CẢM NHẬN CỦA EM VỀ (ND) BÀI THƠ SÔNG NÚI NƯỚC NAM.
(các bn chỉ cần viết đoạn văn nho nhỏ thôi nhế, khoảng 10 d0ngf là cùng, đừng qá cầu kì nha,*và đừng chép mạng:tham khả xiu oi:v)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)… Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(********* nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi… Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi…
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay
Em tham khảo:
"Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu, biết bao khó khăn(Từ láy) của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và(Quan hệ từ) cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
DÀN BÀI THAM KHẢO
I. Mở bài
- Gíơi thiệu : Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh thể hiện rõ điều đó
- Ấn tượng chung : Đó là bài ca hào hùng về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc , là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta . Bài thơ viết bằng chữ Hán , bản dịch thơ như sau
:
- Chép thơ :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở
Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ ”
II. Thân bài
* Cảm nhận chung : Bài thơ làm theo thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đườn luật , có giọng điệu dõng dặc , dứt khoát , lời lẽ hàm súc . Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống từ thế kỉ XI , bài thơ còn sống mãi đến ngày nay
Cảm xúc 1 : Đọc hai câu thơ đầu , em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lạnh thổ của người dân nước Nam cất lên thật dõng dạc :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở ”
- Nhịp thơ 4/3 tạo nên giọng điệu dứt khoát . Lối xưng “Đế” trong lời thơ “Nam đế cư” ( vua Nam ở ) đã thê hiện một tư thế ngẩng cao đầu , tự tin đứng ngang hang với một nước lớn như Trung Hoa . Tác giả bài thơ đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất : nước Nam là của người nam
- Sức khẳng định của chân lí ấy them phần mạnh mẽ , thuyết phục ở câu thơ thứ hai :
“ Vằng vặc sách trời , chia xứ sở”
Trong thơ có hình ảnh của thần linh , Trời Đất . “Sách trời” đã phân định rõ rang quyền làm chủ đất đai của người Nam , thật thiêng liêng biết bao ! Đây chính là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc . Lời thơ đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào . Tự hào vì dân tộc ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh
Cảm xúc 2 : Hai câu thơ sau đã khiến em xúc động trước tình yêu nước mãnh liệt , ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của ông cha ta :
“ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ ”
- Câu thơ “ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây ” là lời hỏi tội kẻ thù xâm lược . Trong bản phiên âm chữ Hán tác giả gọi bọn xâm lược là “nghịch lỗ lai” , là lũ cướp nước mọi rợ với thái độ khinh thường và đặt ta ở tư thế làm chủ , khẳng định chính nghĩa thuộc về ta
- Câu thơ cuối bài “ Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” là lời thách thức , thông báo kẻ thù nhất định sẽ phải tam vỡ nếu cố tình xâm phạm chủ quyền đất nướ ta và đồng thời bày tỏ ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập nước nhà
* Liên tưởng : Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi nghiền ngẫm từng câu thơ , em àng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta . Tình cảm mãnh liệt rấy nén kín vào bên trong ý tưởng . Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đạt nhà Lý chống quân Tống xâm lược . Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn , Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn xiêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ bãi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề
III. Kết bài
- Bài thơ Sông núi nước Nam xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên , là điểm son chói ngời trong trang sử trong trang sử dựng nước và giữ nước rất mực hào hùng của dân tộc Việt . Thật xúc động , tự hào khi được học bài thơ có ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao như thế
- Em như thấy lời nhắc nhở mình hãy sống xứng đáng với những trang sử oanh liệt của ông cha thời trước
Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyêt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đầu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Đất nước muôn ngàn yêu quý ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trước giặc ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sắc trong lòng người dân nước Việt Nam. Lòng căm thù được dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"(Chúng nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng của dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông Á phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập trứơc mọi kẻ thù xâm lược.