Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
- Việt Bắc : Chiến khu của ta thời kì đấu trạnh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc gồm các tình: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
- Đèo : chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
- Giang : cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
- Phách : một loại thân cây gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.
- Ân tình : có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau.
- Thủy chung : trước sau không thay đổi.
Con hãy nối hai cột để hoàn thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc :
Dàn ý :
1. Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc”
- Vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích
+ Đoạn thơ la một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm: thể hiện một cách tập trung vẻ đẹp, giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của To Hữu.
+ Đoạn thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ tha thiết bồi hồi giữa kẻ ở người về, giữa người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc mà còn tạo nên bộ tứ bình độc đáo của thiên nhiên vùng rừng núi chiến khu.
2. Bình giảng đoạn thơ
2.1 Ý nghĩa của 2 câu thơ mở đoạn
- Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm. Đây là nỗi nhớ của người về hướng tới “những hoa cùng người”- hướng tới thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Hai câu thơ mang giai điệu dân ca ngọt ngào, sau lắng (chú ý cặp từ “ta”, “mình”) là cảm hứng chủ đạo tạo nên các cung bậc nhớ cụ thể và cảnh vật cụ thể hữu tình của cảnh và người ở 8 câu thơ sau.
2.2 Vẻ đẹp của 8 câu thơ tiếp theo
- Đoạn thơ làm ta liên tưởng tới bức tranh tứ bình trong dân gian, trong “Truyện Kiều” nhưng lại mang sắc thái riêng của quê hương Việt Bắc.
- Sự chuyển vận của thời gian từ xuân sang hè với vẻ đẹp hoang sơ mà tráng lệ của núi rừng Việt Bắc:
Các hình ảnh cần chú ý:
+ “Hoa chuối đỏ tươi”, “mơ nở trắng rừng” …. Đặc biệt là cảnh “ve kêu rừng phách đổ vàng”: câu thơ hay, thời gian như cũng mang màu sắc và từ “đổ” như nhãn tự làm sống dậy nét độc đáo của Việt Bắc.
+ Đánh giá nghệ thuật hòa sắc tài tình của nhà thơ.
+ Bình giảng những câu thơ hay như: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “Nhớ người em gái hái măng một mình” … là những câu thơ độc đáo in đậm bản sắc người Việt Bắc: giản dị, mạnh mẽ, hào hùng và cũng rất duyên dáng nên thơ, …
+ Khai thác khía cạnh tạo hình và phối âm trong các câu thơ trên.
+Câu hết đoạn thơ như một dấu ngân dài thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Bắc. (Chú ý đại từ “Ai” và cụm từ “tiếng hát ân tình”.)
3. Đánh giá chung
- Giá trị của đoạn thơ so với toàn bài.
- Nét đặc sắc của đoạn thơ còn được bộc lộ ở hình thức đối thoại của nhân vật trữ tình, cách thể hiện ấy kết hợp với giọng thơ ngọt ngào mang dấu ấn của sự hồi tưởng, suy tư đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp của phong cách Tố Hữu.