thực

-Lúa là cây lương thực chính

-Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông hồng ,đồng bằng sông cửu long ,các dải đồng bằng miền trung

2)Cây công nghiệp

-Việc trồng cây công nghiệp được đẩy mạnh

-Phân bố hầu hết trên khắp 7 vùng sinh thái nông nghiệp .Nhưng tập chung chủ yếu ở tây nguyên và đông nam bộ

3)Cây ăn quả

-Nước ta có nhiều tiềm năng tự nhiên phát triển cây ăn quả .Các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

-Đông nam bộ ,đồng bằng sông cửu long là vùng trồng cây ăn lớn nhất nước ta

*Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi phát triển tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp .Hiện nay chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng

1)Chăn nuôi trâu bò

-Chủ yếu ở vùng trung du và mền núi :để lấy sức kéo

-Hiện nay chăn nuôi bò đang phát triển ở ven các thành phố lớn

2)Chăn nuôi lợn

-Số lượng đàn phát triển nhanh chóng

-Tập chung chủ yếu ở 2 đồng bằng châu thổ: Nơi có nhiều lương thực và đông dân

3)Chăn nuôi gia cầm

-Việc chăn nuôi phát triển nhanh ở đồng bằng.

6 tháng 4 2017

1. Ở vĩ độ 600B nhiệt độ giảm dần từ tây sang đông do ở phía tây ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương và gió tây ôn đới nên nóng, ẩm hơn
2. Đường đẳng nhiệt
00C có vĩ độ giảm dần từ tây sang đông vì phía tây ấm hơn do dòng biển nóng chạy sát bờ và gió tây ôn đới, còn phía đông lạnh hơn vì vào sâu trong lục địa, không có sự ảnh hưởng của gió biển

7 tháng 3 2016
- Càng lên vĩ độ cao thì góc nhập xạ càng nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
-biên độ nhiệt tăng là do nhiệt độ tháng nóng nhất vs tháng lạnh nhất chênh nhau lớn.

trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương. do đó càng đi về cực,bien độ nhiệt càng lớn
ví dụ ở cực bắc có 6 tháng ko đc mt chiếu sáng nên nhiệt độ rất thấp,và lại có 6 tháng mùa hè,băng tan và có nhiệt độ cao
còn ở vugf xích đạo,nhiệt độ nóng quanh năm nên biên độ nhiệt chênh ít,khoảng từ 2-3 độ__________________
1 tháng 3 2019
- Càng lên vĩ độ cao thì góc nhập xạ càng nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
-biên độ nhiệt tăng là do nhiệt độ tháng nóng nhất vs tháng lạnh nhất chênh nhau lớn.

trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương. do đó càng đi về cực,bien độ nhiệt càng lớn
ví dụ ở cực bắc có 6 tháng ko đc mt chiếu sáng nên nhiệt độ rất thấp,và lại có 6 tháng mùa hè,băng tan và có nhiệt độ cao
còn ở vugf xích đạo,nhiệt độ nóng quanh năm nên biên độ nhiệt chênh ít,khoảng từ 2-3 độ __________________