hay viet mot bai van noi ve cam nghi cua em khi phai chia tay mai truong tieu hoc yeu dau
Thanks cac ban nhiu!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế là một năm học nữa đã kết thúc với bao niềm vui xen vào đó một chút bâng khuâng xa mái trường mới, thầy cô và bạn bè.
Mặc dù mọi thứ thật xa lạ khi mới bước vào ngôi trường nhưng cuối năm lại là một chút nhớ, một chút hoài niệm và một chút nhớ với những thầy cô và bạn bè. Một năm chưa đủ để chúng ta hiểu nhau nhưng một năm ấy có thể tạo ra những kỉ niệm mới về ngôi trường THCS. Một năm bắt đầu rất nhanh và kết thúc cũng vậy nó luôn để lại những gì đẹp nhất. Khi vất ngã có bạn bè, thầy cô nâng đỡ hay những lúc giận hờn vu vơ ấy để gắn tình bạn vào với nhau lâu hơn. Kết thúc một năm học mới ta sẽ được gặp lại họ với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của mỗi người bạn , thầy cô đặc biệt là mái trường THCS.
Ai trong quãng đời học sinh cũng có cho mình một thầy, cô giáo mà mình yêu quý và tôi cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, người luôn dìu dắt, động viên, chăm sóc tôi là cô Trâm, đó cũng là người cô tôi quý mến nhất.
Cô Hoa là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 của tôi, năm nay cô 36 tuổi nhưng nhìn cô trẻ hơn so với tuổi nhiều lắm. Dáng người cân đối, làn da trắng như ngọc, nụ cười duyên đến lạ nên nhìn cô lúc nào cũng như mặt trời tỏa nắng vậy. Khuôn mặt cô hình trái xoan, mũi thẳng, đôi mắt to tròn, đen lánh trông rất tinh anh, sắc sảo, bờ môi trái tim. Tất cả tào nên một khuôn mặt hoàn hảo đến từng chi tiết, trông cô toát lên một vẻ đẹp của người phụ nữ trưởng thành. Mái tóc dài, xoăn đuôi nhẹ thường được cô buộc cao lên nhìn cô cũng trẻ trung, năng động không kém. Các thầy cô giáo khác và các bạn trong lớp tôi luôn bảo cô Trâm đẹp nhất trường tiểu học của tôi. Cô thích ngắm nhìn cô nhất là lúc cô mặc bộ áo dài vàng tươi nhạt vào những ngày lễ kỉ niệm 20-11 hay ngày phụ nữ Việt Nam 20-10, nhìn cô duyên dáng một vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông. Bàn tay cô mềm mại, viết từng dòng chữ nắn nót lên bảng xanh, cô còn nhe nhàng cầm tay tôi để vẽ những nét chữ đầu tiên trong đời.
Cô Trâm là người rất hiền lành, vui vẻ, hòa đồng với học sinh nhưng vào giờ học thì cô rất nghiêm túc. Cô cũng là người rất tâm lý, vào những buổi chiều giờ tan tầm khi chúng tôi phải ở lại dọn vệ sinh lớp học, cô biết chúng tôi sẽ rất đói nên cô thường mua bánh, kẹo, hoa quả cho chúng tôi ăn nhẹ. Đối với công việc, cô luôn là cô giáo đầy trách nhiệm, hết mình vì học sinh, đồng thời cô còn là nhà giáo xuất sắc nhiều năm liền. Cô từng đạt nhiều giải thưởng cao trong quá trình giảng dạy như giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, những lớp cô chủ nhiệm đều nằm trong danh sách lớp tiên tiến- xuất sắc,....Cô bảo với chúng tôi đó là niềm vui và động lực để cô phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Đối với học trò, cô không chỉ là một giáo viên mà còn là người mẹ thứu hai của chúng tôi, cô lúc nào cũng yêu thương, chăm sóc, tận tụy, động viên mỗi khi ai có tâm sự hay gia đình có những biến cố gì xảy ra.
Những ngày đầu bước chân vào lớp 1, tôi rụt rè lắm, cứ bám thôi cô suốt. Cô biết tôi viết chậm vì tôi chưa thuộc bảng chữ cái, kể cả môn toán những phép cộng trừ đơn giản nhưng do làm ẩu nên tôi hay sai. Lớp tôi có một số bạn cũng thế nên cô đã gọi chúng tôi đến nhà để cô bổ trợ thêm, cô dạy miễn phí cho chúng tôi. Từ khi được cô chỉ bảo nhiệt tình, tôi đã viết đẹp hơn, nhanh hơn, điểm toán của tôi cũng được cải thiện, không để sai những phép taons không đáng nữa. Điểm thi môn toán và tiếng việt cuối năm của tôi đều đạt 10 điểm. Tôi cảm ơn cô vì đã giúp đỡ tôi và các bạn học tốt hơn. Đó mãi là kỉ niệm tôi sẽ khắc ghi đến suốt cuộc đời.
Tôi rất yêu quý cô Trâm, thật may mắn vì tôi được làm học sinh của cô. Cô luôn là cô giáo xinh đẹp, tốt bụng, giỏi giang trong lòng tôi. Tôi luôn tự hứa với lòng sẽ cố gắng học thật giỏi, chăm ngoan, trở thành một học sinh gương mẫu, tiêu biểu để cô vui lòng và tự hào về tôi.
minh cung the bay gio minh hoc lop 6 ki niem dac biet voi minh la co gia gam nho co biet bao mong sau nay lai duoc gap co
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
Bài 2:
Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…” Thật vậy, không riêng gì tác giả Thanh Tịnh đối với lứa tuổi học sinh ai ai lại chẳng có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường và đối với tôi ấn tượng về ngày khai giảng đầu tiên bậc phổ thông sẽ mãi mãi là một hồi ức đẹp không thể nhạt phai… Ngày đầu tiên bước vào trường mới, ngày đầu tiên tham dự lễ khai giảng. Đó là một ngày khí trời dìu dịu êm ái, không gian như rộng mở hơn, cảnh sắc dường như có sự đổi thay và trong lòng tôi một cảm giác bâng khuâng xao xuyến thật khó tả. Khoác trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi tôi như con quạ hóa con công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ tôi thấy mình lớn hơn trưởng thành hơn xinh xắn hơn rất nhiều.Chín năm học trôi qua với biết bao kỉ niệm đẹp một hành trình dài đi đến tương lai và hạnh phúc hơn khi tôi đặt chân vào ngưỡng cửa cấp ba với bao bộn bề lo lắng những bon chen vất vả của cuộc đời mà giờ đây tôi phải tự đứng tự đi bằng chính đôi chân mình.
Ẩn mình sau hàng cây cổ thụ ngôi trường hiện lên như một bờ vai rộng lớn. Ngôi trường đã cũ không còn khang trang như những ngôi trường khác nhưng chứa đựng trong nó là bao niềm tin, sức mạnh, ôm ấp nuôi dưỡng những đứa con thân yêu. Không gian trường lúc ngày thật tưng bừng nhôn nhịp. Những dây cờ đủ màu sắc nối đuôi nhau khắp sân trường và trên tay mỗi chúng tôi cũng có một lá cờ nhỏ xinh xắn. Tôi gặp lại bạn cũ chúng tôi vui vẻ nói chuyện với nhau về những ngày học trước. Trong lớp tôi có rất nhiều bạn lạ, tôi thèm tôi ước ao được nô đùa với các bạn, được mẹ dẫn đi học nhưng giờ đây điều đó là không thể bởi trước mắt tôi là một chân trời mới tôi cần phải hòa nhập và làm quen dần với mọi người. Trong khi chúng tôi đang chuẩn bị xếp hàng ngay cạnh cổng trường các anh chị lớp trên đã xếp sẵn ghế chào đón chúng tôi. Trong lời giời thiệu của cô tổng phụ trách chúng tôi nhanh chân tiến vào lễ đài trong niềm hân hoan phấn khởi pha một chút gì đó e thẹn, ngượng ngùng. Mở đầu buổi lễ là các tiết mục múa hát của các anh chị, các tiết mục rất hay và đặc sắc tiếng nhạc đệm kèm theo lúc cao vút lúc trầm lắng khiến lòng tôi xao xuyến bâng khuâng một nỗi niềm khó tả, tim tôi đập rộn rã hòa chung nhịp điệu với bài ca. Sau tiết mục văn nghệ là nghi lễ chào cờ và lời chào mừng các vị đại biểu cũng như các học sinh chúng tôi. Bao nhiêu lời dăn dò ân cần của các thầy cô, các anh chị lớp trên cũng đã phần nào nung nấu trong tôi niềm tin nghị lực và ý chí cho cuộc hành trình mới sau này.
Buổi lễ khai giảng năm nay cũng là ngày trường tôi nhận danh hiêu đạt chuẩn quốc gia. Niểm vinh dự tràn ngập trong nhà trường và ngay cả tôi cũng vậy. Trong khoảnh khắc nhận bằng đạt chuẩn tim tôi như ngừng đập tôi hồi hộp hòa nhịp theo từng bước chân của các thầy cô anh chị. Thời gian rồi cũng trôi đi, buổi lễ khai giảng cũng đã kết thúc, tôi ra về mà trong lòng vẫn còn vương vấn sự nuối tiếc, tôi nhớ mái cái phút giây thả bóng bay, những trái bóng lớp tôi bay lên bầu trời trong niềm tin phơi phới chúng bay xa, xa mãi cao tít tắp đem theo những ước mơ hoài bão của chúng tôi đến một chân trời mới tốt đẹp hạnh phúc hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa, xa thật xa, âm thanh đó như lưu lại trong tôi một cảm giác xao xuyến lạ lung. Tôi biết là từ hôm nay tôi hòa nhập vào một ngôi trường mới .
Buổi khai giảng trôi qua thật nhanh như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là tôi và một giọt thời gian thật khẽ. Cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp trước đây dường như đã khác, vẫn còn vương vấn đâu đây sự rụt rè e ngại nhưng thời gian đã nuôi dưỡng dần nghị lực trong tôi, giúp tôi có đủ tự tin và bản lĩnh để bước vào đời.
Thời gian trôi qua thật vô tình nó cứ trôi mãi đi, vùn vụt, thoáng chốc không chờ không đợi một ai. Và giờ đây tôi sẽ phải cố gắng nắm giữ từng giây từng phút ấy. Dẫu biết rằng ba năm học rồi sẽ qua đi thật nhanh nhưng ngần ấy thôi cũng đã đủ để tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngày khai giảng về mái trường thân yêu và rồi những vần thơ lai láng của tuổi học trò xưa kia lại chợt ùa về trong phút chốc:
“Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng
Sẽ phải sống trong muôn vàn hối tiếc
Rồi mai đây bé thành người lớn
Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng
Còn ai làm con thuyền giấy trắng
Mùa hè về lấp lánh bên song
Ở đó có: Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non ríu rít sân trường
Tháng năm học trò trôi đi êm ả
Háo hức đón hè, chờ đợi tiếng ve
Ta cũng biết bằng lăng máu tím
Và nghĩ rằng phượng vĩ khóc nhè
Thời gian qua chẳng nói với hàng me
Ta cũng vô tình lật từng trang vở
Khi hoa gạo hết thời rực rỡ
Ta chợt hiểu mình đánh mất thời gian
( Chia tay – Nguyễn Phương Linh)
Không biết hai khổ thơ trên đã đi vào tâm trí tôi tự lúc nào mà mỗi lần chứng kiến
học sinh lớp 10 nhập học tôi lại bang khuâng nhớ về mình của 2 năm trước đây. Cảm xúc của ai cũng vậy, khi đứng trước cánh cổng trường, ai cũng cảm thấy trăn trở, lo lắng cho những gì sắp đến.
, Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!
Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.
Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới.Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.
Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được
những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học
Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.
Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.
Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.
Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.
Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.
dung phan làm văn hay đó , ...