K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2021

Sự bền bỉ là đức tính cần có ở mỗi con người. Sự bền bỉ giúp ta chăm chỉ, cần cù vượt qua mọi khó khăn gian khó hướng tới cái đích thật tươi sáng và tốt đẹp. Sự bền bỉ có thể âm thầm, có thể vụt sáng một  cách bất ngờ. Nhờ có sự bền bỉ mà ta rèn luyện được các đức tính tốt đẹp, trau dồi bản thân và kĩ năng sống. Giúp chúng ta hòa nhập và sống có ích cho xã hội.

25 tháng 5 2021

Trong triều đại Đông Tấn, nhà thơ nổi tiếng Đào Uyên Minh là một học giả uyên bác và thanh cao. Một thanh niên hỏi ông, “Tôi rất khâm phục ngài vì ngài rất hiểu biết. Ngài có thể nói cho tôi biết cách tốt nhất để học không?” Đào Uyên Minh nói, “Không có cách tốt nhất đâu. Nếu anh chăm chỉ, anh sẽ tiến bộ. Nếu anh buông lơi, anh sẽ tụt hậu.” Ông cầm tay người thanh niên và đưa anh đến một cánh đồng. Ông chỉ vào một mầm cây nhỏ và nói, “Hãy nhìn kỹ đi, anh có thể thấy rằng nó đang lớn lên không?” Người thanh niên nhìn vào mầm cây hồi lâu và nói, “Tôi không thấy nó lớn gì cả.” Đào Uyên Minh hỏi, “Thật không? Vậy thì sao một mầm cây nhỏ sau này có thể mọc cao đến vậy?” Ông lại tiếp tục, “Thực ra, lúc nào nó cũng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn bằng mắt được. Học tập cũng theo một quy luật như vậy. Kiến thức của chúng ta thu lượm được dần dần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều đó. Nhưng nếu anh liên tục làm vậy, anh sẽ tiến bộ.”

Đào Uyên Minh sau đó chỉ một hòn đá mài dao ở cạnh dòng suối và hỏi người thanh niên, “Tại sao bên kia của hòn đá lại lõm xuống giống như chiếc yên vậy?” Người thanh niên trả lời, “Đó là bởi người ta dùng nó để mài dao mỗi ngày.” Sau đó, ông lại hỏi, “Thế chính xác thì ngày nào nó có hình dạng như vậy?” Người thanh niên lắc đầu. Đào Uyên Minh nói, “Đó là vì những người nông dân dùng nó ngày này qua ngày khác. Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ, [để giữ kiến thức của mình] anh sẽ tụt hậu.” Người thanh niên cuối cùng cũng đã hiểu ý ông. Anh cảm tạ Đào Uyên Minh. Ông Đào viết cho anh những dòng sau, “Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như [không dùng] hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần.”

Cố Dã Vương trong triều đại Nam Lương, là một nhà sử học nổi tiếng. Sự hiểu biết của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người tìm đến ông để nhờ ông giải đáp các câu hỏi. Một lần, con trai một người bạn của ông, Hầu Tuyển có hỏi ông rằng, “Ngài đã đọc rất nhiều kinh sách. Tôi muốn hỏi ngài liệu có đường tắt trong việc học tập không.” Suy nghĩ một lúc, Cố Dã Vương chỉ một cái cây xum xuê và nói, “Nếu anh muốn biết đường tắt, anh cần nhìn vào cái cây này.” Hầu Tuyển nhìn vào cái cây từ ngọn đến gốc ba lần nhưng chẳng thấy gì khác thường. Sau đó, anh ta hỏi, “Tôi quá mù quáng không thấy được gì. Xin ngài chỉ giáo.” Cố Dã Vương nói, “Với bộ rễ, cái cây có thể mọc cao và khỏe mạnh. Với cái gốc to khỏe, cái cây có thể lớn lên với tán lá dày. Chỉ với một mục đích cao cả và niềm tin vững chắc, người ta có thể có một tương lai sáng lạn. Lấy cái cây này làm ví dụ, một cái cây năm nào cũng mọc thêm một vòng gỗ. Người ta phải chuyên cần. Đi từng bước một. Đó chính là chìa khóa.”
Quảng cáo

Từ đó, Hầu Tuyển tĩnh tâm học hành. Anh tiến bộ nhanh chóng. Bạn bè anh hỏi, “Anh quen với những quyển sách đó đến mức anh có thể đọc chúng ngược từ dưới lên. Sao anh vẫn đọc chúng vậy?” Hầu Tuyển nói, “Không có đường tắt trong học tập. Người ta phải đi từng bước một. Tôi vẫn chưa thấu đáo rất nhiều luân lý và hàm nghĩa sâu xa trong những quyển sách đó. Vì thế mà tôi cần phải xem lại chúng để học được thêm điều gì đó mỗi lần.” Cố Dã Vương dạy con cháu rằng, “Một cái cây nhỏ ưa thích mặt trời vì nó muốn trở thành một cái cây lớn khỏe mạnh. Đối với một người, mục đích của cuộc đời anh ta là trở thành một người tốt có ích cho đất nước và nhân dân của mình. Có mục đích là rất quan trọng. Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào.”

Cổ nhân từng tin rằng học hành là một quá trình bồi đắp đạo đức. Chìa khóa để học tập nằm trong sự quyết tâm chăm chỉ và sức bền bỉ. Chuyên cần là cách tốt nhất để học tập.

29 tháng 8 2023

Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.

Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

4 tháng 3 2023

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v

10 tháng 10 2016

Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa và hội nhập với quốc tế thì việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng và có tính thời sự. Chúng ta cần phải thực hiện tốt quan điểm hội nhập chứ không hòa tan. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đứng trên quan điểm coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở tinh hoa văn hóa Việt Nam để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Lấy tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đây là việc làm không phải dễ dàng, nhất là trong thời đại những thành tựu của khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, con người có thể tiếp thu nhiều tri thức, tìm hiểu nhiều nền văn hóa qua nhiều hình thức khác nhau mà không nhất thiết phải đặt chân đến vùng đất ấy. Vì thế bài học trong “Phong cách Hồ Chí Minh” là một tấm gương về phương diện này. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho thế hệ trẻ có được bài học sinh động về việc kết hợp tiếp thu văn hóa nhân loại với giữ gìn bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc.

1.theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?2.em hãy nêu những biểu hiện của tự lập?để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào?3.tình huống:lâm làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình,lâm cho biết: với những bài tập khó mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn.4.tình...
Đọc tiếp

1.theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

2.em hãy nêu những biểu hiện của tự lập?để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào?

3.tình huống:lâm làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình,lâm cho biết: với những bài tập khó mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn.

4.tình huống:Phương là một lớp trưởng luôn thẳng thắn,gương mẫu.trong lớp bạn nào mắc khuyết điểm lần đầu phương đều nhắc nhở nhẹ nhàng.Bạn nào vi phạm nhiều lần,phương ghi tên vào sổ và báo cô chủ nhiệm để kiểm điểm trong buổi sinh hoạt lớp.vì vậy tỏ ra không đồng tình với phương và đã đề nghị thay đổi lớp trưởng.

a.em hãy nhận xét về việc làm của phương và một số bạn trong tình huống trên.

b.chứng kiến một số bạn có ý kiến đề nghị thay đổi lớp trưởng,em sẽ làm gì?

5.em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn mai trong tình huống sau đây:

Mai và thảo cùng học lớp 6C do mai làm lớp trưởng.Hai bạn rất thân với nhau.Mai học giỏi,còn thảo học hành chưa được chăm chỉ,hay thiếu bài tập về nhà.là cán bộ lớp,mai báo cáo với cô giáo về tình hình chuẩn bị bài của lớp mình,nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của thảo.

6.sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thât”,M cho rằng trong cuộc sống không phải lúc nào cũng nói sự thật,cần tùy theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.

Em đồng ý hay không đồng ý với suy nghĩ của M?Vì sao

 

0
10 tháng 10 2016

Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa và hội nhập với quốc tế thì việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng và có tính thời sự. Chúng ta cần phải thực hiện tốt quan điểm hội nhập chứ không hòa tan. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đứng trên quan điểm coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở tinh hoa văn hóa Việt Nam để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Lấy tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đây là việc làm không phải dễ dàng, nhất là trong thời đại những thành tựu của khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, con người có thể tiếp thu nhiều tri thức, tìm hiểu nhiều nền văn hóa qua nhiều hình thức khác nhau mà không nhất thiết phải đặt chân đến vùng đất ấy. Vì thế bài học trong “Phong cách Hồ Chí Minh” là một tấm gương về phương diện này. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho thế hệ trẻ có được bài học sinh động về việc kết hợp tiếp thu văn hóa nhân loại với giữ gìn bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc.

10 tháng 10 2016

việc học đối với ai cũng đều quan trọng bạn ạh 1 nhất là trong khi xã hội ngày càng đi lên thì nó không ngừng đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra nhièu kiến thức và sự hiểu biết hơn . Việc học đối với 1 số bạn bây h thì họ vẫn chưa nhìn thấy tầm quan trọng trong tương lai , vì họ còn ỷ lại vào gia đình và nhà trường ! 
học - mang lại cho chúng ta kiến thức , để có thể hiểu biết nhiều , rộng trong mọi lĩnh vực mà tương lai bạn cần trong công việc khi XH đang phát triển . 
học - phải đúng nghĩa , học cho mình chứ không phải học cho gia đình ! => bạn sẽ có 1 kết quả tốt 
học => sẽ làm cho bạn tốt hơn nhờ những kiến thức bạn biết [ nhưng học luôn phải đi đôi với hành nhé ] , không những vậy mà nó còn khiến bạn nổi bật hơn so với mọi người nhờ sự hiểu biết , khiến cho ng khác khâm phục , kính nể 
tương lai của bán ẽ sáng ngời , sự nghiệp và tham vọng sẽ luôn song hành khi bạn học hành thật tốt !Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.



 

10 tháng 3 2020

mình cho bạn đó

3 tháng 3 2023

- Theo em, những bài học lịch sử được Nguyễn Trãi thể hiện trong Bình Ngô đại cáo là:

+ Cho ta thấy được những tội ác man rợ của giặc Minh xâm lược đối với dân ta => bồi dưỡng ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đoàn kết chống giặc của nhân dân.

+ Người lãnh tụ của nghĩa quân sáng suốt quên ăn, đau lòng, dốc sức lãnh đạo nghĩa quân chống giặc ngoại xâm.

- Bài học về sự đoàn kết của dân tộc là bài học mà em thấy vẫn có ý nghĩa rất lớn với mọi người và mọi thời, nhất là thời hòa bình độc lập như ngày hôm nay.
5 tháng 3 2023

- Câu văn, đoạn văn như những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương.

+ Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe.

+ Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế.

+ Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn.

+ Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau.

- Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa to lớn với cuộc sống ngày nay. Đây chính là những thông điệp mà mọi người cần chú ý: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi.