K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2021

Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long (1802). Trong suốt thời gian Gia Long trị vì (1802-1819)  về nội trị tương đối ổn định dù rằng có một số vùng dân chúng  nổi lên chống lại triều đình, nhất là ở khu vực Đàng Ngoài với cả hàng chục vụ, nhưng đây chỉ là những cuộc nổi dậy lẻ tẻ, thế lực quá yếu, chỉ quấy phá ở một vài phủ huyện chẳng bao lâu sau đã bị dẹp tắt ngay.  Nhưng sang đời vua Minh Mạng (1820-1840) đã có những  cuộc nổi dậy với quy mô rộng lớn  ở đất Bắc Kỳ như cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827), cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1826-1833) ở Ninh Bình, Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833-1835) nổi lên ở Cao Bằng quấy phá mấy tỉnh vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn và cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi ở đất lục tỉnh Nam Kỳ. Trong những cuộc khởi nghĩa kể trên, kiệt hiệt hơn cả, đó là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi trong năm 1833, chỉ trong vòng 1 tháng trời, quân của Khôi đã chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ, Khôi tự phong là đại nguyên suý và phong chức tước cho các đồ đảng chẳng khác chi một triều đình và phải cần đến gần 3 năm quan quân của triều đình mới phá tan được cứ điểm cố thủ cuối cùng của loạn quân là thành Bát Quái (nay nằm trong địa phận Sài Gòn)! Vậy mà ca dao lịch sử hầu như không ghi lại câu nào gọi là để kỷ công cho Lê Văn Khôi mà ngày nay chúng ta chỉ được biết có mỗi một câu nêu rõ tên của Khôi nhưng lại là một câu tỏ ý trách móc :

                        Bao giờ bắt được giặc Khôi,

                        Cho yên giặc nước chồng tôi mới về !

 

            Cùng thời với câu ca dao trên còn một câu nữa cũng tỏ ý trách móc Lê Văn Khôi đã gây ra cuộc binh biến khiến cho quân lính đương thời phải vất vả mệt nhọc. Vào thời Minh Mạng (1820-1840), bến Trường Tiền và bến Bồ Đề thuộc kinh đô Phú Xuân là nơi đồn trú của 2 đội Thủy sư. Trong mấy năm đầu, quân triều đình tại các trấn Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận đều bị quân của Khôi đánh cho liểng xiểng. Để đối phó với tình thế, sau khi một tướng của Khôi là Thái Công Triều, nguyên là một vị quan của triều đình theo Khôi làm phản nhưng sau đó đã về qui phục Triều đình xin đới công chuộc tội, Minh Mạng đã điều động 2 toán quân Thủy sư tại kinh đô vào Nam tham chiến. Đội quân kinh đô được gọi là quân Trấn Vũ chưa từng chinh chiến nơi xa nên ra đi mà trong lòng lo sợ không yên:

Nơi bến Trường Tiền có cây đa bóng mát

Gần bến Bồ Đề có bãi cát phẳng lì

Trời ơi, sanh giặc làm chi

Để quân Trấn Vũ phải ra đi cơ hàn!

 

            Trước cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi hơn 10 năm, tại đất Nam Định xứ Đàng Ngoài  đã có cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành.

Tháng giêng năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Phan Bá Vành đã lãnh đạo nghĩa binh lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định) nổi lên khởi nghĩa chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành đã kéo dài gần 6 năm, hoạt động khắp các tỉnh ven biển từ Nam Định, Thái Bình đến Quảng Yên, có khi nghĩa quân hoạt động đến tận Sơn Tây, kéo vào đến Hòa Bình, Thanh Hóa. Đến năm Minh Mạng thứ 7 (1826), Phan Bá Vành lại liên kết với nghĩa binh của Võ Đức Cát và Nguyễn Hạnh đánh phá các phủ Trà Lý và Lân Hải (tháng 2 Bính Tuất, 1826), 2 quan thủ ngự của triều đình  là Đặng Đình Miễn và Nguyễn Trung Diễn đều bị hại. Quan trấn thủ Nam Định là Lê Mậu Diễn đem quân tiếp cứu cũng bị nghĩa binh giết chết. Thế của nghĩa quân mạnh như nước vỡ bờ, quân các trấn hiệp lực chống cự cũng rất khó khăn nhưng rồi đến cuối năm, một thủ lãnh của nghĩa quân là Lê Đức Cát bị thống chế Trương Phước Đặng vây bắt ở làng Đông Hào, Giao Thủy đem giết đi. Sau cái chết của Lê Đức Cát, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh liên kết với giặc Khách đang hoành hành ngoài biển đem 5000 quân vây khổn 2 huyện Tiên Minh và Nghi Dương ở Hải Dương. Trước thế mạnh của quân khởi nghĩa, Minh Mạng sai 2 tướng tài là quan tham hiệp Thanh Hóa Nguyễn Công Trứ, quan tham hiệp Nghệ An Nguyễn Hữu Thận cùng quan quân 2 tỉnh Thanh Nghệ hiệp với quân của quan hiệp trấn Bắc Thành cố tiêu diệt cho được cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành. Không nao núng trước lực lượng hùng hậu của triều đình, sang đầu năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) Phan Bá Vành lại cho quân chiếm 2 phủ Xuân Trường và Kiến Xương (Nam Định), vây khổn quân của Phạm Đình Bửu ở Chợ Quán khiến Nguyễn Công Trứ và Phạm Văn Lý phải dốc toàn lực để giải vây. Trước sức phản công mãnh liệt của quân triều đình, cuối cùng Phan Bá Vành cùng bộ hạ lại kéo nhau trở về Trà Lũ đào hào, đắp thành cố thủ. Bị vây ngặt, Phan Bá Vành định lợi dụng đêm hôm tìm đường thoát thân ra biển nhưng rồi, vào tháng hai năm Đinh hợi (1827), sau hơn 1 tháng cố thủ, quan quân triều đình vây bắt được Phan Bá Vành cùng 760 đồ đảng đem về trị tội. Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành chấm dứt sau hơn 6 năm tung hoành trên địa bàn đất Bắc.

Như ta đã biết, trên đất Bắc, đồng thời với cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành còn có những cuộc khởi nghĩa qui mô khác như của Lê Duy Lương, Nồng Văn Vân . . .Trong những câu ca dao được xem là ca dao lịch sử còn lưu truyền cho đến ngày nay, hầu như không có câu nào nhắc đến tên tuổi của các thủ lãnh kể trên, trong lúc đó thì cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở đất Nam Định lại có nhiều câu ca dao nhắc đến hơn cả :

* Trên trời có ông sao Tua

Ở làng Nguyệt (Minh) Giám có vua Ba Vành

Phương Đông quật lũ hung tinh

Làm cho bảy viện tan tành ra tro

 

* Trên trời có ông sao Tua

Cầu Đông, bến Đá có vua Ba Vành

 

* Trên trời có ông sao Tua

Ở dưới mạn biển có vua Ba Vành

 

*Trên trời có ông sao Tua

Ba làng Trà Lũ có vua Ba Vành

 

Nhận xét đầu tiên của chúng ta là các câu trên đây đều có câu “lục” (tức câu thơ sáu chữ của thơ lục bát) giống nhau :

                        Trên trời có ông sao Tua !

 

            Đây là một hình thức cấu tạo những câu ca dao mới cùng chung với nội dung của câu đầu tiên hoặc phản bác với nội dung của câu đầu tiên.

 

Các câu ca dao trên có chung một nội dung “tiên tri” nhằm ca tụng Phan Bá Vành, thủ lãnh của một cuộc khởi nghĩa đã làm cho quan quân của triều đình Minh Mạng phải nhiều phen thất điên bát đảo! Quả thực, đây chỉ là một “tiên tri” mang tính chất tuyên truyền vì thực tế chưa bao giờ Phan Bá Vành là vua và trong suốt thời gian lãnh đạo khởi nghĩa, ông cũng chưa bao giờ tự xưng là vua!

 

            Các câu “bát” ở dưới đều xưng tụng Phan Bá Vành là “Vua” (Vua Ba Vành) và mỗi câu xuất hiện ở một địa phương nơi mà nghĩa quân Phan Bá Vành đã gây được nhiều thanh thế, tạo được nhiều chấn động nhân tâm trong quần chúng : làng Minh Giám hay làng Nguyệt Giám là làng sinh quán của Phan Bá Vành ; “Cầu Đông, Bến Đá” hay “Ở dưới mạn biển” là những vùng mà cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành đã từng hoạt động ! “Ba làng Trà Lũ” tức các làng Trà Trung, Trà Bắc và Trà Đoài thuộc huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định vừa là cứ điểm xuất phát, vừa là cứ điểm cố thủ cuối cùng của nghĩa quân Phan Bá Vành.

