K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

      + Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.

      + Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .

       + Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).

Đáp án cần chọn là: C

26 tháng 8 2018

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học

    + Miêu tả cho hay, chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú

    + Nhà văn có ý thức đề cao tình thân, cốt cách trong dân tộc

    + Nhà văn tìm tòi sáng tạo

- Cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng giao tiếp

    + Xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, cách thức trước khi viết

- Ý nghĩa: quan điểm sáng tác chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác, tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động, đa dạng

22 tháng 4 2017

Đáp án B

20 tháng 5 2019

- Phong cách nghệ thuật:

+ Tính thống nhất: Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác. Về cách viết ngắn gọn.

+ Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Đáp án cần chọn là: C

22 tháng 7 2019

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.a. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.b. Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

a. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

b. Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

c. Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Người tự đặt câu hỏi:

- Viết cho ai? (đối tượng)

- Viết để làm gì? (mục đích)

- Viết cái gì? (nội dung)

- Viết như thế nào? (hình thức)

2. Quan điểm sáng tác của Người: giúp ta thêm hiểu và thấm thía một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách và tình cảm lớn.

Câu 2: Hãy nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?

a. Văn chính luận

- Trong quá trình hoạt động Cách mạng tìm đường cứu nước, Người đã viết nhiều bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc, đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Các bài viết đều thể hiện tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ.

- Nổi bật là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) xuất bản tại Pa-ri. Bản án đã tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa: ép buộc hàng vạn dân bản xứ đổ máu vì “mẫu quốc” trong Thế chiến thứ nhất; bóc lột và đầu độc nhân dân bằng sưu thuế, rượu và thuốc phiện; bộ máy cai trị bất công,… Những chi tiết chân thực được diễn tả bằng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo, chất trí tuệ và tình cảm sâu sắc của tác giả.

- Các văn kiện lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực. Bên cạnh đó còn có Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966).

=> Các tác phẩm văn chính luận đều thể hiện lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lòng yêu – ghét nồng nàn, lời văn chặt chẽ, súc tích.

b. Truyện và kí

- Truyện và kí được Nguyễn Ái Quốc viết trong thời gian hoạt động ở Pháp cũng có giá trị khá lớn: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện (1936),…

- Nội dung:

+ Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân, phong kiến tay sai.

+ Đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện độc đáo.

+ Hình tượng nghệ thuật độc đáo, sắc sảo.

+ Người viết có trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo và trái tim đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.

c. Thơ ca

- Nổi bật là tập Nhật kí trong tù, viết năm 1942 - 1943, trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi đang hoạt động Cách mạng.

Nhật kí trong tù là bức chân dung tự họa, ghi lại suy nghĩ, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ Cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. (nghị lực, khát vọng tự do, giàu lòng trắc ẩn). Tập thơ có bút pháp linh hoạt, thể hiện tài năng của tác giả.

- Ngoài ra còn có những bài thơ:

+ Viết với mục đích tuyên truyền như Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,…

+ Bài thơ nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại như Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Cảnh khuya,…

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh có phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, hấp dẫn.

- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giọng điệu.

- Truyện và kí: giàu chất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà thâm thúy, sâu cay.

- Thơ ca: sâu sắc và tinh tế.

+ Thơ nhằm mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.

+ Thơ nghệ thuật thì có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, mang âm hưởng của thơ ca cổ phương Đông.

=> Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc hết sức phong phú, đa dạng và thống nhất. Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà sâu sắc.

5
2 tháng 4 2020

dàiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

30 tháng 9 2021

daiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

11 tháng 5 2017

a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.

- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.

b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.



7 tháng 3 2018

Giá trị nghệ thuật:

+ Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn.

+ Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí.

+ Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai làA. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túngB. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩaC. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túngD. một trật tự thế giới được thiết...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng

B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa

C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng

D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận

Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền

C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám

A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam

B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế

D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”

B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật

B. chậm sửa chữa những sai lầm

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí

D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?

A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.

B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.

C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.

Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)

C. Định ước Henxinki năm 1975

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ

B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.

C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới

B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng

D. công nghệ phần mềm

Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương

4. Kế hoạch Macsan ra đời

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1.2.3.4                                B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1                                D. 1,3,2,4

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

D. tạo ra công cụ sản xuất mới

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ- Đức- Nhật Bản.           B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.

C. Mĩ- Anh – Pháp.     D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.

Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước        

B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan

D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.

A. Anh.                                   B. I-ta-li-a.

C. Đức                                    D. Pháp

Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với

 
0
26 tháng 6 2018

- Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích:

    + Khẳng định chủ quyền nước ta

    + Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế

    + Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

- Đối tượng

    + Đồng bào cả nước

    + Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm

- Nội dung:

    + Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc

    + Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc

    + Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại

- Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn