Giúp mình với: Lập dàn ý cho bài văn" Hãy giải thích câu danh ngôn của Bác Hồ: Học đi đôi với hành" ( Văn lập luận giải thích)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
KHÔNG BIẾT ĐÚNG KO NHA BẠN !
Đề bài: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm học đi đôi với hành
Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”. Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy. Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu. Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn. Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.
Bài làm 2:Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành Ai cũng biết học tập là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dậy dỗ song kết quả lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay : phương pháp học đi đôi với hành. Học đi đôi với hành là gi?“ Học” là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy được gọi là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc(được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xão nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết. Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đẽm những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: Bắt chước người khác làm, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,…Điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sau sắc đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ càng khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn,… Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như “ hòm hòm” về cơ bản. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đản bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần hôc giỏi, nắm được những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa vai tró của học bỏi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc thậm chí đạt điểm tuyệt đối. NHưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất “ ngon lành” chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiềi học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bửa cơm, không viết được nổi một lá đơn xin việc,…học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế. Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành để có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
Em tham khảo nhé !
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học
2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội
3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập
III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học đúng đắn
Câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.
tham khảo
Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 11. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.
b. Phân tích
Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.
Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 2I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.
II. Thân bài
1. Giải thích học là gì? Hành là gì?
a. Học là gi?
Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,….
Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
→ Tại sao học phải đi đôi với hành?
Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao.
2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”
Hiệu quả trong học tập
Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
Học sẽ không bị nhàm chán
3. Phê phán lối học sai lầm
Học chuộng hình thức
Học cầu danh lợi
Học theo xu hướng
Học vì ép buộc
4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”
Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
Nêu cách học của mình
Thường xuyên vận dụng cách học này
Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”
Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.
Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 3*Tìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận bình luận.
- Nội dung: mối quan hệ giữa học và hành.
Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành".
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành".
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.
Dàn ý Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 4a) Mở bài
- Nêu vấn đề nghị luận:
+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?
- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.
- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.
* Vì sao học phải đi đôi với hành?
- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.
- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.
- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.
* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"
- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
- Việc học sẽ không bị nhàm chán.
* Bài học nhận thức và hành động
- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.
- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.
- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
→ Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.
- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.
* Phản đề
- Phê phán lối học sai lầm:
+ Học chuộng hình thức
+ Học cầu danh lợi
+ Học theo xu hướng
+ Học vì ép buộc.
c) Kết bài
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành”?
tham khảo :
a) Mở bài
- Nêu vấn đề nghị luận:
+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?
- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.
- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.
* Vì sao học phải đi đôi với hành?
- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.
- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.
- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.
* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"
- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
- Việc học sẽ không bị nhàm chán.
* Bài học nhận thức và hành động
- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.
- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.
- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
→ Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.
- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.
* Phản đề
- Phê phán lối học sai lầm:
+ Học chuộng hình thức
+ Học cầu danh lợi
+ Học theo xu hướng
+ Học vì ép buộc.
c) Kết bài
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành”?
Dàn ý
I. Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”
- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.
2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”
- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.
3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.
4. Nêu những lối học sai lầm
- Học tủ, học vẹt,….
- Học vì lợi ích
- Học vì ép buột
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”.
- Rút ra bài học.
~ Tick cko tớ nhé ~
Dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
- Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
- Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Bài văn:
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.
Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quý giá.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người
Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.
Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.
Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quý giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.
Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.
Tham Khảo
I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
- Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
- Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
TK:
Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về tính tự lập.Yếu tố quan trọng để đạt đến thành công chính là đức tính tự lập.Tính tự lập là một phẩm chất cao quý, đánh giá được khả năng của bản thân.Thân bài
#1. Khái niệm tính tự lập
Tự lập là tự làm mọi thứ, tự sống cuộc sống mà mình chọn chứ không dựa dẫm hay nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác.Tự lập là một đức tính tốt, người tự lập thường được mọi người yêu quý vì họ luôn tự biết cách xoay xở khi khó khăn, là điểm tựa vững chắc cho mọi người xung quanh.Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình.#2. Ví dụ về tính tự lập
Tự làm việc nhàTự đi họcTự học bàiTự làm mọi thứ mà không cần phải ai hỗ trợ#3. Biểu hiện tính tự lập
Người có tính tự lập là tự giác học tập, và làm việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra mà không cần ai đó theo sát, quản lý.Hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng của bản thân mà không phải nhờ vả, nhờ sự trợ giúp của người khác, hoặc có suy nghĩ dựa dẫm, phụ thuộc gia đình, bạn bè thân thiết,…Tự tin, có bản lĩnh, chính kiến riêng, dám đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân#4. Ý nghĩa của tính tự lập
Tự lập là đức tính quan trọng, vô cùng cần thiết mà ông cha ta đã dạy bảo từ nhỏTự lập giúp chúng ta sẽ chủ động, linh hoạt trong mọi việc, chúng ta có cái nhìn rộng bao quát, toàn diện hơn về mọi mặt trong cuộc sống.Tính tự lập giúp ta tự tin sáng tạo, có những ý tưởng, sáng kiến mới hỗ trợ cho việc học tập và công việc sau nàyTính tự lập giúp ta tự giác, có ý thức hành động, dám nghĩ dám làm, bản lĩnh và tự tin hơn khi đưa ra những quyết định.Tự lập giúp bản thân nhằm khẳng định năng lực của bản thân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn.#5. Dẫn chứng biểu hiện tính tự lập
Ví dụ Picaso thiên tài hội họaBác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của nước taJenner kylie – tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới Mở rộng vấn đề nghị luận#6. Phản đề
Nêu ra các hiện trạng tính tự lập của giới trẻ ngày nay (Phản đề)Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo,…Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác.Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm, sống bằng chính bản thân.Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu.Vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.#7. Bài học nhận thức và hành động
Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ. Học cách tự lập từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày.Không ngừng học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đứcChăm chỉ học tập, tiếp thu tri thức, trau dồi những kiến thức văn hóa và chuyên môn cho bản thân.Cùng nhau giữ gìn và phát huy lan tỏa tính tự lập với tất cả mọi người xung quanhKết bài
Tóm tắt vấn đề cần nghị luận là tính tự lập.
Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn, trắc trở trong cuộc sống Tự lập không chỉ là một phẩm chất mà nó còn là một lối sống, một phong cách sống đẹp của con người, được xem là giá trị cốt lõi trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi người, là chìa khóa gặt hái thành công. Hãy tập cho mình cách sống tự lập ngay từ những điều giản đơn nhất các bạn nhé! Có như vậy, khi đương đầu mới biển lớn cuộc đời, chúng ta mới vững tay lái và phát huy được hết những khả năng của bản thân.
a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.