 

            Những câu ca dao trên đây lúc đầu chắc hẳn đã xuất hiện trong hàng ngũ  nghĩa quân Phan Bá Vành để làm công cụ tuyên truyền và cứ qua mỗi địa phương quan trọng, câu thơ tuyên truyền lại được thay đổi địa danh như ta đã thấy ở trên và có thể là trong buổi đầu, khi câu ca dao xuất hiện lần đầu tiên, nó được tuyên truyền như một “câu sấm” tiên tri Phan Bá Vành “sẽ là Vua”. Đây là một thủ đoạn chính trị mà các thủ lãnh khởi nghĩa đôi khi đã phải dùng để tự gây thanh thế cho mình như câu chuyện “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc xâm lăng nhà Minh (1417-1427). Vả lại, trong thời đại phong kiến, các thủ lãnh khởi nghĩa chống lại triều đình đều nhằm mục đích tối hậu: hoặc khởi nghĩa vì mục đích cần vương (tức ủng hộ cho một dòng họ đã bị thoán đoạt quyền hành) như những cuộc khởi nghĩa lấy danh nghĩa phù Lê, hoặc chính thủ lãnh khởi nghĩa có tham vọng diệt triều đại thối nát đương quyền để tự mình lên ngôi cửu ngũ như cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn với sự lên ngôi của Nguyễn Nhạc và về sau là của Nguyễn Huệ. Và có như vậy, các thủ lãnh khởi nghiã mới kêu gọi được sự hợp tác của từng lớp sĩ phu và của cả dân chúng ;  và chúng ta có thể suy đoán câu ca dao đã xuất hiện gần như đồng thời với sự kiện nhằm mục đích gây thanh thế cho người thủ lãnh của phong trào tức Phan Bá Vành trong quảng đại quần chúng.

 

            Những câu ca dao mang tính tuyên truyền như trên đã ăn sâu vào tâm thức của quảng đại quần chúng đương thời, dù ít dù nhiều cũng đã gây được ảnh hưởng tốt trong dân chúng và nhờ vậy mà chúng đã được bảo lưu cho đến ngày nay.

 

            Câu ca dao sau đây cũng nhắc đến “vua Ba Vành” nhưng chắc hẳn nó đã không xuất hiện cùng thời với sự kiện Phan Bá Vành khởi nghĩa mà nó chỉ xuất hiện muộn về sau nhằm thẩm định giá trị của thủ lãnh Phan Bá Vành, và rõ ràng cuộc khởi nghĩa của ông tuy không thành công nhưng cũng đã để lại trong lòng dân chúng vùng quê hương ông một mối cảm tình tốt đẹp :

                        * Chẳng vui cũng thể hội chùa

Chẳng ngai, chẳng hốt cũng vua Ba Vành

 

Ngày nay, chúng ta đã có thể sưu tập hàng trăm câu ca dao được gọi là ca dao lịch sử. Trong hàng trăm câu đó, họa hoằn chúng ta mới bắt gặp dăm ba câu có nhắc đến tên một vài thủ lãnh khởi nghĩa một cách rõ ràng chính xác như mấy câu ca dao lịch sử trên đây. Đây cũng là một điều đáng để cho chúng ta lưu tâm tìm hiểu.

 

Như chúng ta có thể cảm nhận, dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất nhưng lại rất hiếu hòa. Bất khuất trước kẻ thù xâm lược, bất khuất trước những áp bức bất công, hà khắc của cường quyền, nhưng sau khi tinh thần bất khuất đã được biểu lộ hay đã tạo nên chiến thắng rồi thì tinh thần hiếu hòa lại là tinh thần chủ đạo trong cuộc sống. Họ không mấy khi nhắc đến chiến công. Họ không mấy khi miệt thị kẻ thù.

 

Thời nhà Lý (1010-1225), Lý Thường Kiệt đã đem quân đánh thẳng sang đất nước Trung Hoa hàng năm trăm dặm (1075), đã chiến thắng oanh liệt quân nhà Tống trên sông Như Nguyệt (1076) cũng chỉ được nhắc đến một cách nhẹ nhàng, không hận thù, không khoa trương:

            Nực cười châu chấu đá xe,

            Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng!

 

Thời nhà Tây Sơn (1788-1802), Quang Trung Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, tạo nên chiến tích Đống Đa lừng lẫy (ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, 1789). “Vua Quang Trung vào thành Thăng Long, hạ lệnh chiêu an, phàm những người Tàu trốn tránh ở đâu ra thú tội, đều được cấp cho áo mặc, lương ăn” (VNSL, II, 134). Và về sau dân chúng còn lập cả đền thờ để thờ những linh hồn oan khuất của binh lính Mãn Thanh tử trận tại gò Đống Đa thuộc Hà Nội ngày nay:

            Đống Đa ghi dấu lại đây,

            Bên kia Thanh miếu, Bên này Bộc am!

 

Đây là tinh thần hiếu sinh và hiếu hòa của dân tộc Việt Nam.

Họ biết ơn tất cả những anh hùng liệt nữ đã từng lãnh đạo họ trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, những cuộc khởi nghĩa chống cường quyền – dù thành công hay thất bại – với mục đích tối thượng là mưu cầu cuộc sống tự do hơn, no ấm hơn cho họ, đem họ thoát khỏi mọi gông cùm áp bức của ngoại bang hay của cường quyền, nhưng lòng biết ơn đó được thể hiện bằng cách thờ phượng như những vị thần “bảo quốc hộ dân” như đền Đồng Nhân ở Hà Nội thờ Hai Bà Trưng hằng năm tổ chức lễ hội từ ngày 3 đến ngày 6 tháng hai âm lịch ; bà Triệu Thị Trinh được lập đền thờ trên núi Gai thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) hằng năm tổ chức lễ hội vào ngày 21 tháng hai âm lịch ; đền Trúc thuộc tỉnh Hà Nam thờ Lý Thường Kiệt, hằng năm tổ chức lễ hội từ ngày 6 đến ngày 10 tháng hai âm lịch ; đền Kiếp Bạc ở Hải Dương thờ Trần Hưng Đạo mà dân chúng đã tôn xưng là Đức Thánh Trần, hằng năm tổ chức lễ hội từ ngày 18 đến ngà 20 tháng tám âm lịch ;  như đền thờ Lê Văn Duyệt được dân chúng tôn xưng là Lăng Ông ở sài Gòn, lễ giỗ được tổ chức vào 3 ngày cuối tháng 7 sang đầu tháng 8 âm lịch và vào những ngày đầu Xuân hầu như không lúc nào ngớt hương khói . . . bởi vì “các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước, lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ” ( PKB, 59) chứ không mấy khi đặt ca vè để truyền tụng. Vì vậy mà, trong suốt dọc trường kỳ dựng nước và giữ nước đã có biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ được ghi tên trong sử sách nhưng đã có mấy ai được nhắc nhở đến trong văn chương truyền khẩu của dân gian, đặc biệt là trong ca dao?

25 tháng 12 2018

1) vì thời gian cần thiết đê tạo tiếng vang là 1.25 giây khi ở trong phòng nhỏ thì thời gian truyền vào tai ta nhỏ honw.25 giây nên sẽ ko có tiếng vang

2)Số dao động trong 1 giây gọi là tần số

tần số gọi là Hz

vậy trong 1 giây con lắc qua lại 40 lần

3)Vì ở bề mặt ao hồ phản xạ tốt nên nghe tiếng rõ âm phát ra dc mặt nc phản xạ giúp ta nghe rõ hơn

4)Vì bác ý nhìn lên kính chiếu hậu mà

25 tháng 12 2018

1.Trong phòng nhỏ ta ko nghe được tiếng vang khi nói âm tới khi đến tường sẽ phản xạ lại cùng lúc với âm tới vì tốc độ âm thanh và khoảng cách từ tường với nguồn âm là ngắn nhưng ở phòng lớn thì âm tới khi đến tường dài => âm phản xạ sẽ đến tai chậm hơn âm tới nên nghe được tiếng vang 

2.Nghĩa là 1 giây con lắc dao động 40 lần

3. 

10 tháng 7 2020

Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ

Phong trào chống thuế Trung Kì năm 1908 hay còn gọi là Trung Kì dân biến là một trong những sự kiện nổi bật của phong trào chống thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 20.

Vậy 2 phong trào không có mối liên hệ với nhau .

16 tháng 11 2021

tham khảo 

Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là  Xiri - Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt.

7 tháng 11 2021

A

7 tháng 11 2021

A

8 tháng 12 2017

HÒN ĐÁ...MỚI THÔI
TÁC DỤNG : NHẤN MẠNH , LÀM CHO DIỄN TẢ ĐƯỢC NỖI UẤT ỨC CỦA CHÚ BÉ HỒNG. THEẺ HIÊN TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA VÔ BỜ BÊN CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI MẸ

12 tháng 9 2023

Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than là:

- Nôn nóng khi các em họ “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua.

- Chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã.