K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2021

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) của nhân dân ta thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.

- Ta: là một chính quyền tự chủ còn non trẻ, lực lượng đã bị tồn thất nhiều trong cuộc khởi nghĩa năm 40.

- Địch: đông đảo về lực lượng và vũ khí chiến đấu (hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu.

1 tháng 8 2021

 

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) thất bại do nguyên nhân nào chủ yếu?

So sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch       

 

 

25 tháng 4 2018

Đáp án A

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) của nhân dân ta thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.

- Ta: là một chính quyền tự chủ còn non trẻ, lực lượng đã bị tồn thất nhiều trong cuộc khởi nghĩa năm 40.

- Địch: đông đảo về lực lượng và vũ khí chiến đấu (hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu

27 tháng 3 2022

D

27 tháng 3 2022

C

6 tháng 9 2019

Chọn C

29 tháng 3 2019

Đáp án B

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thể kỉ XIX.

- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân triều đình đã phối hợp cùng nhân chống Pháp gây cho chúng nhiều khó khăn, khiến quân Pháp bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) suốt 5 tháng.

- Khi Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình có chiến đấu nhưng tan rã nhanh chóng. Hơn nữa, nhân lúc Pháp gặp khó khăn lại chủ trương phòng thủ bằng cách xây dựng đại đồn Chí Hòa. Tư tưởng chủ hòa trong triều đình xuất hiện làm lòng người li tán. Sau đó lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

- Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần 1 (1873) và Bắc kì lần 2 (1883) một số nhận vật tiêu biểu như Tôn Thất Thuyết, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng thất bại. Triều đình vẫn nuôi ảo tưởng chống lại Pháp bằng con đường hòa hoãn. Lần lượt kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) rồi Hácmăng (1883) cuối cùng là Patơnốt (1884), Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Pa tơ nốt đánh dấu hoàn thành quá trình đầu hàng từng bước của triều Nguyễn cũng là đánh dấu sự hoàn thanh quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

2 tháng 11 2018

Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.  B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.  C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.  D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.Câu 26: Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có...
Đọc tiếp

Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.  
B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.  
C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.  
D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.
Câu 26: Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?
A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán  
B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh  
C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư  
D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh
Câu 27: Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?
A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa  
B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế  
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương  
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
Câu 28: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất ?
A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản  
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản  
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 29: Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?
A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội  
B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)  
C. Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)  
D. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

1
14 tháng 3 2023

Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.  
B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.  
C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.  
D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.
Câu 26: Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?
A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán  
B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh  
C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư  
D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh
Câu 27: Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?
A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa  
B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế  
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương  
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
Câu 28: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất ?
A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản  
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản  
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 29: Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?
A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội  
B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)  
C. Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)  
D. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

11 tháng 4 2017
Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

- Là thế lực cầm quyền trị nước, nhà Nguyễn không thể không nhận lãnh trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp. Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác.

Đường lối của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho thấy từ vị thế lãnh đạo nhân dân chống giặc, họ đã đi những bước lùi nghiêm trọng sang chủ trương “thủ để hòa” rồi đi đến “chủ hòa” và “đầu hàng”. Họ đã không có khả năng đoàn kết toàn dân nhằm phát động một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc mà thậm chí còn phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Họ đã dần dần từ bỏ vị trí lãnh đạo, để mặc người dân Việt phải tự vẫy vùng tìm lối thoát riêng cho mình bằng các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống cả Pháp lẫn triều Huế, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chinh phục và đô hộ được Việt Nam.
4 tháng 2 2019

do co it su lien ket voi nhau,vu khi thi thap kem tho so, k co con duong khoi nghia dung dan

29 tháng 3 2022

D

A

A

29 tháng 3 2022

20.D      19. 8 tháng   3. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.