Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các tp :
+ Cảnh khuya
+ Rằm tháng giêng
Hiểu biết về Bác Hồ :
+ Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
+ Thơ của thường phóng khoáng , viêt tùy theo tâm trạng của mình , lời thơ giản dị nhưng sâu lắng . Mỗi bài thơ có một ẩn ý nhất đinh .
Một số tác phẩm của Hồ Chí minh mà em đã được học là :
- Cảnh khuya
- Rằm tháng riêng
Hiểu biết của em về Bác
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là tinh hoa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,là lãnh tụ vĩ đại,anh hùng cứu nước,danh nhân văn hóa thế giới
Tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho dân tộc và đất nước Việt Nam.
-Các thế hệ sau đang ra sức thực hịên tâm nguyện của Bác Hồ,xây dựng Tổ quốc giàu mạnh,văn minh,sánh vai với các cường quốc năm châu.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, rtư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại :
Văn chính luận :
Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .
Truyện – kí :
Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
Thơ ca :
Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ Cách mạng.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại .Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về thể loại , đa dạng về phong cách , sâu sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật.
Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo ,đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương , giữa tư tưởng và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại.Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình , môi trường văn hoá , hoàn cảnh sống , hoạt động cách mạng , cá tính và quan điểm sáng tác của Người.
Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hoá,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp , giọng văn hùng hồn dõng dạc .
Truyện và kí:giàu chất trí tuệ , tính hiện đại, tính chiến đấu , ngòi bút chủ động,sáng tạo,khi là lối kể chân thực,gần gũi,khi châm biếm sắc sảo,thâm thuý,tinh tế.
Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại,nhiều bài cổ thi hàm súc,uyên thâm,nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam , có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc .Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với nhiều bài học và giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng sâu sắc yêu thương,tâm hồn cao cả,tinh thần đấu tranh đòi quyền sống , quyền độc lập , tự do cho cả dân tộc.
Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương vô cùng lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách, viết bằng tiếng : Pháp , Hán , Việt .
Văn chính luận : Viết từ những năm đầu TK XX, với bút danh Nguyễn Aùi Quốc – Mục đích Đấu tranh chính trị tiến công trực diện kẻ thù –Khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập dân tộc – tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
Truyện – kí : Viết khoảng 1922 – 1925 , bằng tiếng Pháp - Vạch trần bản chất đen tối của TDP ,ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần CM của dân tộc – truyện ngắn NAQ cô động, cốt truyện sáng tạo, ý tưởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ - Tác phẩm tiêu biểu : Paris , Lời than vản của bà Trưng Trắc, Vi Hành, ….
Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp văn chương của HCM . Thơ Người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa , một tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM vĩ đại – Có trên 250 bài có giá trị : Thơ HCM (86 bài) bằng tiếng Việt , Thơ chữ Hán ( 36 bài ) là những bài cổ thi thâm thúy , Nhật kí trong tù ( 133 bài ) .
a)
– Đông dương.
-Nước an nam dưới con mắt người pháp.
– Báo cáo chính trị tại đại hội lần thứ 2 của đảng.
– Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
– Đường kách mệnh (1927)
– Con rồng tre (1922, kịch, nhằm đả kích vua Khải Định).
– Nhật ký trong tù (1942, thơ)
– Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (bút danh Trần Dân Tiên)
– Vừa đi đường vừa kể chuyện (bút danh T. Lan .Trong cuốn sách này, Hồ Chí Minh hóa thân thành một cán bộ trong đoàn tùy tùng (T. Lan), đi công tác cùng với Hồ Chí Minh trong rừng núi Việt Bắc và được Hồ Chí Minh vui miệng kể chuyện cho nghe nhiều chuyện.
b)
– Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.
– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.
=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…
Đỗ Hương Giang
hình như những bthơ kia mk chưa có hoc :(((
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ
- Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học
+ Miêu tả cho hay, chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú
+ Nhà văn có ý thức đề cao tình thân, cốt cách trong dân tộc
+ Nhà văn tìm tòi sáng tạo
- Cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng giao tiếp
+ Xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, cách thức trước khi viết
- Ý nghĩa: quan điểm sáng tác chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác, tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động, đa dạng
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà vă phải có sự gắn bó sâu sắc với cuộc đời để từ đó khám phá và sáng tạo góp phầ vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
- Hồ Chí Minh chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Tác phẩm văn chương phải thể hiện tinh thần dâ tộc của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Hồ Chí Minh nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Viết cho ai, viết cái gì? Viết để làm gì? Cách viết thế nào? Bên cạnh đó, Người chú ý đến mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ.
- Hồ Chí Minh quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu nhà văn phải "miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn" sự phong phú của đời sống cách mạng, phải ca ngợi, khẳng định cái cao đẹp, phê phán và phủ nhận cái xấu trong cuộc đời.
Mặt khác, nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện sao cho hấp dẫn, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần dân tộc của nhân dân.
Chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
@Nghệ Mạt
#cua
- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.
+ Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .
+ Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).
Đáp án cần chọn là: C
Bài làm
Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà vă phải có sự gắn bó sâu sắc với cuộc đời để từ đó khám phá và sáng tạo góp phầ vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
- Hồ Chí Minh chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Tác phẩm văn chương phải thể hiện tinh thần dâ tộc của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Hồ Chí Minh nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Viết cho ai, viết cái gì? Viết để làm gì? Cách viết thế nào? Bên cạnh đó, Người chú ý đến mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ.
- Hồ Chí Minh quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu nhà văn phải "miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn" sự phong phú của đời sống cách mạng, phải ca ngợi, khẳng định cái cao đẹp, phê phán và phủ nhận cái xấu trong cuộc đời.
Mặt khác, nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện sao cho hấp dẫn, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần dân tộc của nhân dân.
Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức: Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ .
Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Trong sáng ,hấp dẫn, ca ngợi cái tốt,phê phán cái xấu, thể hiện tinh thần dân tộc, nhân dân.