K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2016
- Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
25 tháng 9 2016

-Bằng những chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa,tính chất nhân dân

-Giải thích tên gọi Hồ Gươm

-Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo

-Thể hiện ý nguyện đoàn kết và khát vọng hòa bình dân tộc

27 tháng 9 2018

trong bài làm gì có cái gương nào đâu

27 tháng 9 2018

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917- 1945

Niên đại

Những sự kiện chính

Kết quả

Tháng 2-1917

Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .

-Lật đổ chế độ Nga Hòang .

-Hai chính quyền song song tồn tại .

7-11-1917

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi .

-Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản .

-Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới .

1918-1921

Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết .

Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới , thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài.

1921-1941

Liên Xô xây dựng CNXH .

-Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp .

-Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN .

1918-1923

Cao trào cách mạng ở Châu Âu , châu Á.

-Các Đảng Cộng sản thành lập .

Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào .

1924-1929

Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB .

Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh , chính trị ổn định .

1929-1933

Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản .

Kinh tế giảm sút nghiêm trọng , thất nghiệp, bất ổn về chính trị .

1933-1939

Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế .

-Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược .

- Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản .

1939-1945

Chiến tranh thế giới thứ hai .

- Thế giới trong tình trạng chiến tranh .

-CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan

-Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới .

Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó :

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công , chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới .

- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới , ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời , Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười .

- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á , cùng với sự phát triển của phong trào tư sản , giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng .

- Sau vài năm phát triển , các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật . Trong khi đó để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế , Anh –Pháp -Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội .

- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

5 tháng 3 2023

* Những sự kiện chính trong văn bản gồm:

+ Trận chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, gồm 2 hiệp đấu.

- Hiệp đấu đầu tiên: Hai bên múa khiên Mtao Mxây múa trước tỏ ra yếu ớt, kém cỏi. Đến lượt Đăm Săn, chàng tỏ ra mạnh mẽ và tài giỏi hơn hẳn nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên ⇒ Đăm Săn đã đâm trúng Mtao Mxây nhưng không đâm thủng được áo giáp của hắn.

 

- Hiệp thứ hai: Được trời giúp, Đăm Săn đã ném chày trúng tai Mtao Mxây và đâm thủng được giáp của hắn.

+ Sự kiện Đăm Săn ăn mừng chiến thắng

⇒ Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ về và cắt đầu Mtao Mxây bên ra đường khiến quân lính của Mtao Mxây bái phục và đi theo mình. Dân làng trong làng Mtao Mxây ngưỡng mộ và theo Đăm Săn về làng mới.

* Lời người kể chuyện: là những phần giới thiệu về bối cảnh, người kể truyện là người biết tất cả. Ví dụ:

- Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hinh Mặt Trăng, đầu cầu thang đếo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một chẻ đuế vẫn không sợ chật.

- Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiến hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ảnh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tọn như một vị thần, Hắn đóng một cái khổ sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dây nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.

 

+ Đăm Săn rung khiến múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ 69, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thi bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.

* Lời nhân vật: ví dụ

- Lời của Đăm Săn: Bở diễng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!

- Lời của Mtao Mxây: Ta sợ ngươi đàm ta khi ta đang đi lắm.

- ….

* Chi tiết thần kì trong đoạn trích:

- Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

- Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng.

 

- Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nút, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

24 tháng 9 2021

Tham khảo

Đại ý: 

Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh nhưng nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận đánh cá ba lần đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra là thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm sáng rực lên, trên đó có khắc chữ "Thuận Thiện", nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm, nghĩa quân chiến thắng liên tiếp, đuổi hết quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi ở hồ Tả Vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm. Từ đó hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bố cục:

-  Đoạn 1 :Từ đầu đến tên giặc nào trên đất nước : Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm và quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.

- Đoạn 2 : Còn lại : Lê Lợi trả gươm.

3 tháng 10 2016

sách vnen hả bn

3 tháng 10 2016

Bạn có thể mua sách"học tốt ngữ văn"để soạn bài ;trong đó có trả lời hết rồi 

Chúc bạn học tốt nha

17 tháng 8 2018

b. Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là:

- Phần I:

    + Những thuận lợi, khó khăn

    + Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu

- Phần II; III; IV

    + Những công việc, những thành tích đạt được

    + Những việc chưa làm được

    + Những số liệu minh họa